6. Cấu trúc chuyên đề
3.2. xuất một số giải pháp PTBV LNTT huyện Nam Trực
3.2.1. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làng nghề CN-TTCN nghề CN-TTCN
Tại các làng nghề địa phương, lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề qua cách thức truyền nghề, không qua trường lớp đạo tạo chính quy.Việc tiếp cận với phương pháp sản xuất mới, các máy móc công nghệ cao là rất khó khăn. Do vậy đòi hỏi việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong làng nghề công nghiệp- tiểu thu công nghiệp bao gồm cả đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý, chủ doanh nghiệp, chủ hộ SXKD.
Trước hết, áp dụng dạy nghề theo phương pháp truyền thống: thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy các phương thức sản xuất truyền thống.
Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các lớp học ngắn hạn, các lớp đào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và người thiết kế mẫu trong các làng nghề và hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm.
Hỗ trợ kinh phí cho lao động các làng nghề khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo quy định hiện hành.
Khuyến khích và đầu tư hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức trường lớp, trung tâm dạy nghề; đầu tư tập trung cho các làng nghề CN-TTCN lớn xây dựng trường dạy nghề, mức đầu tư tương đương như cho các trường dạy nghề khác.
Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tổ chức dạy, truyền nghề và thu phí từ những học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thoả thuận và hoạt động này được miễn thuế; thợ thủ công, HTX, tổ chức và các hiệp hội sẽ được khuyến khích thực hiện việc truyền nghề và các khoá đào tạo nghề của các cơ sở SXKD.
Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở SXKD của làng nghề.
Phát triển các hình thức đào tạo nghề từ xa đối với người lao động không có điều kiện tham gia các buổi đao tạo trực tiếp.
Đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc học đi đôi với hành, đặc biệt đối với những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao càn có quá trình đào tạo công phu.
Tăng cường sự liên kết, hợp tác, trao đổi kiến thức giữa các hộ sản xuất bàng cách thành lập các câu lạc bộ, các hiệp hội làng nghề.
Đối với các chủ hộ sản xuất, cần có chương trình đào tạo riêng nhằm nâng cao trình độ quản lý và có kiến thức về thị trường, luật pháp. Bởi vì người lao trong làng nghề có trình độ hiểu biết luật pháp còn hạn chế, nhất là luật kinh tế và luật lao động...
Bên cạnh những phương pháp nâng cao trình độ, người lao động càn được hưởng đầy đủ các chế độ về BHXH, BHYT, bảo hộ lao động và các chế độ khác.
3.3.2. Giải pháp, chính sách về ứng dụng và đổi mới khoa học công nghệ
Để làng nghề truyền thống có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay, đổi mới phương thức sản xuất là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, làng nghề Nam Trực vẫn chưa được quan tâm cần thiết từ các cấp chính quyền trong việc ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất. Những giải pháp đề cập dưới đây nhằm thúc đẩy các cơ sở sản xuất tại địa phương có cơ hội tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng NSLĐ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới, đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất làng nghề.
Hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN, làng nghề trên địa bàn huyện như: Chuyển giao mới máy móc thiết bị, bí quyết, công nghệ, tạo ra các sản phẩm đặc trưng, …
Tăng cường hoạt động tư vấn khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp lựa chọn giải pháp, chuyển giao và triển khai ứng dụng công nghệ phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hỗ trợ đầu tư khoa học kỹ thuật phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất làng nghề.