- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra số liệu trên đề nghị thanh toán, tạm ứng, phiếu đề nghị xuất..., thanh toán tiền theo đề nghị thanh toán đã được duyệt chi và kiểm soát số liệu nhập xuất của bán hàng và vật tư.
- Kế toán vật tư: Theo dõi quy trình nhập xuất kho vật tư để tính cho đối tượng sử dụng. Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình công nợ với người bán hàng hàng tháng. Chấp hành tốt định mức dự trữ vật tư trong kho mà phân xưởng quy định.
Bộ máy kế toán đảm bảo việc chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống nhất, tập trung công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế của phân xưởng, trên cơ sở tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hoá, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ kế toán của toàn Công ty.
Nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong Công ty là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất cả các chứng từ kế toán, tổ chức mọi công tác
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư
Kế toán bán hàng kiêm kế toán thành phẩm Bộ phận kế toán
kế toán để thực hiện đầy đủ, có chất lượng mọi nội dung công tác kế toán trong Công ty.
3.1.4. Tình hình nguồn lực của Công ty
3.1.4.1.Tình hình sử dụng lao động
Trong điều kiện hiện nay việc quản lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động và môi trường lao động sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty. Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi Công ty hay một cơ sở sản xuất. Nhìn vào cơ cấu lao động của một Công ty ta có thể phần nào đánh giá được khả năng cũng như tiềm năng phát triển của Công ty. Nhận thức rõ điều này, Công ty luôn chú ý quản lý sát sao tình hình lao động tại công ty mình. Tình tình lao động của công ty năm 2017 - 2018 được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1: Bảng 3.1. Tình hình lao động Công ty (2017- 2018) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 2017-2018 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) +/- % Tổng số 22 100,00 23 100,00 1 4,55 Theo giới tính Nam 15 68,18 16 72,73 1 6,67 Nữ 7 31,82 7 31,82 0 0,00 Theo trình độ Đại học 4 18,18 4 18,18 0 0,00 Cao đẳng và trung cấp 7 31,82 8 36,36 1 14,29 Lao động phổ thông 11 50,00 11 50,00 0 0,00
Nhìn vào bảng tình hình lao động trên ta có thể thấy số lượng lao động của Công ty trong năm 2017 và 2018 có sự thay đổi nhẹ. Cụ thể theo từng chỉ tiêu phân loại như sau:
Phân loại theo giới tính thì lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn là lao động nữ vì một số bộ phận thường là nam như bộ phận kĩ thuật, bảo vệ và một số vị trí khác. Ngoài ra Công ty TNHH giấy Hà Thành với ngành nghề sản xuất Giấy Kraft là chủ yếu nên không quá cần sự khéo léo nên hầu như các công việc công nhân nam đều có thể thực hiện được. Năm 2017 lao động nam chiếm tỷ trọng 68.18% còn lao động nữ là 31.82%, năm 2018 tỷ lệ lao động nữ không có biến động và lao động nam tăng 6.67%.
Phân loại theo trình độ lao động thì lao động có trình độ đại học chiếm thấp nhất với năm 2017 là 18.18%, năm 2018 là 18.18%. Chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động phổ thông với năm 2017 là 50%, năm 2018 cũng giữ nguyên là 55,3%. Đứng ở giữa và cũng không chiếm tỷ trọng quá lớn là lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng với năm 2017 là 31.82%, năm 2018 lao động có trình độ trung cấp là 36.36% tăng 14.29 so với năm 2017.
Tuy cơ cấu lao động của Công ty không dịch chuyển nhiều nhưng tình hình sản xuất của công ty giữ vững ở mức khá ổn định với những đơn hàng ổn định theo từng năm. Ngoài ra qua các năm, công ty còn đổi mới cơ sở vật chất và máy móc lao động. Nhờ vậy Công ty có thể tăng năng xuất lao động và giảm chi phí sản xuất.
3.1.4.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản nguồn vốn có vai trò rất quan trọng với sự phát triền của doanh nghiêp. Nguồn vốn thể hiện sức mạnh về tài chính, còn tài sản là toán bộ tiềm lực kinh tế biểu thi lợi ích doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai.
Nắm bắt được sự biến động về tình hình tài sản nguồn vốn giúp nhà quản trị đánh giá và đưa ra những giải pháp, kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp.
Qua bảng 3.2 về tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty năm 2017 - 2018 ta có thể thấy tổng tài sản năm 2018 tăng so với năm 2017 là 14.453.562.167 đồng, tương ứng với tăng 25,30%. Cho thấy Công ty ngày càng phát triển và có đấu hiệu mở rộng quy mô.
