Chƣơng 2 MƠ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT
3.2. Biện pháp khắc phục
3.2.3. xuất một số dạng bài luyện sử dụng từ Hán Việt
Để tiến hành cho sinh viên sử dụng từ Hán Việt, có một số dạng bài luyện có thể thiết kế để áp dụng như:
- Bài luyện xác định nghĩa từ: có thể nêu ra các phương án giải thích nghĩa từ khác nhau cho sinh viên lựa chọn. Bài luyện dạng này thích hợp cho người học trình độ cuối B đầu C.
- Bài luyện lựa chọn ngữ cảnh cho từ Hán Việt và từ thuần Việt. Ở dạng bài này, cần cho trước một số từ Hán Việt, từ thuần Việt và các ngữ cảnh trống từ ở bên dưới để sinh viên lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống hoàn thành câu.
- Bài luyện đặt câu với từ Hán Việt và từ thuần Việt. Dạng bài luyện này nhằm phát huy năng lực dùng từ và khả năng phân biệt sắc thái nghĩa của từ Hán Việt và từ thuần Việt cùng nghĩa.
- Bài luyện xác định từ đúng và từ sai. Đó là bài tập nêu ra các từ ngữ có trong từ điển và các từ ngữ người học thường dễ tự tạo ra do vượt tuyến ngơn ngữ đích. Các từ ngữ có thể liệt kê như: báo viên, vệ sinh viên, hàng hải nghiệp…
Dưới đây là một số dạng bài luyện từ Hán Việt tái hiện lại những kiểu lỗi mà sinh viên Trung Quốc thường mắc phải (bài tập chưa có sự phân chia trình độ).
Bài tập 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Phong cách sống của người Hà Nội và người Sài Gịn có nhiều……….. a. Cách biệt b. khác biệt c. đặc biệt
2. Vào mùa xuân, hoa đào nở rất……….
a. Sinh sắc b. xinh xắn c. rực rỡ 3. Cảm ơn, tôi no rồi! Mời cả nhà ăn………….!
a. Tiếp tục b. tự nhiên c. từ từ
4. Tơi …………xúc động vì thầy giáo Việt Nam rất tốt bụng với tôi. a. Thật sự b. bị c. được
5. Sinh viên phải ……..thực hiện mục tiêu học tập của mình. a. Quyết tiến b. quyết tâm c. quyết liệt
6. Sinh viên Trung Quốc thường……………thời gian rảnh để đi du lịch, tìm hiểu văn hóa Việt Nam
a. Lợi dụng b. vận dụng c. tận dụng 7. Các đề tài ………….cần có tính thực tiễn cao.
a. Khoa học nghiên cứu b. nghiên cứu khoa học c. a và b 8. Mỹ Tâm là một ……………………..
a. Chuyên nghiệp ca sĩ b. ca sĩ chuyên nghiệp c. ca sĩ chuyên gia 9. Vương Lệ là sinh viên học………………Ngôn ngữ học ở trường Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
a. Chuyên nghiệp b. chuyên ngành c. chuyên môn d. cả b & c 10. Hiện nay, ở Đơng Nam Á………………có nhiều bước phát triển mới a. Tình hình kinh tế b. kinh tế tình hình c. tình huống kinh tế 11. Đầu năm học, sinh viên phải làm các……………….
a. Thủ tục nhập học b. Nhập học thủ tục c. nộp học phí 12. Anh Hồng là ……………..của công ty xuất khẩu này. a. Giám đốc b. giám tốc c. gián đốc.
13. Khi mới là sinh viên đại học năm thứ nhất, tôi thấy các………….năm thứ hai, năm thứ ba học tập rất chăm chỉ.
a. Tiền bối b. anh chị c. bạn bè 14. Đại hội thành công……………với kết quả mọi người đều hài lòng.
a. Mĩ mãn b. thỏa mãn c. tốt đẹp d. a và c
15. Khi sang Việt Nam tôi rất nhớ gia đình và nhớ cả con mèo bố mua cho tơi. Nó rất ……………
a. Khả ái b. béo phì c. dễ thương d. a và c 16. Ở biên giới Việt – Trung, ………………..rất phát triển. a. Kinh tế nghiệp b. buôn bán nghiệp. c. kinh tế 17. Gỗ được ………….để làm giấy.
a. Sử dụng b. sử dùng c. lợi dụng.
18. Nhiều người ……. rằng: cuộc sống sinh viên là rất thú vị.
a. Cảm thấy b. cảm giác c. cảm nhận d. a và c
Bài tập 2. Sửa câu sai:
Trung Quốc thương mại với các nước ở Đông Nam Á Sau giờ học, sinh viên có nhiều giải trí.
