Lỗi chuyển di tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 47 - 51)

Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT

2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt

2.5.2. Lỗi chuyển di tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt

Đây là loại lỗi thường gặp nhất với số lượng lớn nhất 185 lỗi, chiếm 39.1%. Đặc biệt là trong các văn bản dịch Trung - Việt của sinh viên Trung Quốc, lỗi này phân bố dày đặc. Hoạt động dịch thuật là thao tác không hề đơn giản trong quá trình học và sử dụng ngoại ngữ. Nếu người học khơng đạt đến một trình độ ngoại ngữ cao thì rất khó có thể truyền tải hết những ý nghĩa của ngơn ngữ gốc đến ngơn ngữ đích để tạo lập được một bài dịch tương đối thoát ý. Đa phần các từ Hán hiện đại đều có thể chuyển sang tiếng Việt bằng cách mượn âm Hán Việt để thể hiện. Song những di biệt về nghĩa giữa từ ngữ Hán hiện đại và từ Hán Việt tương ứng thì khơng dễ dàng nắm bắt được. Các yếu tố Hán Việt du nhập vào Việt Nam chịu sự tác động và chi phối của tư duy và thói quen ngơn ngữ người Việt đã có những sự biến đổi về nghĩa theo nhiều cấp độ. Có thể chia thành các nhóm như: 1- Nhóm từ Hán Việt chỉ khác từ gốc Hán một chút về sắc thái nghĩa như lực lượng, giảm thiểu, khuyến cáo, biểu dương,…; 2- Những từ có sự thay đổi phạm vi biểu vật trong Tiếng Việt

so với tiếng Hán như điều độ, hồi đáp, thủ đoạn, dân vận…Những từ có nghĩa khác xa với nghĩa của từ gốc Hán như thị tứ, cơ địa, khúc chiết, khốn nạn, đinh ninh, bồng bột, đáo để, bàn bạc, điềm đạm, đề huề, thương hại, bình thản; 3- Những từ Hán Việt có nghĩa mới phát triển theo quy luật chung của

ngôn ngữ nhằm mở rộng nghĩa để biểu thị những phạm vi khác như khuất tất,

cảm quan, quan ngại, khẩn trương, phóng đại, đạo lý, gia trưởng, trưởng giả, hống hách, vấn nạn. công phu, thế gian. 4- Các từ có cấu tạo hồn tồn mới

khơng có từ tương đương trong tiếng Hán, hình thành từ sự kết hợp các yếu tố Hán Việt như phóng viên, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính tính chất phức tạp về nghĩa và cấu tạo từ Hán Việt như trên làm cho sinh viên lúng túng và khơng kiểm sốt được mức độ giống nhau hay khác nhau của các từ Hán Việt so với các từ tiếng Hán. Có những từ ngữ chuyển di rất đơn giản và được sử dụng rất chính xác nhờ tính bảo lưu giữ nguyên nghĩa của từ.

Dưới đây là một số câu biểu hiện lỗi này rất rõ:

(1): Cảnh sắc mùa thu dưới núi Bạch Vân càng thêm sinh sắc

CĐS: Cảnh sắc mùa thu dưới núi Bạch Vân càng thêm rực rỡ

(2): Tôi tham gia một cơ cấu từ thiện

CĐS: Tôi tham gia một tổ chức từ thiện

(3): Người ta bao giờ cũng phải tích cực trực diện những khúc quanh và phải tìm cách giải quyết vấn đề.

CĐS1: Người ta bao giờ cũng phải đối mặt một cách tích cực với những khó khăn, thử thách và phải tìm cách giải quyết vấn đề.

CĐS2: Người ta bao giờ cũng phải lạc quan và cố gắng đối mặt với những bước ngoặt khó khăn trong cuộc sống và phải tìm cách giải quyết vấn đề.

(4): Trong giai đoạn lịch sử đó, Trung Quốc rất khó khăn, là bần cùng và nhu nhược.

CĐS: Trong giai đoạn lịch sử đó, Trung Quốc rất khó khăn, rơi vào bước đường cùng và yếu thế.

(5): Chính phủ cần cải thiện sinh hoạt cho người dân.

CĐS: Chính phủ cần cải thiện đời sống cho người dân.

