Các giải pháp đồng bộ CSHT

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 70 - 73)

6. Cấu trúc chuyên đề

3.3.7. Các giải pháp đồng bộ CSHT

Phát triển đồng bộ CSHT vừa là nội dung quan trọng của quá trình CNH - HĐH nông thôn, vừa là điều kiện cần thiết để phát triển làng nghề. Việc xây dựng và phát triển đồng bộ CSHT sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển các làng nghề: thúc đẩy nhanh kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng và các địa phương, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ. CSHT huyện Nam Trực hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển CSHT một cách đồng bộ:

Tăng cường khảo sát và quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trong các LN nhằm đảm bảo sư lưu thông hàng hoá giữa các làng nghề và thị trường đầu vào – đầu ra.

Kết hợp xây dựng mới, cải tạo và bảo trì hệ thống đường xá hiện có. Nâng cấp chất lượng các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã và các đường nối với các điểm kinh tế, thương mại- dịch vụ.

Tiến hành xây dựng mới các công trình kết cấu ha tầng về cấp, thoát nước, xử lý chất thải để qua đó giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

Phát triển hệ thống y tế và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân. Các cấp chính quyền cần có các chính sách ưu tiên cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người dân làng nghề.

Đổi mới và đưa công nghệ hiện đại vào tham gia sản xuất của làng nghề: tăng cường phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ năng sản xuất kinh doanh và kiến thức quản lý cho người dân; kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng không làm mất đi nét độc đáo, sáng tạo và truyền thống của sản phẩm.

Triển khai các dự án bảo tồn gia trị văn hóa truyền thống tai các làng nghề Thực hiện phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các làng nghề địa bàn huyện Nam Trực, em có được một số kết luận như sau:

Nam Trực là địa phương có tiềm năng rất lớn về phát triển làng nghề như: bề dày truyền thống làng nghề, điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động dồi dào,…Qua quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề đã có những bước ngoặt khi cơ chế KHH-TT được thay thế bởi cơ chế KTTT. Trong những năm gần đây, làng nghề đã đóng góp vai trò to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện Nam Trực. Chính sách phát triển bền vững làng nghề đã tạo số lượng lớn việc làm cho lực lượng lao đông ở nông thôn bên cạnh sản xuất nông nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng nhóm ngành CN-XD và dịch vụ; xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng di dân lên thành phố; nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho người dân…

Bên canh những thành quả đạt được, hiện nay các làng nghề vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như: quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ, khả năng tiếp thị kém, chưa cải tiến công nghệ, đạc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân địa phương và các vùng lân cận.

Em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị: 1. Đối với chính quyền địa phương

- Tăng cường quản lý Nha nước về phát triển bền vững làng nghề - Cải thiện môi trường đầu tư

- Xây dựng quy hoạch các ngành nghề nông thôn

- Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho các cơ sở - Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề, đơn giản hóa các thủ tục và điều kiện vay vốn

- Tăng cường kiểm tra, giám sát vấn đề ô nhiễm môi trường để kịp thời đưa ra các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm

2. Đối với các cơ sở sản xuất

- Thường xuyên cập nhật các chủ trương chính sách của Nhà nước; tuân thủ nghiêm túc các chỉ thị của các cơ quan chức năng

- Chủ động tìm kiếm thị trường, liên hệ với các cơ sở khác tránh phụ thuộc vào nhà cung ứng và bao tiêu sản phẩm đồng thời học hỏi các kỹ thuật mới, công nghệ mới

- Chủ động tìm hiểu và tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ địa phương, của ngân hàng

- Tạo điều kiện cho người lao động tại cơ sở học việc, học nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng và khả năng sáng tạo tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)