Phần mềm này khơng có ích gì nên thủ tiêu nó đi. Chính phủ cần quan tâm đến sinh hoạt của nhân dân. Ở kí túc xá rất đơng người nên sinh hoạt rất bất lợi.
Bài tập 3. Chọn câu đúng:
Chun ngành của tơi là tài chính Chun nghiệp của tơi là tiếng Việt
Người Việt Nam sống rất lạc quan và thỏa thuận
Người Việt Nam sống rất lạc quan và dễ thỏa mãn với mọi thứ.
3.3. Tiểu kết
Việc chỉ ra lỗi và áp dụng các biện pháp chữa lỗi cho người học là vấn đề tế nhị, đòi hỏi sự khéo léo của người dạy để giữ cho người học có tâm trạng tốt và cảm hứng khi học tiếng Việt. Khi xác đinh được lỗi thì nên tìm cách thức hợp lí để sửa lỗi cho người học. Việc sửa lỗi cũng cần có thời điểm thích hợp để tránh làm gián đoạn giao tiếp, tránh ảnh hưởng đến tâm lí và cảm hứng của người học. Nếu trong trường hợp người học đang luyện giao tiếp thì
có thể chữa ngay câu nói chứa lỗi cho người học. Nhưng cũng cần căn cứ vào từng loại lỗi. Lỗi địi hỏi giải thích phức tạp thì người dạy nên nhớ lại để dành vào giờ luyện tập tiến hành chữa lỗi hoặc đưa ra các bài luyện có liên quan đến lỗi đã từng gặp cho người học tự thực hành và giáo viên giúp đỡ khắc phục. Trong trường hợp người học đang trình bày bài phát biểu hay thuyết trình thì khơng nên sử dụng biện pháp chữa lỗi trực tiếp trên. Luận văn này tán đồng ý kiến của các tác giả Nguyễn Thiện Nam, D.W.Birckbichler rằng nên dành thời gian cho việc chữa lỗi vào đúng giờ thực hành [33;176].
Đối với lỗi sử dụng từ Hán Việt thì tám loại lỗi được nghiên cứu đều cần phải tích cực khắc phục. Trong đó, ưu tiên chữa những lỗi ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, dễ gây hiểu lầm tiêu cực. Chẳng hạn như lỗi sử dụng từ lợi
dụng thay cho tận dụng, sử dụng thương hại thay cho đáng thương. Tiếp đến
là quan tâm đến những lỗi dễ làm thay đổi sai lệch trong q trình truyền đạt thơng tin. Lỗi này thường xảy ra ở những từ ngữ Hán có nghĩa khác hồn tồn so với từ Hán Việt tương đương như các từ sinh sắc (rực rỡ), sinh lực (khỏe khoắn, tỉnh táo), bí thư (thư kí)...
Nguyên tắc chữa lỗi theo chúng tôi, trước hết người dạy nên chỉ ra từ mắc lỗi và xác định giúp người học đó là lỗi về nghĩa từ, về trật tự hay thiếu thừa từ để người học tự tìm các cách sửa chữa. Cuối cùng mới là sự tham gia chữa lỗi của giáo viên. Song, nguyên tắc này cũng cần áp dụng đúng đỗi tượng và điều kiện học tập. Nhược điểm của cách chữa lỗi này là địi hỏi nhiều thời gian, nếu là khóa học ngắn hạn thì người dạy nên chữa lỗi nhanh và giúp người học rèn luyện nhiều lần để nhớ lỗi và tránh lỗi. Với những lỗi thường xun và quan trọng thì cần có các bài luyện thường xuyên để giúp người học ghi nhớ và khắc phục việc lặp đi lặp lại lỗi. Có thể đơn giản là trong quá trình giao tiếp, giáo viên lựa chọn chủ đề nói chuyện ngồi lề để tái hiện lại các trường hợp mà sinh viên hay dùng sai. Khi nghe được cách nói của giáo viên, người học sẽ theo đó áp dụng, tránh được lỗi. Nói chung, chữa
lỗi là thao tác yêu cầu cần xem xét tất cả các yếu tố về tình huống chữa lỗi, thời điểm, đặc điểm người học, lớp học.