Bảng 3.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty (2017 – 2018)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017-2018 Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) +/- (%)
TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn 11.429.135.706 84,87 13.197.998.788 86,52 2.096.661.227 17
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.054.232.962 7,83 552.288.598 3,62 -501.944.364 -48
2. Các khoản phải thu NH 5.375.552.839 39,92 4.073.065.399 26,70 -974.689.295 -18
3. Hàng tồn kho 4.834.937.497 35,90 8.391.867.801 55,01 3.556.930.304 73,6
4. TSNH khác 164.412.408 1,22 180.776.990 1,19 16.364.582 10
II. Tài sản dài hạn 2.037.697.631 15,13 1.728.228.263 11,33 5.046.563.645 40,4
1. TSCĐ 2.037.697.631 15,13 1.728.228.263 11,33 -309.469.368 -15
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn -
Tổng tài sản 13.466.833.337 100,00 15.254.025.196 100,00 1.787.191.859 13,3 NGUỒN VỐN - - - I. Nợ phải trả 10.409.254.699 77,30 10.486.283.910 68,74 77.029.211 0,7 1. Nợ ngắn hạn 5.415.908.032 40,22 3.292.537.243 21,58 -2.123.370.789 -39 2. Nợ dài hạn 4.993.346.667 37,08 7.193.746.667 47,16 1.710.162.648 55,9 II. Vốn chủ sở hữu 3.057.578.638 22,70 4.767.741.286 31,26 1.787.191.859 13,3 Tổng nguồn vốn 13.466.833.337 100,00 15.254.025.196 100,00 1.710.162.648 55,9
Cơ cấu tài sản
Cơ cấu nguồn vốn
Tình hình tài sản:
Tài sản ngắn hạn năm 2018 tăng 2.096.661.227 đồng so với năm 2017 tương ứng với 17%. Nguyên nhân là do, hàng tồn kho tăng nhiều. Hàng tồn kho tăng nhiều nhất là 3.556.930.304 đồng, tăng tới 73,6% chỉ qua có một năm. Hàng tồn kho tăng có thể làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp, như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt… Cho nên Công ty nên chú trọng hơn vào giải quyết vấn đề hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn khác và tiền và các khoản tương đương tiền là giảm. Các khoản phải thu ngắn hạn là giảm nhiều nhất qua 1 năm là 974.689.295 đồng, tương ứng giảm tới 18,1%.
Tài sản dài hạn năm 2018 giảm 309.469.368 đồng so với năm 2017 tương ứng 15,2% Nguyên nhân là do giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định tăng. Tài sản cố định được đầu tư trong năm 2018 là không thay đổi so với năm 2017...
Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn năm 2018 nợ phải trả của Công ty tăng 77.029.211 đồng tương đương hơn 0,7% so vơi nợ phải trả của năm 2017, do công ty vay vốn để mở rộng sản xuất đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như máy móc hiện đại để đưa vào sản xuất. Trong năm 2018 nợ dài hạn của công ty tăng tới 55,9% so với năm 2017 tương đương 1.710.162.648 đồng. Vốn đầu tư chủ sở hữa qua năm 2018 tăng 13,3% so với năm 2017.
3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện sự vũng mạnh và phát triển của Công ty đó. Nó ảnh hưởng tới đánh giá, đóng vai trò thu hút nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2017 -2018) Chỉ tiêu Năm 2017 (Đồng) Năm 2018 (Đồng) So sánh +/- (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.172.096.740 19.101.978.600 -7.070.118.140 -27,01
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0
Doanh thu thuần 26.172.096.740 19.101.978.600 -7.070.118.140 -27,01
Giá vốn hàng bán 25.660.823.412 18.512.909.302 -7.147.914.110 -27,86
Lợi nhuận gộp 511.273.328 589.069.298 77.795.970 15,22
Doanh thu tài chính 1.634.406 1.319.415 -314.991 -19,27
Chi phí tài chính 24.298.111 13.721.633 -10.576.478 -43.53
Chí phí bán hàng 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp 476.952.912 563.963.770 87.010.858 18,24
Lợi nhuận thuần từ họa động kinh doanh 11.656.711 12.703.310 1046.599 8,98
Thu nhập khác - - - -
Chi phí khác 0 0 0 -
Lợi nhuận khác 0 0 0 -
Tổng LNKT trước thuế 11.656.711 12.703.310 1.046.599 8,98
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.331.342 2.540.662 209.320 8,98
LN sau thuế 9.325.369 10.162.648 837279 8,98
Ta có thể thấy các chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế năm 2018 với năm 2017 có khá nhiều sự thay đổi:
Năm 2018 doanh thu của doanh nghiệp giảm 27,01% tương đương với tăng 7.070.118.140 đồng.
Giá vốn hàng bán của công ty năm 2018 giảm 27,86% so với giá vốn năm 2017 tương ứng với 7.147.914.110 đồng. Chỉ tiêu về lợi nhuận gộp năm 2018 tăng 77.795.970 đồng , tương đương với tăng 15,22 % so với năm 2017. Điều này chi ta thấy được tiềm năng sản xuất của Công ty được khai thác một cách khá.
