6. Cấu trúc chuyên đề
1.2. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
1.2.5.1. Vai trò của LNTT trong phát triển kinh tế
Theo Bộ NN & PTNT, đến năm 2015 cả nước có 4.575 làng có nghề với khoảng 900.000 hộ dân và trên 22.000 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề. Hoạt động ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn ước đạt trên 80.000 tỉ đồng. Có thể khái quát vai trò của làng nghề CN-TTCN ở nước ta trên một số mặt như sau:
Thứ nhất, làng nghề góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Việc phát triển làng nghề sẽ tận dụng tốt thời gian lao động,
khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ ở các làng nghề vừa kết hợp sản xuất nông nghiệp vừa phát triển sản xuất phi nông nghiệp, thậm chí một số hộ chuyển hẳn sang làm nghề phi nông nghiệp. Những cơ sở, hộ kiêm và hộ chuyên sẽ trở thành những điểm thu hút lao động của địa phương và lao động những vùng lân cận. Gần đây, một số làng nghề mới đã hình thành trên cơ sở lan toả của làng nghề truyền thống tạo thành xã nghề và đã có sự liên kết giữa các làng nghề với trung tâm đô thị để thường xuyên bổ sung và bảo đảm những cân đối cần thiết cho các hoạt động của làng nghề. Như vậy, làng nghề có khả năng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất phát triển thành các doanh nghiệp để thu hút thêm lao động ở nông thôn hiện nay.
Thứ hai, làng nghề là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Quá trình khôi phục và phát triển
làng nghề CN-TTCN Nam Trực sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị sản xuất, gia tăng tỷ trọng của các ngành sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn và giảm tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, làng nghề thu hút nội lực góp phần tăng khối lượng hàng hoá và sự đa dạng về chủng loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu nền kinh tế.Việc khôi phục và
khu vực nông thôn như nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tự nhiên, tiềm năng về vốn, nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương,… vào hoạt động sản xuất. Do vậy, sản xuất càng được đẩy mạnh và tạo ra nhiều hàng hoá có chất lượng, đa dạng, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mặt khác, sản xuất trong các làng nghề thường gắn với nhu cầu thị trường. Vì vậy, sản xuất của các làng nghề mang tính chuyên môn hoá và đa dạng hoá cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ trọng sản phẩm hàng hoá ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông và khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra cũng lớn hơn.
Thứ tư, làng nghề tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới. Làng nghề thủ công truyền thống và làng nghề mới đã, đang và sẽ
tiếp tục làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Sự hình thành nông thôn hiện đại đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Sự phát triển của các làng nghề góp phần gia tăng thu nhập, tích luỹ, tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH.