6. Cấu trúc chuyên đề
1.2. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
1.2.4.4. Nhân tố bên trong LNTT
Trình độ công nghệ – kỹ thuật sản xuất
Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của LNTT biểu hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống vừa phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước, vừa phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học bùng nổ thì việc ứng dụng KHCN vào sản xuất có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nhiều làng nghề đã thúc đẩy việc áp dụng những tiến bộ của KHCN vào sản xuất, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao NSLĐ và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều làng nghề vẫn còn mang nặng tính chất thủ công, thô sơ và lạc hậu nên nó vẫn là nhân tố cản trở đến sự phát triển của làng nghề trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn nguyên liệu đầu vào
Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của làng nghề CN-TTCN. Trong giai đoạn trước, gần nguồn nguyên vật liệu là điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống. Song hiện nay, nếu ở xa nguồn nguyên vật liệu thì vẫn có thể hình thành và phát triển làng nghề, bởi vì ngày nay được sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật. Mặc dù vậy, vấn đề khối lượng, chất lượng và khoảng cách của nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Do không giải quyết được vấn đề cung cấp nguyên vật liệu nên nhiều làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống không phát triển được, thậm chí bị suy thoái.
Trình độ của đội ngũ lao động
Nguồn nhân lực và kỹ thuật là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển làng nghề. Trong các làng nghề, những nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề cũng như sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng thích ứng với công nghệ sản xuất tiên tiến, là nhân tố cốt lõi quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động và trình độ kỹ thuật của họ chưa cao. Do đó, nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết sức cần thiết.
Vốn là yếu tố sản xuất, là nguồn lực quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có điều kiện đào tạo nâng cao kỹ năng người lao động, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất. Ngày nay, nhờ chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cơ chế chính sách về tài chính có nhiều thay đổi tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng nghề vay vốn phát triển sản xuất.