6. Cấu trúc chuyên đề
3.1.2. Phương hướng phát triển làng nghề huyện Nam Trực
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 3/7/2008, phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề huyện như sau:
Thứ nhất, củng cố, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất. Phát triển mạnh các nghề và làng nghề có điều kiện, lợi thế cạnh tranh, có sản phẩm tiêu thụ mạnh để nâng cao sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường như: chạm bạc, đúc đồng mỹ nghệ,…
Thứ hai, tập trung các nguồn lực đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng
cao trình độ sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Thứ ba, chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các
hộ gia đình. Tăng hỗ trợ từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp các làng nghề phát triển đi đôi với xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề.
Thứ tư, phát triển các làng nghề thu hút nhiều lao động, có tiềm năng nhưng
chưa được chú trọng đầu tư và đang có thị trường rộng như: mây tre đan, dệt chiếu cói,… Tạo điều kiên hỗ trợ các làng nghề có nhu cầu phát triển nhóm nghề này, tận dụng lực lượng lao động dồi dào, sẵn có.
Thứ năm, phát triển các ngành nghề sản xuất mặt hàng thiết yếu phục vụ đời
sống, sản xuất và xuất khẩu như: mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí,… đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.