Q trình khảo sát của chúng tơi cũng gặp phải trường hợp sử dụng từ

mậu dịch. Từ mậu dịch là một thuật ngữ chuyên ngành dùng phổ biến trong

ngành tài chính, thương mại quốc tế. Hàng năm lượng sinh viên các ngành trên nhập học tiếng Việt rất đơng tại Hà Nội nói chung, trường Đại học Khoa học và Nhân văn nói riêng. Hầu hết các sinh viên đều dùng từ mậu dịch để gọi thay cho từ thương mại. Chúng tôi khảo sát được tổng cộng 40 bài viết chủ đề

viết thư xin việc giới thiệu về bản thân và 10 bài dịch về chủ đề kinh tế thương mại thì có đến 20 từ mậu dịch. Trong khi đó, số lần sử dụng đúng từ thương mại là 17 lần. Trên thực tế, từ 严易(mậu dịch)chuyển sang tiếng Việt nên

dùng thay bằng từ thương mại mới phù hợp với cách dùng phổ biến hiện nay của người Việt trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các văn bản và sách báo. Nếu sử dụng cơng cụ tìm kiếm trên trang Google, chúng ta rất khó tìm được cụm từ mậu dịch quốc tế mà thay thế vào đó là kết quả của cụm từ

thương mại quốc tế. Nếu tìm kiếm từ khóa mậu dịch, chỉ trong vài giây, google sẽ cho ra khoảng 1.230.000 kết quả. Trong khi đó, từ khóa thương mại có đến 11.100.000 kết quả. Như vậy, số lượng kết quả cho mậu dịch chỉ bằng 1/10 số lượng kết quả cho thương mại. Điều đó cho thấy, từ mậu dịch có tần số sử dụng hẹp hơn so với từ tương đương nghĩa của nó là từ thương mại.

Điều này cũng chứng tỏ rằng, từ mậu dịch có phạm vi sử dụng hẹp hơn.

Trường hợp thứ hai, đó là cách sử dụng từ chuyên nghiệp. Trong khi từ đúng phải thay thế là từ chuyên ngành. Chúng tôi gặp rất nhiều bài viết của sinh viên viết rằng:

(6) Chuyên nghiệp của em là tài chính thương mại quốc tế

Trong tiếng Trung Quốc từ 严严 (chuyên nghiệp) có nghĩa là chuyên

ngành hay chun mơn. Theo dõi ví dụ sau:

英严严严学生主要学严英严严言

(Âm Hán Việt: Anh ngữ chuyên nghiệp học sinh chủ yếu học tập Anh văn ngôn ngữ)

Dịch nghĩa: Học sinh chuyên ngành tiếng Anh chủ yếu học ngôn ngữ tiếng Anh

Trong từ điển tiếng Việt (2008) của Hồng Phê chủ biên có định nghĩa: Chuyên nghiệp:

- (tính từ) chuyên về một nghề, phân biệt với nghiệp dư. Ví dụ: ca sĩ chuyên nghiệp, nhà phê bình chuyên nghiệp. - (danh từ) nghề nghiệp chun mơn

Ví dụ: qn nhân chuyên nghiệp, trường trung học chuyên nghiệp. Chuyên ngành:

- (danh từ) ngành chun mơn hẹp.

Ví dụ: giáo viên chuyên ngành, tốt nghiệp chuyên ngành vật lý học. Như vậy, trong câu chứa lỗi (6) sinh viên nên dùng từ chuyên ngành thay cho từ chuyên nghiệp.

Trong tổng số 40 bài viết về chủ đề viết đơn xin việc, giới thiệu bản thân có 19 lần sinh viên dùng sai từ chuyên nghiệp, chỉ có 10 lần sử dụng

đúng từ chuyên ngành.

Nhìn chung, chuyển di ngơn ngữ vừa là thế mạnh nhưng cũng là điểm yếu của sinh viên Trung Quốc. Những trường hợp chuyển di tích cực sẽ tạo ra từ đúng và sử dụng đúng nghĩa, đạt hiệu quả truyền đạt thông tin. Song, những chuyển di tiêu cực làm cho từ ngữ sử dụng sai nghĩa làm cho câu văn trở nên mơ hồ, dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai thơng tin. Đơi khi người đọc có

thể hiểu ý người viết muốn truyền tải nhưng từ ngữ biểu hiện là thiếu tính chuẩn xác và khơng phù hợp với cách nói của người Việt.

Ngồi ra, trong lỗi này cịn bao gồm một dạng lỗi đáng phải đề cập đến đó là lỗi từ hóa các yếu tố gốc Hán. Chẳng hạn, các trường hợp sinh viên viết:

Gần nhà tơi có một con giang

Việt Nam – Trung Hoa sơn liền sơn, giang liền giang

Như chúng ta đã biết, các yếu tố gốc Hán không độc lập như “sơn, giang” thường không thể đứng một mình mà ln tồn tại trong kết cấu “sơn hà”, “sơn lâm”, “giang sơn”…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt (cứ liệu các bài viết của sinh viên trung quốc ở việt nam) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)