6. Cấu trúc chuyên đề
2.4. Kết luận về thực trạng phát triển bền vững LNTT
2.4.1. Thành tựu đạt được
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng hiện đại.
Làng nghề đã góp phần vào xu thế tăng trưởng kinh tế của Nam Trực, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất tại các làng nghề qua các năm tăng, giai đoạn 2011-2016, mức tăng bình quân là 13,34%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành CN – TTCN, xây dựng chiếm 44,5%, dịch vụ 34,3%; tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 21,2 %. Tuy nhiên, làng nghề của tỉnh chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng do phát triển về số lượng, chưa theo chiều sâu.
Thứ hai, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát triển làng nghề đã tạo ra công ăn việc làm mới cho người lao động. Đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của 12 làng nghề truyền thống tạo ra việc làm cho 17.230 lao động và hơn 1.000 việc làm mới mỗi năm. Điều này còn giúp người dân tận dụng được thời gian nông nhàn tạo thêm thu nhập, hạn chế tình trạng di cư và các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề còn thu hút một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, vì vậy tạo thêm việc làm cho một bộ phận người dân. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện có 200 doanh nghiệp và HTX hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 11.000 lao động.
Thu nhập của người dân lao động đã được cải thiện, ngoài thu nhập ít ỏi từ sản xuất nông nghiệp, trung bình mỗi tháng thu nhập từ sản xuất kinh doanh làng nghề là 1,5 triệu/ người. Tuy thu nhập của người dân vẫn còn thấp nhưng thu nhập từ làng nghề cao gấp 2-4 lần lao động thuần nông. Như vậy, các làng nghề truyền thống tại huyện đã góp phần gia tăng mức sống cho người dân, tạo công ăn việc làm, từ đó, xóa đói giảm nghèo, đưa kinh tế huyện phát triển.
Thứ ba, phát triển của làng nghề truyền thống kéo theo sự phát triển của các
ngành nghề khác, lĩnh vực khác cùng phát triển phải kể đến giao thông vận tải, dịch vụ, thương mại,... Đến nay, sự phát triển của làng nghề đã kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như: nghề dịch vụ vận chuyển bốc dỡ, bán hàng,…, hình thành các khu giao dịch, mua bán trao đổi hàng hóa, sản phẩm và nguyên vật liệu, đồng thời giúp địa phương tận dụng được các nguồn lực tự có như: nguồn lao động, nguyên vật liệu và các sản phẩm từ nông nghiệp.
Thứ tư, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.
Giống như nhiều làng nghề trong cả nước, LNTT huyện Nam Trực ra đời gắn với sự hình thành và phát triển của các làng quê. Các di sản văn hóa làng nghề truyền thống (công cụ sản xuất, hệ thống các công trình kiến trúc, các nghệ nhân, sản phẩm nghề, kỹ năng sản xuất mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình...) đã tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi làng quê. Từ bao đời nay, nghề truyền thống lưu truyền theo tính chất “cha truyền con nối” và ẩn sâu là những nét đẹp văn hóa, lịch sử được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Ở Nam Trực, khá phổ biến là hình thức sinh hoạt cộng đồng, người dân đều mang nặng tình làng nghĩa xóm...
Đứng trước sự hội nhập kính tế quốc tế, những giá trị đó đang có nguy cơ bị mất đi. Huyện Nam Trực nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung đã và đang đưa ra những chính sách và thực hiện nhiều chương trình để khuyến khích người dân địa phương gắn bó với nghề. Điển hình như, triển khai công nhận LNTT, mở các lớp đào tạo lao động, hỗ trợ chi phí sản xuất,...
2.4.2. Hạn chế còn tồn tại
Mặc dù đạt được một số thành quả nhất định về phát triển KT – XH nhưng phát triển làng nghề truyền thống huyện Nam Trực còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Thứ nhất, số lượng làng nghề chưa nhiều, hiện tại mới chỉ có 12 làng nghề được
công nhận là làng nghề truyền thống, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, hầu hết chỉ sản xuất theo hộ gia đình.
Thứ hai, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chậm được đổi mới: sản xuất trong các
làng nghề hiện nay chủ yếu là thủ công, bán cơ khí, tỷ lệ cơ khí hóa còn thấp, chưa áp dụng máy móc vào sản xuất hàng loạt nên năng suất, chất lượng sản phẩm không cao. Một số hộ đã trang bị máy móc nhưng đều là may móc cũ thanh lý, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Thứ ba, trình độ tay nghề của người lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế:
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tại các làng nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển làng nghề trong điều kiện mới. Nhiều chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ chưa có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế
thị trường. Lực lượng lao động trực tiếp phần lớn chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu được đào tạo tại chỗ theo phương pháp truyền nghề.
