Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 59)

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện sự vũng mạnh và phát triển của Công ty đó. Nó ảnh hưởng tới đánh giá, đóng vai trò thu hút nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2017 -2018) Chỉ tiêu Năm 2017 (Đồng) Năm 2018 (Đồng) So sánh +/- (%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.172.096.740 19.101.978.600 -7.070.118.140 -27,01

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0

Doanh thu thuần 26.172.096.740 19.101.978.600 -7.070.118.140 -27,01

Giá vốn hàng bán 25.660.823.412 18.512.909.302 -7.147.914.110 -27,86

Lợi nhuận gộp 511.273.328 589.069.298 77.795.970 15,22

Doanh thu tài chính 1.634.406 1.319.415 -314.991 -19,27

Chi phí tài chính 24.298.111 13.721.633 -10.576.478 -43.53

Chí phí bán hàng 0

Chi phí quản lý doanh nghiệp 476.952.912 563.963.770 87.010.858 18,24

Lợi nhuận thuần từ họa động kinh doanh 11.656.711 12.703.310 1046.599 8,98

Thu nhập khác - - - -

Chi phí khác 0 0 0 -

Lợi nhuận khác 0 0 0 -

Tổng LNKT trước thuế 11.656.711 12.703.310 1.046.599 8,98

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.331.342 2.540.662 209.320 8,98

LN sau thuế 9.325.369 10.162.648 837279 8,98

Ta có thể thấy các chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế năm 2018 với năm 2017 có khá nhiều sự thay đổi:

Năm 2018 doanh thu của doanh nghiệp giảm 27,01% tương đương với tăng 7.070.118.140 đồng.

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2018 giảm 27,86% so với giá vốn năm 2017 tương ứng với 7.147.914.110 đồng. Chỉ tiêu về lợi nhuận gộp năm 2018 tăng 77.795.970 đồng , tương đương với tăng 15,22 % so với năm 2017. Điều này chi ta thấy được tiềm năng sản xuất của Công ty được khai thác một cách khá.

Ngoài ra chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp sang năm 2018 tăng cũng khá đáng kể là 87.010.858 đồng tương đương hơn 18,24% so với chi phí của năm 2017. Điều này là do hàng tồn kho của Công ty tăng cao, làm chi doanh nghiệp mất thêm chi phí và một số chi phí khác cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đạt hiệu quả cao. Công ty vẫn không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu hay dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với quy trình nghiên cứu. Tuy nhiên các việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dự liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu môt cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp bao gồm các loại tài liệu văn bản như: báo cáo chi phí, doanh thu, các bài viết trên các tập san, tạp chí, nhật báo, internet…

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm, hàng quý, các chứng từ, sổ sách của Công ty, các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp về đối tượng cần nghiên cứu bằng cách sử dụng người hoặc máy móc để ghi lại các hiện tượng,... Tiến hành quan sát để thu thập thông tin. Quan sát thực tế sẽ giúp ta có cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạng vấn đề nghiên cứu, có thể nhìn thấy được những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại về hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty.

3.2.2.Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các tài liệu thu thập được tôi dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như phân phối xác suất, thống kê dữ liệu, trong đó có cả thống kê một cách trực quan dựa vào bảng, biểu đồ.

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số tương đối, số lượng, cơ cấu… Dựa vào các số liệu thống kê tiến hành mô tả, phân tích để đưa ra các đánh giá chung và xây dựng các chỉ tiêu trong báo cáo quản trị.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh tính toán các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối rồi so sánh chúng với nhau, từ đó tìm ra các quy luật chung của hiện tượng. Mục tiêu của việc sử dụng phương pháp so sánh trong đề tài này là phân tích sự khác nhau về mặt lượng và mặt chất của hiện tượng trong cùng một thời điểm, trong các thời điểm khác nhau và so sánh giữa kế hoạch và thực tế.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên môn kế toán quản trị

Dựa trên các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước kế toán vận dụng các phương pháp chuyên môn để ghi chép xây dựng định mức, lập dự toán, trích lập dự phòng. Lập chứng từ ghi chép hệ thống sổ sách, lên báo cáo và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Phương pháp phân loại chi phí

Phân loại các khoản mục chi phí theo yêu cầu quản lý thông qua các tiêu thức phân tích thích hợp.

Phương pháp kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất:

dụng các biện pháp chuyên môn để ghi chép, xây dựng định mức, lập dự toán, vào sổ. Lập kế hoạch kiểm soát chi phí cũng như sản phẩm dở dang của từng công đoạn.

Phương pháp kế toán và kế toán quản trị

Được sử dụng để lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của Công ty nói chung và phân xưởng nói riêng để có những nhận xét đánh giá về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn và kết quả cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng.

