Các tiêu chí về môi trường

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 49 - 52)

6. Cấu trúc chuyên đề

2.2. Thực trạng phát triển LNTT

2.2.2.3. Các tiêu chí về môi trường

Bên cạnh tác động tích cực, hoạt động sản xuất tại làng nghề đã tạo ra một lượng chất thải rất lớn, không chỉ gây ô nhiễm môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Theo báo cáo của phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Nam Trực, nồng độ khí thải CO, NO2, SO2, NH3, bụi, các thông số COD, SS, coliform, BOD5 đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép - tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

2.2.2.3.1. Môi trường không khí

Khu vực làng nghề chế biến LT-TP và cơ khí có các nồng độ chất thải vượt tiêu chuẩn từ 1,2- 10 lần đặc biệt là khu làng nghề cơ khí nồng độ ô nhiễm bụi gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các chất độc hại như CO, SO2,.. vượt từ 1,2-4 lần so với tiêu chuẩn. Thông qua khảo sát, các làng nghề chế biến LT-TP gây ô nhiễm môi trường cao như xã Nguyên Xá, Đông Nguyên chủ yếu là do nước thải và chất thải rắn, quá trình phân hủy gây ra mùi khó chịu, hôi thối. Ngoài ra, các làng nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ cũng gây ô nhiễm không khí do bụi, khí từ lò sấy, nồi hơi, hóa chất, keo dán,… nhưng chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề không có hệ thống thu gom rác thải, hoặc dù có cũng chỉ là những bãi rác lộ thiên vì vậy rác thải phân hủy thường gây ra mùi hôi thối, nhiều côn trùng, vi khuẩn, chuột bọ làm lây truyền dịch bệnh, tình hình sức khỏe người dân ngày càng suy giảm, tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp tăng lên đáng kể. Tình trạng này còn gây ra việc tắc nghẽn dòng nước, nước đọng lại không thoát được sẽ ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

2.2.2.3.2. Môi trường nước

Tại các hộ sản xuất, mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, công nghệ, thiết bị đơn giản, lạc hậu, quy trình sản xuất thủ công đồng thời ý thức của người dân còn hạn chế, nên ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Lượng chất thải độc hại từ quá trình sản xuất đã thải ra môi trường hàng hàng tháng lên đến hàng trăm tấn.

Đối với các sông nhánh nhỏ nội đồng cũng xuất hiện tình trạng ô nhiễm trên các sông như: sông Châu Thành, sông Vân Chàng, … “Chất lượng nước mặt trên hệ thống sông nội đồng so với hàm lượng cho phép có hàm lượng COD vượt 21/21 mẫu, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng vượt 10/21 mẫu hàm lượng BOD5 vượt 21/21 mẫu...” ( Theo báo cáo Dân Việt, ô nhiễm nguồn nước vì làng nghề). Bên cạnh đó, các ao, hồ, kênh, mương trên địa bàn huyện cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm

do sắt, vi sinh vật, các chất vô cơ, dầu mỡ và cặn lơ lửng. Ô nhiễm Clorua tập trung chủ yếu ở khu vực làng nghề như làng nghề tái chế, đúc, mạ nhôm, đồng Vân Chàng, Đồng Côi Nam Giang, Bình Yên Nam Thanh (Theo báo cáo quan trắc môi trường làng nghề tỉnh Nam Định 2015).

Theo số liệu thống kê năm 2015, trên địa bàn huyện, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 87%. Tuy nhiên đến nay, chất lượng môi trường mặt nước và nước ngầm ngày càng suy giảm đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nước.

2.2.2.3.3. Chất thải rắn

Năm 2012, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 tấn chất thải rắn được thải ra tại các làng nghề, trong đó 73% là rác thải của hoạt động sản xuất làng nghề.

Bảng 8: Thành phần rác thải rắn

STT Thành phần Tỷ lệ (%)

1 Chất hữu cơ 57

2 Nhựa, cao su,nilon, bao tải, da

5,2

3 Giấy, bìa carton 3,5

4 Xốp 1,1 5 Thủy tinh, gốm, sứ 0,9 6 Vụn gỗ 4,8 7 Vải vụn 8,3 8 Kim loại 6,3 9 Vật liệu xây dựng 7,8 10 Hóa chất 2,1 11 Khác 3

Nguồn: “Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Nam Trực”

Theo thống kê, làng nghề cơ khí Vân Chàng trong quá trình sản xuất đã sử dụng 50 tấn thép, 30 tấn than, 14 hộ mạ bản lề và phụ tùng xe đạp, thường xuyên sử dụng các loại hóa chất như: HCl, H2SO4, NaOH, HCN, NaCl, Ni2+,... Lượng chất thải

rắn trung bình mỗi năm là 154.800 tấn trong đó có 113.200 tấn là rác thải sản xuất, phần lớn là chất hữu cơ, các chất này có thể làm phân hữu cơ, bể khí biogas,… tuy nhiên do người dân chưa biết tận dụng nên hầu hết đều bị đem bỏ đi, chất đống ven đường hoặc thải theo dòng nước.

2.2.2.3.4. Tiêu chuẩn về tiếng ồn

Bảng 9: TCVN 5949 – 1998 về tiếng ồn

Stt

Khu vực Thời gian

6h- 18h 18h- 22h 22h- 6h 1

Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: chùa chiền, nhà thờ, bệnh viện, thư viện, trường học,...

50 45 40

2 Khu dân cư, cơ quan hành chính,

khách sạn, nhà nghỉ,... 60 55 50

3 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực

thương mại – dịch vụ, sản xuất 75 70 50 Hầu hết các khu vực sản xuất đều đảm bảo tiếng ồn trong phạm vi cho phép.

Qua phân tích thực trạng về môi trường, hầu hết làng nghề trong địa bàn huyện Nam Trực đều đang bị ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Điều này đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân địa phương:

-Tuổi thọ trung bình một số xã chỉ từ 55-60 tuổi. -Số người mắc bệnh ung thư ngày một tăng cao. -Các bệnh về da liễu, hô hấp, tiêu hóa diễn ra phổ biến

-Số lượng trẻ em suy dinh dưỡng cao, trên 70% trẻ nhỏ bị nhiễm giun.

Biểu đồ 5: Tình hình bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm môi trường làng nghề

Nguồn: “Kế hoạch phát triển KT – XH giai đoạn 2010 – 2015”

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)