Dòng sản phẩm tại một quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 35)

Sản phẩm đƣa vào sản xuất

Sản phẩm dở dang đầu kì …

Sản phẩm đưa vào sản xuất trong kì …

Sản phẩm chuyển sang bộ phận khác, sang kì sau …

Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác …

Sản phẩm dở dang cuối kì …

Tổng số sản phẩm …

Bƣớc 2: Xác đinh sản phẩm tƣơng đƣơng

 Đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quy trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công, chế biến tiếp mới hoàn thành).

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì theo từng đối tượng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang.

Vậy đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Chi phí sản xuất sản phẩm dở

Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:

Ddk + C

Dck = x Sd

Stp + Sd

Trong đó:

Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Ddk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lương sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Ddk + C

Dck = x S’d

Stp + Sd

Trong đó:

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.

Đánh giá sản phẩm tƣơng đƣơng

Sản phẩm tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kỳ nếu tất cả mọi kế quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó.

Sản phẩm tương đương = Sản lượng sản xuất x (%) hoàn thành công việc

Có hai phương pháp xác định sản phẩm tương đương là: phương pháp bình quân trọng số và phương pháp nhập trước xuất trước.

Phƣơng pháp bình quân trọng số (WA)

Sản lượng tương đương của một phân xưởng chỉ xét đến số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cần quy đổi. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ coi như đã hoàn thành trong kỳ sản xuất theo dòng vật chất của quy trình sản xuất. Như vậy, sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân là: Sản phẩm tương đương của sản xuất = Sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm tương đương dở dang cuối kỳ Cách tính này đơn giản, dễ làm vì chỉ quan tâm đến sản lượng hoàn thành và dở dang cuối kỳ, nhưng sẽ dẫn đến tính không hợp lý trên phương diện sản lượng sản xuất và giá thành của đơn vị sản phẩm. Vì mỗi loại sản phẩm dở dang đầu kỳ có mức độ hoàn thành khác nhau nên nếu quan tâm đến khái niệm sản lượng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải tiêu dùng các nguồn lực để tiếp tục hoàn thành phần còn lại của sản phẩm. Vấn đề này chưa được xtôi xét đến theo phương pháp bình quân. Kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm sẽ bị san bằng nếu hao phí giữa cấc kỳ có sự khác biệt thực sự.

Bảng 2.6. Sản phẩm tƣơng đƣơng trong kì theo phƣơng pháp WA Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác (nhập kho)

Sản phẩm tương đương đối với dở dang cuối kỳ Sản phẩm tương đương theo NVLtrực tiếp

(số lượng sản phẩm x % hoàn thành LĐ)

Sản phẩm tương đương theo lao động trực tiếp

(số lượng sản phẩm x %hoàn thành LĐ)

Sản phẩm tương đương theo chi phí SXC

(số lượng sản phẩm x % hoàn thành SXC)

Tổng số sản phẩm hoàn thành quy đổi

Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO)

Thực chất của phương pháp này là sản phẩm dở dang đâu kỳ sẽ tiếp tực chế biến và sẽ hoàn thành trước nếu không có những sai hỏng về mặt kỹ thuật, những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ sẽ hoàn thành sau và có thể là những sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ. Việc tính sản lượng tương đương theo phương pháp này thật sự tuân thủ theo dòng vật chất của quy trình sản xuất, và do vậy các báo cáo về sản lượng và giá thành sẽ hợp lý hơn.

Qua phương trình cân đối sản lượng ở trên, sản lượng tương đương trong kỳ bao gồm ba loại:

Sản phẩm dở dang đầu kỳ được tiếp tục chế biến và hoàn thành. Sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ và đã hoàn thành. Sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Hay sản lượng tương đương được tính như sau:

Sản phẩm hoàn thành quy đổi = Sản phẩm tương đương đầu kỳ + Sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm tương đương cuối kỳ

Hoặc Sản phẩm tương đương đầu kỳ = Sản phẩm dở dang đầu kỳ x (100% - % hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ) Sản phẩm tương đương có thể tổng hợp trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Sản phẩm tƣơng đƣơng trong kì theo phƣơng pháp FIFO

Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung Sản phẩm tương đương đầu kì

SP tương đương theo NVL trực tiếp:

Số lượng sp x (100% - % hoàn thành NVL)

SP tương đương theo LĐ trực tiếp:

Số lượng sp x (100% - % hoàn thành LĐ)

SP tương đương theo SXC trực tiếp:

Số lượng sp x (100% - % hoàn thành SXC)

Sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kì Sản phẩm tương đương cuối kì

SP tương đương theo NVL trực tiếp:

Số lượng sản phẩm x %hoàn thành NVL

SP tương đương theo LĐ trực tiếp:

Số lượng sản phