Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị tri phí theo quy trình sản xuất
2.2. Cở sở thực tiễn
2.2.1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất tại doanh nghiệp
Một số văn bản pháp quy có liên quan đến có kế toán quản trị chi phí sản xuất như sau:
(1) Luật Kế toán số 88/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015. Luật Kế toán ban hành nhằm thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả, kip thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Luật gồm 7 chương và chia thành 4 điều. Thuật ngữ “kế toán quản trị” lần đầu tiên đượcghi nhận chính thức tại khoản 3, điều 4 của Luật Kế toán. Theo đó, kế toán quản trị đượchiểu là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
(2) Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán. Thông tư gồm 4 phần:
Phần 1: Thông tư nêu ra một số quy định chung về kế toán quản trị như: khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp; nội dung, phạm vi và ký kế toán quản trị. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Phần 2: Thông tư đưa ra các nội dung về tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp như: tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán; tổ chức lập báo cáo quản trị và tổ chức phân tích thông tin kinh tế, tài chính.
Phần 3: Thông tư đưa ra một số nội dung chủ yếu của kế toán quản trị, gồm: kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm (phân loại chi phí, tập hợp chi phí, phương pháp, đối tượng và kỳ tính giá thành), kế toán quản trị chi phí bán hàng và kết quả kinh doanh (định giá bán sản phẩm, kế toán bán hàng); kết quả bán hàng, phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận); lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định (quyết định ngắn hạn- dài hạn),
lập ngân sách sản xuất, kinh doanh và kế toán quản trị một số mục khác (TSCĐ, hàng tồn kho, các khoản nợ, lao động và tiền lương).
Phần 4: Thông tư đưa ra các yêu cầu đối với việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra quyền và nghĩa vụ của người làm kế toán quản trị; yêu cầu đối với người làm kế toán quản trị phải có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng cá tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán theo quy định tại Luật Kế toán.
Phần 5: Các điều khoản thi hành và phụ lục kèm theo như: phiếu tính giá thành công việc, sổ chi tiết bán hàng, kết quả bán hàng, báo cáo sản xuất, báo cáo giá thành,…..
2.2.2. Kinh nghiệm quản trị chi phí đối với 1 số doanh nghiệp trong nƣớc
Ở Việt Nam, khái niệm về công tác quản trị chi phí mới hình thành và phát triển khoảng hơn 10 năm nay và được thừa nhận chính thức trong Luật Kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003. Ngày 02/6/2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp mang tính chất định hướng ban đầu cho việc thực hiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu như chưa có, hoặc có nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc áp dụng những lý thuyết đo vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thực sự là một vấn đề khó khăn.
Vì vậy, cần vận dụng mô hình tổ chức kế toán quản trị quốc tế vào doanh nghiệp Việt Nam.
- Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng bộ máy kế toán (theo mô hình kế toán Mỹ). Phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng cán bộ trong phòng kế toán, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp với trình độ cán bộ kế toán của các doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát của Nhà nước.
- Xây dựng các quy định về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm đáp ứng với yêu cầu. Mặt khác, đòi hỏi chế độ, chính sách kinh tế tài chính phải được xây dựng ban hành đồng bộ, hoàn chỉnh, đầy đủ trong hoạt động thực tiễn của nền kinh tế quốc dân.
- Các doanh nghiệp cần phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng cán bộ trong phòng kế toán nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, đáng tin cậy.
- Tổ chức kế toán quản trị sao cho các thông tin về việc đảm bảo và sử dụng các nguồn lực, chi phí, thu nhập và kết quả của toàn doanh nghiệp, từng bộ phận một cách cụ thể theo địa điểm, theo thời gian; theo yếu tố cấu thành, giúp cho các nhà quản trị cấp cao có thể đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật và dự toán, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch khoa học và hợp lý.
Vận dụng kinh nghiệm tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm các nước trên thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam xây dựng và hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng một cách khoa học, hợp lý. Qua đó, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị thực sự hữu ích, kịp thời cho nhà quản trị trong các tình huống, giúp đội ngũ quản lý ra những quyết định quản lý tối ưu nhất.
Bài học rút ra cho công ty TNHH giấy Hà Thành
Công ty cần xây dựng quy trình sản xuất thống nhất, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng sản phấm, dịch vụ. Điều này không những giúp công ty chuẩn hóa hoạt động mà còn là cơ sở để cung cấp nguồn số liệu chính xác cho quản trị chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sự thống nhất về bản chất số liệu sẽ giúp cho vỉệc so sánh các chi tiêu hiệu quả hơn.
