Các tiêu chí về xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 45 - 49)

6. Cấu trúc chuyên đề

2.2. Thực trạng phát triển LNTT

2.2.2.2. Các tiêu chí về xã hội

2.2.2.2.1. Thu nhập và việc làm

a. Thu nhập người dân tại các làng nghề

Mức thu nhập thực tế của lao động trong các làng nghề rất khác nhau, tuỳ thuộc vào các loại công việc và khả năng phát triển của mỗi nghề. Hiện nay thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề CN-TTCN đạt khoảng 1 triệu đồng/tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân của địa phương và lao động thuần nông. Điều này cũng là nguyên nhân khiến số hộ gia đình chuyển từ nghề nông sang sản xuất thủ công nghiệp ở các vùng nông thôn ngày càng tăng. Hiện nay các nghề có thu nhập cao phải kể đến là : đồ gỗ mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ… Thu nhập bình quân có thể đạt 3.000. 000đ/người/tháng. Các nghề dệt, thêu ren, chế biến nông sản có thu nhập thấp hơn, khoảng 1.500.000–1.800.000đ/người/tháng. Trong từng nghề, thu nhập của các loại lao động cũng chênh lệch đáng kể. Thu nhập của lao động giỏi, có kỹ thuật cao hơn gấp hai lần hoặc hơn thế so với lao động giản đơn.

Bảng 7 : Thu nhập bình quân tại các làng nghề STT Loại nghề Thu nhập (ngàn/người/tháng) 1 Đúc đồng mỹ nghệ 2.800 – 3.000 2 Trồng hoa cây cảnh 2.500 – 2.800 3 Chạm khắc bạc 2.800 – 3.000 4 Tái chế nhựa 2.800 – 3.000 5 Xây dựng 2.800 – 3.000 6 Chế biến lương thực, thực phẩm 2.500 – 2.800 7 Dệt khăn 1.200 – 2.500

8 Mây tre đan, nón lá, đệm cói 900 – 1.100 Nguồn: “Báo cáo phát triển làng nghề huyện Nam Trực” Ngoài ra, quy mô lao động cũng có ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập và doanh thu của các hộ và các cơ sở làm nghề. Những hộ và cơ sở có quy mô lớn thường có thu nhập cao hơn . Việc phát triển sản xuất theo hướng ngày càng tăng quy mô lao động không chỉ có tác dụng thu hút lao động dư thừa trong nông thôn mà còn tạo điều kiện để các hộ chuyên có thể phát triển thành các doanh nghiệp có quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh lớn hơn nhằm phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

b. Giải quyết việc làm

Trong những năm qua làng nghề Nam Trực đã thu hút được một lực lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2012, ở các làng nghề có 8.762 lao động tham gia làm nghề. Những làng nghề phát triển, những làng nghề thủ công (truyền thống) có khả năng thu hút lao động rất lớn. Như làng nghề Vân Chàng đã giải quyết việc làm cho 2.992 lao động trực tiếp của làng và cho gần 1.000 lao động phụ cho các làng, xã xung quanh. Ngoài ra các làng nghề còn thu hút một số lượng lớn lao động thời vụ lúc nông nhàn tại chỗ và lao động từ các vùng quê khác đến làm thuê, học nghề. Tại các làng nghề mây tre đan, nứa ghép, dệt số lượng lao động tương đối lớn và phần lớn là nông dân ngoài nghề nông còn tham gia sản xuất hàng thủ công làm nghề phụ. Thời gian tham gia sản xuất trung bình là 8-10 tháng/năm. Việc sử dụng lao động trong các làng nghề vẫn chủ

yếu là lao động tại chỗ. Số lao động thuê ngoài tuy đã tăng hơn so với trước đây nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 15%.

Do làng nghề huyện chủ yếu thu hút lao động tại chỗ nên sự gia tăng lao động ở các làng nghề đã làm cho cơ cấu lao động có sự thay đổi bước đầu, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản.

Biểu đồ 4: Cơ cấu lao động ở huyện Nam Trực từ 2010-2016

Đơn vị tính :%

(Nguồn : Niên gián thống kê huyện Nam Trực 2016)

Công nghiệp, xây dựng (19,4%) Dịch vụ (15,8%) Nông, lâm, thủy sản (64,8%) Năm 2011 Công nghiệp, xây dựng (17,6%) Dịch vụ (14,7%) Nông, lâm , thủy sản (67,7%) Năm 2008 Dịch vụ (13,3%) Công nghiệp, xây dựng (15,6%) Nông, lâm , thủy sản (71,1%) Năm 2006 Nông, lâm, thủy sản (65,8%) Dịch vụ (15,7%) Công nghiệp, xây dựng (18,5%) Năm 2010

Như vậy, phát triển làng nghề sẽ thu hút lao động ở lại quê hương tham gia sản xuất, làm giảm tình trạng lao động di cư lên thành phố kiếm việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, vấn đề thiếu lao động nông thôn khi đến vụ mùa,...

2.2.2.2.2. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Phong tục tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản tinh thần vô giá của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Tuy nhiên, ngày nay trước sự phát triển không ngừng và sự hội nhập kinh tế quốc tế, những giá trị đó đang dần bị biến chất và mất đi. Trong khi đó, làng nghề là nơi ít chịu tác động của quá trình này và là nơi lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc.

Hiện nay, các làng nghề đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo tồn những nét truyền thống của mình. Nguyên nhân chính là do cuộc sống khó khăn, thu nhập từ làng nghề không ổn định khiến người dân không có ý thức gắn bó lâu dài với nghề, phải chuyển hướng làm ăn. Trước thực trạng đó, UBND Nam Trực đã ra Quyết đinh số 03/2017/QĐ-UBND về việc thực hiện các chương trình bao tồn, phát triển các LNTT có nguy cơ bị mai một: trồng dâu nuôi tằm Đại An, nghề dệt mành mành ở Đỗ Xá,… Ngoài ra, UBND huyện đã đúng ra chịu trách nhiệm về việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các làng nghề, quảng bá hình ảnh sản phẩm làng nghề trên website chính thức của huyện, hàng năm gửi các sản phẩm tham gia hội chợ hàng TTCN toàn quốc. Từ năm 2002, huyện đã chính thức triển khai công nhậnn các làng nghề truyền thống và các làng nghề mới, đồng thời có các chính sách hỗ trợ chi phí sản xuất cho các hộ sản xuất nhằm khuyến khích người dân gắn bó lâu dài với nghề..

2.2.2.2.3. Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn

Một trong những vai trò quan trọng của phát triển làng nghề là giúp cải thiện thu nhập cho người lao động. Thực tiễn cho thấy, hoạt động sản xuất làng nghề đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo, hình ảnh của nông thôn: CSHT nông thôn được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện. Nhờ có thu nhập cao, các làng nghề đã đầu tư xây dựng được nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Các công trình chung của huyện như: điện, đường, trường, học, trạm xá, trụ sở UBND đều khang trang hơn, trong đó có sự đóng góp chung sức ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề. Cùng với kết cấu hạ tầng, các vấn đề về y tế, giáo dục, giải trí được người dân chú ý nhiều hơn.Các dịch vụ vui chơi giải trí ngày một phát triển. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tri thức càng được coi trọng. Ngoài ra, phát triển làng nghê còn tạo ra nguồn thu cho vốn ngân sách địa phương để xây dựng mới và nâng cấp CSHT như đường xá, bệnh viện, trường học,… Như vậy, phát triển làng nghề đa góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa,

hiện đại hóa nông thôn. Sự phát triển của làng nghề truyền thống đã mang lại cho người lao động nông thôn cuộc sống ổn định hơn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)