Quan điểm, định hướng PTBV LNTT huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 62 - 63)

6. Cấu trúc chuyên đề

3.1. Quan điểm, định hướng PTBV LNTT huyện Nam Trực

3.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện

Xác định phát triển làng nghề truyền thống là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, những năm qua, Nam Trực đã đề ra những quan điểm phát triển làng nghề cần tập trung. Dưới đây là một số quan điểm chính:

Thứ nhất, chiến lược và quy hoạch phát triển làng nghề Nam Trực phải được

đặt trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nam Trực, trong quy hoạch phát triển tỉnh Nam Định, trong chiến lược và quy hoạch phát triển làng nghề của cả nước trên cơ sở những dự báo về sự phát triển kinh tế - xã hội, về dân số, lao động, về thị trường tiêu thụ, những định hướng chính sách phát triển.

Thứ hai, phát triển làng nghề CN-TTCN phải trên cơ sở khai thác triệt để mọi

tiềm năng, lợi thế của địa phương, của làng, phải góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương, và gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Thứ ba, phát triển bền vững làng nghề Nam Trực bao hàm nhiều nội dung:

khôi phục làng nghề trước kia nay đã bị mai một; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp mới gắn với xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Thứ tư, phát triển làng nghề phải vừa thực hiện yêu cầu về việc lưu giữ, bảo tồn các yếu tố mang tính bản sắc văn hóa truyền thống của nghề, của làng vừa thực hiện yêu cầu phát triển hiện đại, gắn kết, đan xen các yếu tố độc đáo, truyền thống với yếu tố hiện đại.

Thứ năm, phát triển làng nghề gắn với phát triển các hoạt động du lịch, văn

hoá, lễ hội… mang bản sắc, đặc trưng của làng nhằm phát huy sức mạnh, tiềm năng, lợi thế của làng, của địa phương qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội - văn hoá - môi trường. Khuyến khích tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.

Thứ sáu, huy động tối đa nguồn lực các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của Nam Trực. Phát triển làng nghề trên cơ sở phát huy sự tham gia của tất cả cộng đồng và có sự hỗ trợ của Nhà nước, đoàn thể, xã hội và các tổ

chức quốc tế, góp phần tạo việc làm tại chỗ để tăng thu nhập, giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Thứ bảy, đẩy mạnh phát triển CSHT kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển làng nghề

của huyện; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy yếu tố con người.

Thứ tám, phát triển hoạt động sản xuất làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường

sinh thái, chủ động phòng ngừa tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân.

3.1.2. Phương hướng phát triển làng nghề huyện Nam Trực

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 3/7/2008, phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề huyện như sau:

Thứ nhất, củng cố, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất. Phát triển mạnh các nghề và làng nghề có điều kiện, lợi thế cạnh tranh, có sản phẩm tiêu thụ mạnh để nâng cao sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường như: chạm bạc, đúc đồng mỹ nghệ,…

Thứ hai, tập trung các nguồn lực đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng

cao trình độ sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Thứ ba, chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các

hộ gia đình. Tăng hỗ trợ từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp các làng nghề phát triển đi đôi với xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề.

Thứ tư, phát triển các làng nghề thu hút nhiều lao động, có tiềm năng nhưng

chưa được chú trọng đầu tư và đang có thị trường rộng như: mây tre đan, dệt chiếu cói,… Tạo điều kiên hỗ trợ các làng nghề có nhu cầu phát triển nhóm nghề này, tận dụng lực lượng lao động dồi dào, sẵn có.

Thứ năm, phát triển các ngành nghề sản xuất mặt hàng thiết yếu phục vụ đời

sống, sản xuất và xuất khẩu như: mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí,… đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)