Thứ tư, thiếu vốn sản xuất kinh doanh: Vốn đầu tư cho làng nghề CN-TTCN từ
các nguồn còn hạn hẹp, phân tán, chưa xứng với tiềm năng phát triển, chủ yếu là vốn tự có của người lao động, vốn đầu tư của Nhà nước qua các chương trình dự án chưa đáng kể. Do khả năng về vốn có hạn nên đa phần chỉ có thể mua máy móc trình độ công nghệ thấp làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Thứ năm, cơ sở vật chất lạc hậu: CSHT chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động
sản xuất, quy mô nhỏ hẹp, chắp vá, thiếu đồng bộ, trong đó có nhiều công trình hư hỏng, xuống cấp. Hệ thống đường giao thông chất lượng ngày càng xuống cấp do đã làm từ lâu, các tuyến đường liên xã, đường xã, thôn, xóm nhỏ hẹp, hầu như chưa được kiên cố. Hệ thống thủy lợi chỉ đủ phục vụ cho quy mô sản xuất của hộ nông dân sau khi được giao ruộng " 115”, lưới điện quy mô, chất lượng chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, thiếu cơ sở cung cấp nước sạch,...
Thứ sáu, việc đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu là kèm cặp, học hỏi kinh nghiệm
từ người đi trước, không được đào tạo chính quy về chuyên môn. Lực lượng thợ thủ công ít được tiếp cận với các khoá đào tạo cơ bản, nên họ thiếu kiến thức về nghề nghiệp, thiếu tính sáng tạo để có thể thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã.
Thứ bảy, thị trường phần lớn là trong tỉnh, khối lượng còn thấp, việc mở rộng
thị trường tiêu thụ và khả năng tiếp thị sản phẩm của làng nghề còn yếu Các làng nghề vẫn sản xuất ra những gì mình có, mẫu mã quen thuộc, chứ chưa phải sản xuất ra những gì mà thị trường cần.
Thứ tám, hoạt động sản xuất của các làng nghề đều đang gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng cũng như hệ sinh thái xung quanh. nếu không được quan tâm đầy đủ sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến người dân trong làng nghề và các vùng lân cận. Về chất thải nguy hại, tại các làng nghề có hoạt động sản xuất cơ khí, đúc, mạ, thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm... lượng chất thải nguy hại phát sinh lớn nhưng công tác xử lý lại chưa được thực hiện nghiêm túc. Các làng nghề chưa có khu xử lý chất thải sản xuất cũng như sinh hoạt.
2.4.3. Nguyên nhân
Những tồn tại hạn chế trong phát triển làng nghề tại Nam Trực do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân đến từ cơ chế quản lý. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Một là: Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển làng nghề của huyện còn hạn chế, cơ
Hai là: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tuy đã được các ngành,
các cấp quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả, do đó mặc dù nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, nhất là đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề, lao động kỹ thuật cao. Một số hộ sản xuất vẫn chỉ coi hoạt động sản xuất làng nghề là nghề phụ trợ, nên không có ý thức gắn bó với nghề.
Ba là: Thiếu vốn là nguyên nhân chính khiến các cơ sở sản xuất gặp khó khăn
cho việc đầu tư mới, mở rộng sản xuất và đầu tư đổi mới công nghệ; đồng thời do vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động SXKD phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, nên trước những biến động kinh tế, khó khăn về tài chính, tiền tệ, nhiều cơ sở gặp khó khăn trong đầu tư sản xuất kinh doanh.
Bốn là: Chưa có quy hoạch phát triển làng nghề CN-TTCN nên sản xuất làng nghề chủ yếu là tự phát, chưa bền vững, hiệu quả thấp; đồng thời việc phát triển vùng nguyên liệu, nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động xuất làng nghề CN- TTCN còn hạn chế.
Năm là: Cơ chế chính sách khuyến khích và triển khai các hoạt động hỗ trợ
chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất làng nghề. Một số chủ trương, chính sách chưa được ban hành kịp thời, hoặc không có tính thực tế, khó triển khai thực hiện. Các cấp Đang ủy, chính quyền ở một số xã chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo phát triển làng nghề.
Sáu là: Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao nên gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý chất thải. Kinh phí cho cho việc xử lý, đảm bảo môi trường làng nghề, CCN còn hạn chế cả từ nguồn ngân sách nhà nước và của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUYỆN NAM TRỰC, NAM ĐỊNH