Cần xây dựng một đội ngũ nhân sự làm công tác quản trị chi phí không những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiếu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên cơ sở số liệu thu thập được.
Báo cáo chi phí được sử dụng kết hợp với các báo cáo khác của công ty như báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất... để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố đang tác động đển hoạt động của công ty.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng một hệ thống phần mềm quản trị chi phí thống nhất, mà chỉ mới ảp dụng phần mềm kế toán, nên việc lấy số liệu chỉ dừng ở việc tận
bộ phận khảo nhau. Đây là một trong những nguyên nhân khiến quá trình lấy số liệu không chính xác.
2.2.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trƣớc đây
Đề tài nghiên cứu của Trần Thị Xuân Nghiên cứu về: “Kế Toán quản trị chi phí theo quy trình may tại Công ty TNHH JM International, Asia ”. Tác giả đã nêu lên nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí, các tiêu trí phân loại chi phí. Và khá đầy đủ và chi tiết về thực trạng kế toán chi phí theo quy trình may tại Công ty. Tuy nhiên đề tài có quá nhiều tài liệu, bảng biểu của Công ty gây loãng đề tài. Hơn nữa, đề tài cũng nên bổ sung thêm về phần kết luận nghiên cứu.
Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành” có lẽ là một đề tài quen thuộc nên đã có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên đối với đề tài “Kế toán quản trị” hay “ kế toán quản trị chi phí theo quy trình” có lẽ là khá mới mẻ đối với nhiều người. Tuy nhiên không phải không có những tác giả nghiên cứu về những đề tài này. Sau đây là một số đề tài của các tác giả đa thực hiện nghiên cứu trước đây, tôi xin tổng hợp và đưa ra một số nhận xét.
Trong đề tài nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty CP đầu tư xây dựng Á Châu”. Tác giả của đề tài đã nêu được thực trạng kế toán quản trị chi phí, tìm hiểu khá đầy đủ công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công ty; đề tài đã xây dựng định mức, xác định chi phí, giá thành và thực hiện kiểm soát chi phí. Tuy nhiên vẫn còn một vài thiếu sót khi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị cần cụ thể hơn.
Cùng với đó, trong đề tài nghiên cứu tương tự của Nguyễn Thị Huyền, nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất gạch Tuynel tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tành Vân”. Tác giả đã nêu khá đầy đủ cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí theo quy trình. Nêu được đầy đủ và tổng quan về thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên, nội dung kế toán quản trị khá đơn giản mà chưa đi sâu vào tìm hiểu giá thành sản phẩm, chưa chỉ ra hạn chế trong bộ máy kế toán của Công ty.
Tham khảo thêm đề tài nghiên cứu của Bùi Thị Thúy An nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất đồ gỗ gia dụng tại Công ty CP S.K.Y”. Tác giả đề tài đã nêu được khá đầy đủ và chính xác về cơ sở lý luận của kế toán quản trị chi phí theo quy trình và nêu được khái quát và đánh giá được
thực trạng của Công ty. Ngoài ra bài vẫn còn tồn tại một số hạn chế như trong phần khung phân tích đưa ra khá nhiều mục, mũi tên khá phức tạp cho người đọc. Ngoài ra đề tài khá thiếu sót trong phần giải pháp hoàn thiện công tác tại Công ty và có 1 số ý kiến nêu chung chung.
Cuối cùng, đề tài nghiên cứu của Đoàn Thị Nhung nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của Công ty Cổ phẩn ABC Việt Nam”. Tác giả đề tài đã nêu được cơ bản về khái niệm chi phí và lý luận cơ bản về kế toán quản trị. Tuy nhiên phần kết quả nghiên cứu phân tích khá chung chung, đề tài mới chỉ được các chi phí cụ thể trong quy trình sản xuất mà chưa phân tích, tính toán theo đúng chủ để. Đề tài chưa chỉ ra được sản phẩm tương đương qua từng quy trình sản suất chưa hoàn thành đúng yêu cầu của đề tài. Ngoài ra đưa ra phần phụ lục khá dài dòng và trùng với những thông tin đã đưa vào các bảng trong đề tài.