Chính sách quản lý của huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 53 - 54)

6. Cấu trúc chuyên đề

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề

2.3.2. Chính sách quản lý của huyện Nam Trực

a. Các chính sách hỗ trợ chung của chính phủ cho phát triển làng nghề truyền thống

Chính sách đất đai được thực hiện chủ yếu thông qua Luật đất đai (1987 và thay thế 1997, sửa đổi 1998 và thay thế mới nhất năm 2003)). Luật đất đai mới đã tác động rất mạnh đến việc phát triển sản xuất ở các làng nghề qua việc thúc đẩy tạo lập cơ sở hạ tầng và mặt bằng cho sản xuất kinh doanh.

Tại Quyết định số 132/2000/QĐ- TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn”, trong đó sản xuất làng nghề được thụ hưởng chính sách này. Quyết định đã công bố “Các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, được Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm TTCN, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất; các cơ sở có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất mới, được ưu tiên cho thuê đất với mức giá thuê đất thấp nhất.”

Nghi quyết Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Phát triển các ngành nghề, làng nghề và các ngành nghề mới bao gồm TTCN, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu….”. Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “phát triển mạnh công nghiệp và dịch vu nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ỏ nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường xuất khẩu…”

b. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh Nam Định và huyện Nam Trực cho phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn

Trong những năm qua, ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh Nam Định cũng đã ban hành một số chính sách có liên quan đến hoạt động đến hoạt động SXKD của làng nghề CN-TTCN. Tại Quyết định số 2615/2005/QĐ-UB ngày 13/4/2005, tỉnh hỗ trợ 10- 30 triệu đồng /1 dự án tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật; tổ chức các lớp đào tạo nghề, truyền nghề và khôi phục, phát triển nghề; tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp, kế toán, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn. Tại Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh bao gồm: Hỗ trợ tổ chức các khoá đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) cho lao động nông thôn, mức hỗ trợ 1,8-2,0 triệu đồng/người; hỗ trợ đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề ở nông thôn; hỗ trợ tổ chức đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp nông thôn. Tỉnh cũng đã có một số chính sách hỗ trợ hoạt động

xúc tiến thương mại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 5/4 /2012 về "Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định". Các quy định này hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế do ngân sách tỉnh cấp hàng năm để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn. Một trong các đối tượng được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi này là các cơ sở sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước. Các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm lớn trong và ngoài nước được hỗ trợ xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, trang web…

Ngoài ra, huyện Nam Trực cũng ban hành một số chính sách về hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, đào tạo nghề và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Các chính sách này đã và đang khuyến khích đầu tư sản xuất, hỗ trợ người dân về vốn cũng như trang thiết bị, đồng thời là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân để họ có thể yên tâm gắn bó với nghề. Tuy nhiên, một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn, chậm đổi mới, còn chồng chéo, chắp vá, không đồng bộ, nhiều chính sách còn chung chung thiếu cụ thể gây khó vận dụng và thực thi. Việc thực thi chính sách còn vướng mắc do thủ tục hành chính còn nặng nề. Tổ chức thực hiện chưa nghiêm, kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên. Công tác phổ biến, hướng dẫn chính sách còn hạn chế ảnh hưởng đến việc tiếp cận chính sách của các làng nghề.

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)