Ngoài ra chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp sang năm 2018 tăng cũng khá đáng kể là 87.010.858 đồng tương đương hơn 18,24% so với chi phí của năm 2017. Điều này là do hàng tồn kho của Công ty tăng cao, làm chi doanh nghiệp mất thêm chi phí và một số chi phí khác cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đạt hiệu quả cao. Công ty vẫn không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu hay dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với quy trình nghiên cứu. Tuy nhiên các việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dự liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu môt cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các loại tài liệu văn bản như: báo cáo chi phí, doanh thu, các bài viết trên các tập san, tạp chí, nhật báo, internet…
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm, hàng quý, các chứng từ, sổ sách của Công ty, các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp về đối tượng cần nghiên cứu bằng cách sử dụng người hoặc máy móc để ghi lại các hiện tượng,... Tiến hành quan sát để thu thập thông tin. Quan sát thực tế sẽ giúp ta có cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạng vấn đề nghiên cứu, có thể nhìn thấy được những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại về hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại công ty.
3.2.2.Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các tài liệu thu thập được tôi dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như phân phối xác suất, thống kê dữ liệu, trong đó có cả thống kê một cách trực quan dựa vào bảng, biểu đồ.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số tương đối, số lượng, cơ cấu… Dựa vào các số liệu thống kê tiến hành mô tả, phân tích để đưa ra các đánh giá chung và xây dựng các chỉ tiêu trong báo cáo quản trị.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh tính toán các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối rồi so sánh chúng với nhau, từ đó tìm ra các quy luật chung của hiện tượng. Mục tiêu của việc sử dụng phương pháp so sánh trong đề tài này là phân tích sự khác nhau về mặt lượng và mặt chất của hiện tượng trong cùng một thời điểm, trong các thời điểm khác nhau và so sánh giữa kế hoạch và thực tế.
3.2.3.3. Phương pháp chuyên môn kế toán quản trị
Dựa trên các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước kế toán vận dụng các phương pháp chuyên môn để ghi chép xây dựng định mức, lập dự toán, trích lập dự phòng. Lập chứng từ ghi chép hệ thống sổ sách, lên báo cáo và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Phương pháp phân loại chi phí
Phân loại các khoản mục chi phí theo yêu cầu quản lý thông qua các tiêu thức phân tích thích hợp.
Phương pháp kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất:
dụng các biện pháp chuyên môn để ghi chép, xây dựng định mức, lập dự toán, vào sổ. Lập kế hoạch kiểm soát chi phí cũng như sản phẩm dở dang của từng công đoạn.
Phương pháp kế toán và kế toán quản trị
Được sử dụng để lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của Công ty nói chung và phân xưởng nói riêng để có những nhận xét đánh giá về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn và kết quả cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng.
Phương pháp lập báo cáo quản trị
Phương pháp này dựa trên các báo cáo quản trị để cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý của nội bộ đơn vị. Thiết kế các báo cáo thích hợp từ đó nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời cho việc quản lý.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO QUY TRÌNH Ở CÔNG TY TNHH GIẤY HÀ THÀNH TRÌNH Ở CÔNG TY TNHH GIẤY HÀ THÀNH
4.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí và quy trình sản xuất giấy kraft
4.1.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí
Tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành, sản phẩm được sản xuất theo quy trình liên tục. Sản phẩm cuối cùng là giấy Kraft phục vụ trong làm bao bì đóng gói sản phẩm và giấy kraft hiện nay thường được sử dụng nhiều trong việc sản xuất túi giấy thay thế dần cho túi giấy sử dụng giấy couche có cán màng POPP, sản xuất bao dựng hồ sơ và được tái chế thành giấy tập học sinh, giấy cho thùng caton…. Giấy Kraft có kích cỡ tiêu chuẩn có sẵn. Quy trình công nghệ của công ty khá phưc tạp bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một quy trình trình tự nhất định. Sản phẩm công ty chú trọng đến chất lượng và tiêu chuẩn quy định của sản phẩm. Cho nên đối tượng hạch toán chi phí được xác định là theo quy trình, Các chi phí liên quan trực tiếp tới từng quy trình như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
4.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên liệu chính
Bột giấy là các nguyên liệu chính hình thành nên sản phẩm hoàn thiện. Giấy và mực và các màng in là các nguyên liệu không có sẵn tại công ty mà cần phải mua từ công ty cung cấp bên ngoài. Vì vậy công ty hợp đồng với các công ty cung cấp nguyên liệu để đưa các nguyên vật liệu cần thiết vào sản xuất.
Nguyên liệu phụ
Hóa chất, phụ gia,… đây là các nguyên liệu phụ dung để hoàn thiện sản phẩm Giấy Kraft của công ty làm cho sản phẩm được đạt chất lượng và đủ yêu