KẾT LUẬN
Từ Hán Việt là lớp từ đặc biệt, chiếm đến 65% kho từ vựng tiếng Việt. Từ Hán Việt luôn mang lại sắc thái trang trọng, không thể thiếu trong phong cách ngơn ngữ khoa học và có vai trị lớn trong giao tiếp hàng ngày của người Việt. Song, quá trình du nhập và phát triển của lớp từ này trong tiếng Việt là một quá trình phức tạp. Tiếng Việt đã vay mượn từ ngữ của tiếng Hán qua các giai đoạn lịch sử hình thành nên lớp từ Hán Việt. Sau đó, người Việt trong sử dụng đã cải biến phần nhiều để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và phù hợp với thói quen giao tiếp của người Việt. Kết quả là từ Hán Việt có ngữ nghĩa và cách dùng cũng như về mặt vỏ ngữ âm ngày càng rời xa nguyên bản của nó trong tiếng Hán. Bên cạnh các từ Hán Việt mượn nguyên khối còn xuất hiện bộ phận từ Hán Việt tự tạo do người Việt dựa vào các từ Hán Việt có sẵn để tạo ra từ mới, kết hợp mới. Chẳng hạn, các từ như điện thoại di động, phóng viên,
nhân viên, trường học... các thuật ngữ khoa học như âm tố, âm vị, bản ngữ,
bạch cầu, bạch huyết… Đây hoàn toàn là các từ Hán Việt do người Việt tạo ra
bằng cách kết hợp các yếu tố gốc Hán mà thành. Các từ Hán Việt mượn nguyên khối thì giữ nguyên về ngữ âm Hán Việt, cấu tạo từ nhưng đã có sự biến đổi một vài nét nghĩa như giảm thiểu, biểu dương, lực lượng, khuyến cáo,…Thậm chí là có các từ đã thay đổi hoàn toàn nghĩa so với trong tiếng
Hán như bàn bạc, khốn nạn, thương hại… Những tương đồng trong lớp từ Hán Việt so với tiếng Hán đã tạo những thuận lợi nhất định song những dị biệt khá lớn cũng mang lại nhiều khó khăn cho người Trung Quốc học tiếng Việt cũng như người Việt học tiếng Trung Quốc.
Các nhà Ngôn ngữ học ứng dụng cho rằng: hai ngôn ngữ càng giống nhau thì tần số mắc lỗi càng ít và ngược lại, hai ngơn ngữ càng có nhiều điểm khác biệt thì mắc lỗi càng nhiều. Lỗi mà sinh viên Trung Quốc mắc phải ở lớp từ Hán Việt mang tính hệ thống và thuộc loại lỗi giao thoa từ vựng mà nguyên nhân chính của lỗi này cũng xuất phát từ sự giao thoa giữa hai ngôn
ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu dựa trên tinh thần coi lỗi là một hiện tượng có ý nghĩa quan trong trong q trình thụ đắc một ngơn ngữ. Nhìn vào lỗi, người dạy có thể xác định được trình độ người học, định hướng giảng dạy, khắc phục lỗi, nâng cao trình độ người học. Thơng qua lỗi, người nghiên cứu xác định được những khó khăn thuận lợi của một đối tượng cụ thể học một ngoại ngữ cụ thể nào đó. Đó là cơ sở để thiết kế giáo trình, bài luyện tập cho từng đối tượng người học. Qua việc mắc lỗi và sửa lỗi, người học càng hiểu sâu hơn, nhớ kĩ hơn và dần chinh phục ngoại ngữ mà mình học. Nếu tâm lí người học cảm thấy mắc lỗi là một điều đáng xấu hổ và thể hiện sự kém thơng minh, kém năng lực thì việc học ngoại ngữ sẽ là nỗi sợ hãi và khi đó rất khó khuyến khích người học nói nhiều, sử dụng nhiều ngoại ngữ mà mình đang học.
Để LỖI thực sự có ý nghĩa như trên, q trình khảo sát và phân tích lỗi cần tuân thủ theo một quy trình đầy đủ các bước mà học giả Pit Coder đã đưa ra và được áp dụng trong nhiều nghiên cứu. Đó là năm bước: 1- Thu thập mẫu; 2- Xác định và miêu tả lỗi; 3- Phân loại lỗi; 4- Giải thích lỗi; 5- Đánh giá lỗi.
Ở chương hai luận văn đã phân loại được lỗi dùng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc làm tám loại lỗi chính. Theo kết quả khảo sát thu được, lỗi chuyển di từ Hán hiện đại sang tiếng Việt là lỗi phổ biến nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất 39.1% trong tất cả các loại lỗi. Chúng tôi thấy rằng, đây là dạng lỗi chủ đạo trong kết quả khảo sát. Do tiếng Việt hiện tại, từ Hán Việt có nhiều biến đổi nghĩa, cách dùng, kết hợp từ ở những mức độ khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến người học mắc lỗi này.