Phương pháp lập báo cáo quản trị

Phương pháp này dựa trên các báo cáo quản trị để cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý của nội bộ đơn vị. Thiết kế các báo cáo thích hợp từ đó nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời cho việc quản lý.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO QUY TRÌNH Ở CÔNG TY TNHH GIẤY HÀ THÀNH TRÌNH Ở CÔNG TY TNHH GIẤY HÀ THÀNH

4.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí và quy trình sản xuất giấy kraft

4.1.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí

Tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành, sản phẩm được sản xuất theo quy trình liên tục. Sản phẩm cuối cùng là giấy Kraft phục vụ trong làm bao bì đóng gói sản phẩm và giấy kraft hiện nay thường được sử dụng nhiều trong việc sản xuất túi giấy thay thế dần cho túi giấy sử dụng giấy couche có cán màng POPP, sản xuất bao dựng hồ sơ và được tái chế thành giấy tập học sinh, giấy cho thùng caton…. Giấy Kraft có kích cỡ tiêu chuẩn có sẵn. Quy trình công nghệ của công ty khá phưc tạp bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một quy trình trình tự nhất định. Sản phẩm công ty chú trọng đến chất lượng và tiêu chuẩn quy định của sản phẩm. Cho nên đối tượng hạch toán chi phí được xác định là theo quy trình, Các chi phí liên quan trực tiếp tới từng quy trình như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

4.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên liệu chính

Bột giấy là các nguyên liệu chính hình thành nên sản phẩm hoàn thiện. Giấy và mực và các màng in là các nguyên liệu không có sẵn tại công ty mà cần phải mua từ công ty cung cấp bên ngoài. Vì vậy công ty hợp đồng với các công ty cung cấp nguyên liệu để đưa các nguyên vật liệu cần thiết vào sản xuất.

Nguyên liệu phụ

Hóa chất, phụ gia,… đây là các nguyên liệu phụ dung để hoàn thiện sản phẩm Giấy Kraft của công ty làm cho sản phẩm được đạt chất lượng và đủ yêu cầu so với thiết kế ban đầu.

Chi phí nhân công trực tiếp

Bao gồm các khoản chi phí về nhân công (là các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất), tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

Chi phí sản xuất chung:

Là những khoản dùng cho hoạt động của công ty được tập hợp vào chi phí sản xuất và phân bổ dần để tính giá thành sản phẩm bao gồm hai khoản chi phí là định phí và biến phí trong đó bao gồm:

 Chi phí nhân viên phân xưởng

 Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN nhân viên phân xưởng

 Chi phí lao động thuê ngoài

 Chi phí vật liệu phân xưởng

 Chi phí dụng cụ sản xuất

 Chi phí khấu hao TSCĐ

 Chi phí điện phân xưởng

 Chi phí sửa chữa, bảo chì TSCĐ

 Chi phí nhiên liệu xe cơ giới phục vụ sản xuất

 Chi phí dịch vụ mua ngoài khác

 Chi phí sản xuất chung khác

4.1.1.3. Quy trình sản xuất giấy kraft

Quy trình sản xuất Giấy Kraft phải trải qua khá nhiều khâu từ khâu chuẩn bị đến khâu sản xuất chính.

Khâu chuẩn bị, để biết được ý tưởng khách hàng về sản phẩm Giấy Kraft họ cần đặt hàng. Khách hàng có thể đến đặt thiết kế theo yêu cầu để tạo ra những hình ảnh bên ngoài Giấy Kraft của mình hay từ kích thước hình hạng của Giấy Kraft cần in chất lượng... Tuy nhiên khách hàng có thể mất thêm chi phí dịch vị thiết kế, hoặc tất nhiên khách hàng có thể yêu cầu sản xuất Giấy Kraft theo kích thước có sẵn và chỉ cần in theo mẫu mã đã thiết kế của mình. Khí bản in thiết kế đã hoàn thành, việc tiếp theo của khâu chuẩn bị là bố chí khuôn. Bố trí thô khuôn là sắp xếp các các hộp trên các khuôn in sao cho tối ưu nhất để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành.

Tiếp theo sản phẩm sẽ được in thử, làm thử mẫu để kiểm tra cấu trúc là làm một mẫu thật theo thiết kế để kiểm tra lại sức chứa, chịu lực của hộp trong điều kiện có tải. Nếu khách hàng thấy sản phẩm đảm bảo đủ yêu cầu thì sẽ được chuyển sang khâu sản xuất để in hàng loạt.

