6. Cấu trúc chuyên đề
2.4.1. Thành tựu đạt được
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng hiện đại.
Làng nghề đã góp phần vào xu thế tăng trưởng kinh tế của Nam Trực, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất tại các làng nghề qua các năm tăng, giai đoạn 2011-2016, mức tăng bình quân là 13,34%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành CN – TTCN, xây dựng chiếm 44,5%, dịch vụ 34,3%; tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 21,2 %. Tuy nhiên, làng nghề của tỉnh chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng do phát triển về số lượng, chưa theo chiều sâu.
Thứ hai, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát triển làng nghề đã tạo ra công ăn việc làm mới cho người lao động. Đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của 12 làng nghề truyền thống tạo ra việc làm cho 17.230 lao động và hơn 1.000 việc làm mới mỗi năm. Điều này còn giúp người dân tận dụng được thời gian nông nhàn tạo thêm thu nhập, hạn chế tình trạng di cư và các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề còn thu hút một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, vì vậy tạo thêm việc làm cho một bộ phận người dân. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện có 200 doanh nghiệp và HTX hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 11.000 lao động.
Thu nhập của người dân lao động đã được cải thiện, ngoài thu nhập ít ỏi từ sản xuất nông nghiệp, trung bình mỗi tháng thu nhập từ sản xuất kinh doanh làng nghề là 1,5 triệu/ người. Tuy thu nhập của người dân vẫn còn thấp nhưng thu nhập từ làng nghề cao gấp 2-4 lần lao động thuần nông. Như vậy, các làng nghề truyền thống tại huyện đã góp phần gia tăng mức sống cho người dân, tạo công ăn việc làm, từ đó, xóa đói giảm nghèo, đưa kinh tế huyện phát triển.
Thứ ba, phát triển của làng nghề truyền thống kéo theo sự phát triển của các
ngành nghề khác, lĩnh vực khác cùng phát triển phải kể đến giao thông vận tải, dịch vụ, thương mại,... Đến nay, sự phát triển của làng nghề đã kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như: nghề dịch vụ vận chuyển bốc dỡ, bán hàng,…, hình thành các khu giao dịch, mua bán trao đổi hàng hóa, sản phẩm và nguyên vật liệu, đồng thời giúp địa phương tận dụng được các nguồn lực tự có như: nguồn lao động, nguyên vật liệu và các sản phẩm từ nông nghiệp.
Thứ tư, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.
Giống như nhiều làng nghề trong cả nước, LNTT huyện Nam Trực ra đời gắn với sự hình thành và phát triển của các làng quê. Các di sản văn hóa làng nghề truyền thống (công cụ sản xuất, hệ thống các công trình kiến trúc, các nghệ nhân, sản phẩm nghề, kỹ năng sản xuất mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình...) đã tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi làng quê. Từ bao đời nay, nghề truyền thống lưu truyền theo tính chất “cha truyền con nối” và ẩn sâu là những nét đẹp văn hóa, lịch sử được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Ở Nam Trực, khá phổ biến là hình thức sinh hoạt cộng đồng, người dân đều mang nặng tình làng nghĩa xóm...
Đứng trước sự hội nhập kính tế quốc tế, những giá trị đó đang có nguy cơ bị mất đi. Huyện Nam Trực nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung đã và đang đưa ra những chính sách và thực hiện nhiều chương trình để khuyến khích người dân địa phương gắn bó với nghề. Điển hình như, triển khai công nhận LNTT, mở các lớp đào tạo lao động, hỗ trợ chi phí sản xuất,...