Nhân tố bên trong LNTT

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 55 - 58)

6. Cấu trúc chuyên đề

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề

2.3.4. Nhân tố bên trong LNTT

Trình độ công nghệ – kỹ thuật sản xuất

Sản xuất trong các làng nghề ở huyện hiện nay chủ yếu là thủ công, tỷ lệ cơ khí hoá chỉ đạt 30%-35%. Một số làng nghề phát triển đã đầu tư trang thiết bị máy móc như: làng nghề cơ khí Vân Chàng,... Song do khả năng về vốn có hạn nên đa phần chỉ có thể mua máy móc trình độ công nghệ thấp nên năng suất, chất lượng sản phẩm không cao, mức tiêu hao nguyên liệu lớn làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Bảng 11: Công nghệ sử dụng chủ yếu trong các làng nghề CN-TTCN

Tổng số phiếu điều tra hộ kinh doanh 140

- Thủ công 35.1 %

- Máy móc 13.3 %

- Thủ công và máy móc 52.6 %

Nguồn: “Kết quả điều tra làng nghề năm 2018”

Nguyên liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản xuất của các làng nghề trên các mặt như: chất lượng sản phẩm, sự ổn định, tính liên tục của sản xuất, chi phí và giá thành sản phẩm thông qua đó quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mỗi làng nghề sẽ có nhu cầu về các loại nguyên liệu khác nhau, thông thường là các nguyên liệu tại chỗ, sẵn có tại chính địa phương và một số vùng lân cận. Dưới đây là một số nguồn nguyên liệu mà các làng nghề trong huyện:

- Nguyên liệu mây tre: chủ yếu phải mua từ tỉnh ngoài như Thanh Hoá, Nghệ An, Hoà Bình, Hà Tây.

- Nguyên liệu gỗ: trước đây chủ yếu mua từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá, Nghệ An nhưng từ khi Nhà nước có lệnh cấm buôn bán vận chuyển gỗ trái phép, gỗ phải mua từ nước bạn Lào và Inđônêxia.

- Nguyên liệu tôn, nhôm, sắt, đồng: chủ yếu mua từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh và nhập từ nước ngoài.

Bảng 12: Nguồn cung ứng nguyên liệu cho làng nghề CN-TTCN Địa phương Tỉnh khác Nhập khẩu Nhiều nguồn

Điều tra làng nghề

Tổng số phiếu 85 85 85 85

%

42.4 55.3 3.5 28.2

Nguồn: “Điều tra làng nghề Nam Trực năm 2018”

Như vậy, nguồn nguyên liệu phục vụ các làng nghề chủ yếu phải mua từ tỉnh ngoài hoặc nhập khẩu. Do vậy, nhiều khi các đơn vị sản xuất không chủ động được nguồn nguyên liệu, mặt khác giá cả thường thay đổi nên làm ảnh hưởng đến giá thành. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của làng nghề: làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm sức canh trạnh của sản phẩm làng nghề trên thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, gây khó khăn trong ký kết hợp đồng với khách hàng.

Đội ngũ lao động và trình độ của đội ngũ lao động:

Năm 2016, số người hoạt động kinh tế có 114027 người, chiếm 58,76 % tổng dân số của huyện. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao đã cung cấp nguồn lao động dồi dào, phù hợp cho sự phát triển làng nghề. Trong đó, mô hình sản xuất theo hộ gia đình là chủ yếu đã tận dụng được sức lao động của mọi thành viên trong gia đình, trong đó phải kể đến phụ nữ và trẻ em. Trẻ em trong làng tham gia sản xuất cùng gia đình từ khi còn nhỏ theo hình thức phụ việc, vừa học, vừa làm đây là điểm thuận lợi cho việc giữ nghề và phát triển nghề.

Số lao động đã qua đào tạo năm 2010 chiếm 8,6%, năm 2003 có 23095 nghìn người, chiếm 11,9%. Như vậy, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tại các làng nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển làng nghề trong điều kiện mới. Nhiều chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ chưa có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vì vậy, việc tổ chức SXKD và khai thác thị trường kém năng động, sáng tạo làm hạn chế đến kết quả sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động trực tiếp phần lớn chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu được đào tạo tại chỗ theo phương pháp truyền nghề. Các nghệ nhân, thợ tài hoa còn rất ít nhưng lại chưa được khai thác sử dụng và quan tâm đúng với tài năng, do đó đã hạn chế tính sáng tạo trong quá trình sản xuất.

Vốn đầu tư cho làng nghề CN-TTCN từ các nguồn còn hạn hẹp, phân tán, chủ yếu là vốn tự có của cơ sở sản xuất và người lao động, vốn đầu tư của Nhà nước qua các chương trình dự án chưa đáng kể. Việc vay vốn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn nhiều vướng mắc như: các hộ không đủ tài sản thế chấp, thủ tục vay còn phiền hà, thời hạn cho vay ngắn, mức cho vay một lần ít, lãi suất cao. Theo điều tra của đề tài, trong số 123 hộ sản xuất được hỏi thì 73,4% cho rằng thiếu vốn cho kinh doanh. Do đó quy mô sản xuất cua làng nghề trong huyện vẫn con mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu giải pháp định hướng phát triển bền vững làng nghề truyền thống nam trực nam định (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)