6. Cấu trúc chuyên đề
2.1. Khái quát về huyện Nam Trực
2.1.3.2. Hệ thống thủy lợi
a.Hệ thống sông trục
Nam Trực có hệ thống sông ngòi dày đặc với mật độ vào khoảng 0,7-0,9 km/km2. Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chạy qua là sông Hồng dài 15km và sông Hồng dài 14km. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy theo hướng Bắc – Nam đều chịu ảnh hưởng của thủy triều, mỗi chu kì kéo dài từ 13-14 ngày. Hai con sông đều có nhiệm vụ điều tiết tưới, tiêu chính của toàn bộ hệ thống thủy nông huyện qua các cống như: cống Vị Khê – Điền Xá, cống Bái Hạ – Nghĩa An, cống Thứ Nhất – Nam Hồng, cống Cổ Lễ – Nam Thanh, cống Kinh Lũng – Nam Giang, cống Sa Lung,…
Các sông trong đồng chủ yếu là: sông Châu Thành có chiều dài khoảng 13,5km, sông CT4, sông Ngọc Giang, sông Quýt, sông An Lá, sông Kinh Lũng,...các sông phân bố theo hình xương cá, thuận tiện cho việc tưới tiêu
b.Hệ thống đê điều
Đê Hữu Hồng dài 15,128km, cao trình từ (+6,87) – (7,4) Đê Tả Đào dài 14,305km, cao trình từ (+6,04) – (7,2) Đê Bối dài 9,70km, cao trình từ (+4,5) – (4,7)
c.Hệ thống cống
Cống dưới đê: có 19 chiếc, là đầu mối điều tiết nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất như: Đại An, Vị Khê, Thứ Nhất, Cổ Lễ, Bái Hạ, Kinh Lũng, An Lá, Dương Độ
Cống đập nội đồng: gồm hệ thống cống trên kênh cấp I và cấp II là 406 chiếc và 33 đập đập điều tiết.
d.Kênh mương
Kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết nội đồng: Kênh cấp I: 17 kênh dài khoảng 195km
Kênh cấp II: 368 kênh dài khoảng 2.392km Kênh cấp III: 1.923 kênh dài khoảng 692km