Các tiêu chí kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 36 - 45)

6. Cấu trúc chuyên đề

2.2. Thực trạng phát triển LNTT

2.2.2.1. Các tiêu chí kinh tế

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 13 làng nghề được tỉnh công nhận, ngoài ra còn một số nghề và làng nghề thu hút lớn số lượng lao động như: cơ khí, đúc đồng, chạm bạc, đan thúng, làm nón, dệt chiếu, xe đay... Hàng năm, các làng nghề huyện Nam Trực cung cấp nhiều sản phẩm, đa dạng mẫu mã, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong phạm vi huyện, các địa phương lân cận mà một số sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài.

Năm 1997, giá trị sản xuất TTCN và làng nghề ( theo giá cố định 1994) mới chỉ đạt 59,45 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 1.894 tỷ đồng ( theo giá so sánh 2010 là 4.390 tỷ đồng), tăng gấp 31,8 lần so với năm đầu thành lập huyện.

Bảng 3: GTSX một số sản phẩm tiêu biểu huyện Nam Trực năm 2016

Nguồn: “Báo cáo tài chính huyện Nam Trực”

. Ngoài ra, phát triển làng nghề có vai trò quan trọng góp phần vào xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của các sản phẩm làng nghề truyền thống các năm gần đây liên tục tăng: năm 2010 là 480,67 tỷ đồng; năm 2012 là 636,125 tỷ đồng và năm 2016 là 1.894 tỷ đồng. Trong đó các làng nghề phát triển mạnh và có GTSX tăng nhanh, nhất là các làng nghề cơ khí Vân Chàng, Đồng Côi…; Dệt Trung Thắng,... GTSX của các làng nghề này tăng bình quân 20%/năm. Stt Tên sản phẩm Đơn vị tính Sổ lượng sản phẩm Giá trị sản xuất ( tỷ đồng) 1 Dệt 1000m2 19 22,9 2 Nón, thúng,... 1000sp 430 41 3 Dệt chiếu, xe đay 1000sp 190 30,3 4 Đúc đồng,... Tấn 750 71,1 5 Vải 1000m2 23 25,6 6 Dệt sợi Tấn 6000 60

Biếu đồ 1: GTSX làng nghề huyện Nam Trực giai đoạn 2010 - 2016

Nguồn: “Báo cáo tài chính huyện Nam Trực”

Việc phát triển làng nghề góp phần tích cực tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, giá trị sản xuất liên tục đóng góp vào gia tăng tổng GTSX của huyện nói riêng và GDP của tỉnh Nam Định nói chung, đồng thời ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

2.2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Bảng 4: Giá trị sản xuất huyện Nam Trực phân theo nhóm ngành Năm Tổng số Nhóm ngành CN – TTCN Nông nghiệp Dịch vụ 2010 3675158 2212682 1384127 78349 2011 4401578 2888559 1436027 76992 2012 5793214 4242745 1459635 90834 2013 6026330 4425367 1506065 94898 2014 6377780 4747105 1535204 95471 2015 6965961 5335173 1535721 95067 2016 7351162 5715546 1539050 96566

Nguồn: “Niên giám thống kê huyện Nam Trực”

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có chuyển dịch tích cực: tỷ trọng ngành CN TTCN, xây dựng chiếm 44,5%, dịch vụ 34,3%; tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 21,2 %. Sự phát triển của các làng nghề sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các nhóm hàng nông nghiệp mà trực tiếp là ngành sản xuất sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề. Hơn nữa, làng nghề phát triển sẽ tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho nông nghiệp phát triển; dịch vụ, thương mại cũng phát triển để phục vụ cho nhu cầu sản xuất tiêu thụ sản phẩm cũng như phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên ở các làng nghề.

Thực tế cho thấy, tại những nơi có làng nghề phát triển, những nơi đó có điều kiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy quá trình nâng cao trình độ sản xuất. Cụ thể giá trị sản xuất làng nghề năm 2011 chiếm 5,16%, đến năm 2016 chiếm 25,76% giá trị sản xuất toàn huyện.

Biếu đồ 2: GTSX làng nghề huyện Nam Trực giai đoạn 2010 – 2016

Nguồn: “Báo cáo tài chính huyện Nam Trực”

2.2.2.1.3. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ban đầu được hình thành trên cơ sở phát triển sản xuất và nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa huyện và các địa phương lân cận. Sản phẩm của làng nghề hầu hết là các đồ thủ công, sản phẩm giá thành không cao phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân ở nông thôn. Các sản phẩm kim khí đúc bao gồm đồ đồng đúc tượng, đồ trang sức, vật trang trí nhỏ, đồ thờ, công cụ, chuông, đồ gò đồng (khay, lọ, ấm), gò tôn, đồ rèn sắt (dao, kéo, nông cụ...) được sản xuất tại Bình Yên, Đồng Quỹ phần lớn đồ đồng đúc và gò thường sao chép lại mẫu cổ, mẫu của Trung Quốc, còn những mẫu hàng mới chỉ có rất ít. Hiện nay sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong tỉnh và trong nước, chỉ có một số sản phẩm gò từ tôn được nhuộm màu và xuất khẩu sang thị trường EU. Sản phẩm từ làng trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ Nam Thắng mới dừng ở mức nguyên liệu, được bán chủ yếu cho các làng nghề dệt lụa trong nước. Làng Xối Chì hiện chỉ còn ba lò thổi thủy tinh với mặt hàng sản xuất chủ yếu là những chiếc cốc uống nước, trung bình mỗi xưởng sản xuất được khoảng 2000 cốc thủy tinh mỗi ngày, tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Hà Nội