Các khâu từ thiết kế đến sản xuất đươc thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4.1. Công nghệ sản xuất Giấy Kraft

Nhập kho Bãi nguyên nhiên liệu, giấy phế liệu

Nghiền bột Bột giấy Xeo giấy Phối trộn (Kèm phụ gia) Phân tán bột Cán láng Sấy Ép Cắt Thành phẩm Khâu bán thành phẩm Khâu thành phẩm Cuộn

Tiếp theo đến khâu sản xuất theo dây chuyền phải trải qua khá nhiều bước nên để tiện chi việc xác định và tính chi phí thì nhà quản trị chi phí chia quy trình ra làm hai công đoạn như sau: Công đoạn 1 sản xuất bán thành phẩm và công đoạn 2 sản xuất thành thành phẩm, mỗi công đoạn đầu giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm.

Công đoạn 1 sản xuất bán thành phẩm bao gồm: Đưa NVT chính (bột giấy) vào dàn khuôn máy tạo phân tán bột. làm lỏng lẻo các liên kết trong cấu trúc bột giấy khô. Máy sẽ làm giảm kích thước mảnh bột, xơ sợi tách rời nhau, huyền phù bột được hình thành. Dùng tác động cơ học để tạo hệ phân tán bột giấy trong nước từ nguyên liệu là bột giấy có độ khô và độ nén cao. Sau công đoạn này là giai đoạn nghiền bột. Sợi sẽ được trương nở trong môi trường nước và liên kết giữa các sợi sẽ tăng lên. Trong thiết bị nghiền, lực ma sát giữa sợi - sợi, sợi - nước, sợi - thành thiết bị sẽ làm cấu trúc sợi bớt chặt chẽ để nước dễ thấm vào.

Công đoạn 2 sản xuất thành thành phẩm: Tiếp theo là quy trình ép trên máy xeo là tách nước và làm tăng độ bền cho băng giấy ướt. Sau đó là giai đoạn ép. Mục đích là tách nước và làm tăng độ bền cho băng giấy ướt (Ngoài ra, còn tăng độ nhẵn, giảm độ khối hay tăng độ chặt). Thiết bị ép Nhiệt cung cấp cho quy trình sấy là hơi quá nhiệt. Sau khi ép phần nước còn lại trong băng giấy sẽ được lấy đi bằng quy trình bốc hơi trong buồng sấy. Giai đoạn cuộn giấy Sau khi sấy và cán láng, giấy được đưa về dạng cuộn, thông thường ở máy xeo có lắp đặt một trống cuộn. Giai đoạn cắt giấy Mắy cắt có vai trò xẻ dọc khổ giấy lớn sang khổ giấy nhỏ hơn và cuộn chúng lại thành các cuộn.

Sơ đồ 4.2. Các công đoạn của quy trình sản xuất Giấy Kraft

Để tiện cho việc quản trị và tính chi phí dễ dàng thì hệ thống xác định chi phí theo quy trình sản xuất Giấy Kraft được xây dựng lên và các chi phí: chi phí

Công đoạn 1: sản xuất bán thành phẩm

Công đoạn 2: sản xuất Giấy Kraft thành phẩm

thành phẩm

Sấy Cắt giấy

nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung được phân bổ như trong sơ đồ 4.3:

Sơ đồ 4.3. Hệ thống xác định chi phí theo quy trình sản xuất Giấy Kraft 4.1.2. Quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy Hà Thành

4.1.2.1. Lập dự toán chi phí

Quản trị chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh của bất cứ một công ty nào nhằm không những cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Vì thế một trong các hướng đi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung phát triển đó là nâng cao tác dụng của quản trị chi phí nhằm tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm của mình ngày càng có chất lượng và giá cả phù hợp hơn với khách hàng. Là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty TNHH Giấy Hà Thành luôn coi trọng công tác quản trị chi phí để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận

Công ty TNHH Giấy Hà Thành có chức năng hoạt động sản xuất phục vụ ngành giấy trong nước nên cơ sở xây dựng kế hoạch/dự toán là:

Nguồn lực của đơn vị

Dự báo nhu cầu tiêu thụ giấy trong năm tiếp theo của thị trường Khả năng của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Để xác định số chi phí kinh doanh phải bỏ ra trong kỳ, công ty tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo các cơ sở sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung Nhập kho Công đoạn 1: Bán thành phẩm Công đoạn 2: Giấy Kraft thành phẩm

Số liệu xác định từng yếu tố chi phí được căn cứ vào các kế hoạch liên quan khác như kế hoạch về lao động tiền lương, kế hoạch kinh doanh. Đồng thời căn cứ vào hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, hợp lệ được công ty xây dựng dựa trên những quy đinh của nhà nước như định mức tiêu hao nguyên liệu...

Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiển thất nghiệp được tính vào chi phí.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước, bằng phương pháp phân tích thống kê và kinh nghiệm, nhân viên kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của cả năm, làm cơ sở cho việc lập các dự toán chi phí.

Việc lập kế hoạch được chi tiết theo từng quý và tổng hợp cả năm do phòng kế hoạch và phòng Kế toán phối hợp thực hiện, báo cáo Giám đốc đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)