Thứ hai là lỗi chính tả từ Hán Việt có số lượng 79 lỗi, chiếm 16.7%. Tiếp đến là lỗi sai cụm danh từ Hán Việt chiếm đến 15%. Đây là lỗi rất dễ mắc do kết cấu cụm danh từ tiếng Hán và tiếng Việt có sự trái ngược nhau. Trong tiếng Hán, danh từ chính sẽ đứng sau cùng, chẳng hạn như hành chính
thủ tục, truyền thống trang phục. Tuy nhiên, trường hợp này trong tiếng Việt
danh từ chính sẽ ở vị trí trước tiên trong cụm danh từ.
Đứng thứ tư là lỗi nhầm lẫn từ cùng yếu tố có số lượng 55 lỗi, chiếm 11.4%.
Ít nhất là lỗi dùng từ không phù hợp ngữ cảnh, chiếm tỉ lệ 5.7%; lỗi dùng sai từ loại 3% và lỗi tạo từ mới là 2.3%.
Nguyên nhân cốt lõi mà chúng tôi xác định cho hầu hết các lỗi từ vựng Hán Việt trên đó là do ảnh hưởng của ngôn ngữ nguồn tiếng Hán đến việc sử dụng tiếng Việt và đến lượt nội tại từ Hán Việt lại tồn tại những đồng âm, dị nghĩa, trật tự chính phụ, quy tắc kết cấu khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hán nên dẫn đến những lỗi sai khi sử dụng từ Hán Việt. Trước tình hình lỗi sai và nguyên nhân như vậy đòi hỏi phải đưa ra biện pháp khắc phục lỗi để giảm thiểu dần việc sinh viên Trung Quốc mắc lỗi khi thụ đắc lớp từ ngữ nhạy cảm này. Các biện pháp được đề xuất yêu cầu phải căn cứ vào từng kiểu lỗi cụ thể để có những cách khắc phục phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiệm thời gian và năng lực, luận văn chỉ mới đưa ra định hướng triển khai các biện pháp và sưu tầm, học hỏi một số giải pháp của các nghiên cứu đi trước mà chưa thể thực hiện việc thiết lập danh sách từ Hán Việt mắc lỗi hay phân chia các từ đó theo tần số mắc lỗi, hay phân chia các từ theo mức độ khó dễ ở từng trình độ A, B, C.
Các biện pháp khắc phục đến lượt nó lại phải có sự phân chia biện pháp nào áp dụng cho trình độ nào, điều kiện như thế nào mới có thể áp dụng những biện pháp đó.
Có thể nói, việc hệ thống hóa các lỗi nói chung và lỗi dùng từ Hán Việt nói riêng cần có sự tập trung ý tưởng, phương pháp và công sức của một tập thể nghiên cứu chun mơn nghiêm túc. Có như vậy việc nghiên cứu lỗi và khắc phục lỗi mới thực sự có ý nghĩa khoa học.
Với những kết quả nghiên cứu của mình, chúng tơi hi vọng luận văn này sẽ phục vụ phần nào cho lý luận và kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người nước ngồi nói chung, người Trung Quốc nói riêng. Góp phần nhỏ vào cơng cuộc quảng bá và phổ biến ngơn ngữ, văn hóa Việt Nam ra thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, giáo trình, tạp chí, luận văn:
1. Tôn Nữ Nguyệt An (2007), Sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt
trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, Luận văn Thạc sĩ Ngôn
ngữ học, Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
2. Hà Lê Kim Anh (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ “了” trong tiếng Hán
hiện đại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Ngoại
ngữ, ĐHQGHN.
3. Phạm Đăng Bình (2003), Khảo sát các lỗi giao thoa ngơn ngữ - văn hóa
trong diễn ngơn của người Việt học tiếng Anh, Tư liệu Viện Ngôn ngữ
học.
4. Lê Xảo Bình (2004), Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hóa (Xét về khía cạnh từ vựng), Luận văn Thạc sĩ
Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. 5. Phan Văn Các (1981), Từ ngữ gốc Hán với việc giữ gìn tính trong sáng
của tiếng Việt, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, Nxb ĐHQGHN.
7. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐQGHN. 8. Hoàng Cao Cương (2003), Về chữ quốc ngữ hiện nay, Tạp chí Ngơn
ngữ (số 12), tr. 29-35.
9. Lưu Chí Cường (2012), Tiếng Việt Nam tại Trung Quốc: lịch sử và triển vọng, Tạp chí Ngơn ngữ (số 11), tr.21-29.
10. Trần Trí Dõi (2007), Một vài kinh nghiệm thực tế khi dạy từ gốc Hán