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 GTSX toàn huyện GTSX làng nghề huyện Nam Trực

Ngoài ra, một số sản phẩm làng nghề của huyện đã đủ điều kiện xuất khẩu ra một số nước trên thế giới.Tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao, năm 2016 đạt 35,54% tổng GTSX toàn huyện. Tính chung giai đoạn 2011-2016, giá trị xuất khẩu sản phẩm làng nghề của huyện tăng bình quân 15,5%/năm. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sản phẩm làng nghề còn chiếm tỷ trọng khá thấp so với giá trị xuất khẩu làng nghề toàn tỉnh (năm 2016 mới chiếm tỷ trọng 14,2%)

Biểu đồ 3: Xuất khẩu làng nghề huyện Nam Trực giai đoạn 2011-2016

ĐVT: 1000 USD

Nguồn: “Báo cáo tài chính huyện Nam Trực”

Hàng hóa của huyện đã xuất khẩu vào thị trường của gần 20 nước và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Điển hình như hàng mây tre đan tại Thạch Cầu (Nam Tiến), Đỗ Xá (Điền Xá), thị trường chính là Úc, Mỹ, Đức, Nhật Bản,... trong đó Úc, Mỹ là hai thị trường quan trọng nhất chiêm gần 60% số lượng sản phẩm được xuất khẩu.Các sản phẩm chế biến LT – TP có thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á ( Phillipines, Indonesia…), trong vài năm gần đây, mặt hàng này còn tiếp cận được một số thị trường mới như: Châu Phi và Châu Mỹ.

2.2.2.1.4. Chất lượng sản phẩm và quy trình công nghệ

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trong thời kỳ bao cấp, kỹ thuật sản xuất hầu hết là thủ công, ít được thay đổi, năng suất thấp. Những năm gần đây dưới tác động của CNH-HĐH và của cơ chế thị trường, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất tại Nam Trực đã tiến hành đổi mới kỹ thuật sản xuất theo hướng kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại, nhất là ở các làng nghề phát triển. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, làng nghề Vân Chàng (Nam Trực) đã trang bị một số máy móc, thiết bị chuyên dùng trong và ngoài nước. Trước đây mọi công đoạn đều do lao động thủ công đảm nhận (chặt sắt, đập dập, tạo ren…) nay đã được thay thế bằng máy cắt, búa máy, máy mài, máy hàn, máy tán… Song do hạn chế về vốn nên đa số các thiết bị này đều là thiết bị đã qua sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc… Trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình so với làng nghề của trong nước.

Sự đổi mới công nghệ diễn ra chưa đồng bộ, mới chỉ tập trung ở một số khâu và ngành quan trọng có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất, còn các khâu tận dụng lao động thủ công là chủ yếu. Như trong sản xuất đồ gỗ, công nghệ mới đảm nhận khâu tạo phôi thô, còn lại lao động lành nghề đảm nhận khâu : chạm khắc, đánh bóng…Ngoài ra, sự đổi mới công nghệ chưa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi, nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn. Sự ô nhiễm nguồn nước do hoá chất và các chất thải của các cơ sở sản xuất không được xử lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người lao động mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhất là đối với các sản phẩm của ngành chế biến nông sản.

Do trình độ công nghệ hạn chế nên chất lượng sản phẩm, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề CN-TTCN trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm làng nghề huyện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua điều tra cho thấy, chỉ có 30,8% doanh nghiệp được điều tra cho rằng sản phẩm đạt chất lượng cao, 54% cho rằng chất lượng sản phẩm trung bình; về giá thành sản phẩm thì 11,5% doanh nghiệp cho rằng giá cao, 79,1% cho rằng gia trung bình; về kiểu dáng công nghiệp, chỉ có 25% cho rằng có kiểu dáng đẹp, còn 65,6% cho rằng đạt mức độ trung bình… (Nguồn: Báo cáo tổng kết làng nghề huyện Nam Trực năm 2017)

2.2.2.1.5. Lực lượng lao động

Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2012 là 57,75% trong đó lao động nông thôn chiếm khoảng 98%, do đó đây là tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển kinh tế nông thôn trong đó có phát triển làng nghề. Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề ở Nam Trực năm 2016 khoảng 8.762 người.

Bảng 5: Lực lượng lao động tại một số làng nghề huyện Nam Trực Stt Nhóm nghề Số lượng lao động Địa bàn 1 Nhóm nghề mây tre đan

Đan thúng 574 Thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến Làm nón 457 Thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến Mành che

cửa, giát giường, màn che nắng

337 Làng Đỗ Xá, xã Điền Xá

2 Cơ khí, đúc đồng,

chạm bạc 4777

Thôn Bình Yên – Nam Thanh, TT Nam Giang, Nam Tiến

3 Tái chế nhựa 1.353 Hồng Quang, Nam Mỹ

4 Dệt Khăn 651 Nam Hồng

5 Chế biến lương thực -

thực phẩm 762 Nam Dương

Nguồn: “Báo cáo tình trạng phát triển làng nghề”

- Về cơ cấu lao động: trên 60% số lao động trong các làng nghề là nữ. Nghền dệt có hơn 80% số lao động là nữ và có thể được coi là các ngành nghề tạo việc làm cho lao động nữ ở nông thôn. Các ngành nghề đòi hỏi sức khoẻ và có nhiều rủi ro như rèn, cơ khí, đúc đồng,...thu hút nhiều lao động nam. Số người trong độ tuổi lao động từ 15-60 chiếm tỷ lệ cao (gần 78%) và chính vì vậy làng nghề có vai trò quan trọng tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, có một lực lượng dân số dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi cũng tham gia làm nghề. Một số làng nghề (cói, mây tre đan…) sử dụng lao động ngoài độ tuổi lao động khá nhiều và ở các làng nghề có sản xuất ở quy mô hộ gia đình, việc tất cả thành viên trong gia đình tham gia sản xuất là hiện tượng rất phổ biến.

Theo số liệu điều tra, lực lượng lao động tham gia vào sản xuất gồm hai nhóm chính là lao động tại chỗ và lao động thuê ngoài. Việc sử dụng lao động vẫn chủ yếu là lao động nhà. Số lao động thuê ngoài tuy đã tăng hơn so với trước đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong 30 hộ điều tra, hiện chỉ có 7 hộ là có thuê lao động, chiếm tỷ lệ khoảng 23,34%

Bảng 6: Tình hình sử dụng lao động tại làng nghề Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ lệ lao động tại chỗ (thuê) / tổng lao động Thời điểm cao nhất Lao động tại chỗ 1 6 2,72 81,68% Lao động thuê 0 6 0,6 Tổng lao động 1 10 3,33 Thời điểm thấp nhất Lao động tại chỗ 1 5 2,47 97,63% Lao động thuê 0 2 0,07 2,77% Tổng lao động 1 6 2,53 Phổ biến nhất Lao động tại chỗ 1 5 2,57 92,78% Lao động thuê 0 6 0,2 7,22% Tổng lao động 1 10 2,77

Nguồn: “Điều tra làng nghề năm 2018”

Từ bảng số liệu, ta thấy tổng số lao động trung bình của hộ sản xuất là rất thấp, phổ biến nhất trung bình là 2,57 người. Bên cạnh đó, số lao động thuê ngoài ở mọi thời điểm đều có tỷ lệ thấp, thời điểm cao nhất chỉ thuê tối đa 6 lao động, chủ yếu là lao động tại chỗ. Như vậy, quy mô làng nghề ở huyện Nam Trực được đánh giá là còn nhỏ, chưa sản xuất nhiều sản phẩm nên việc sử dụng nhiều lao động là không cần thiết. Để tiết kiệm chi phí, các hộ sản xuất thường chỉ thuê lao động thời vụ vào những thời điểm sản xuất nhiều đơn hàng và lao động sẽ được trả lương theo sản phẩm làm ra.

- Về chất lượng lao động: Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các làng nghề toàn tỉnh nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động lành nghề chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Chỉ có 44,3% trong tổng số lao động tham gia sản xuất ngành nghề CN-TTCN đã qua đào tạo. Trong đó, lao động có trình độ đại học chiếm 1,7%; lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 8,5%; lao động có trình độ sơ cấp chiếm

10,3%; còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề chiếm hơn 35,2% nên ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng lao động và hiệu quả sản xuất.

Cơ cấu lao động mất cân đối, lao động trí óc chỉ chiếm 0,68% (lao động có kỹ thuật) còn lại là lao động chân tay. Điều đó phản ánh tình trạng chậm phát triển về mặt xã hội của làng nghề. Không những mất cân đối trong cơ cấu lao động mà còn mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo lực lượng lao động theo ngành nghề. Trong khi các ngành nghề dệt may, cơ khí, chạm khắc gỗ có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao từ 60 - 70% thì các ngành nghề mây tre đan, cói số lao động đã qua đào tạo rất thấp chỉ 0,06%; đại đa số thợ trẻ chưa qua đào tạo chính quy mà chủ yếu theo hình thức truyền nghề vừa học vừa làm tại gia đình.

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)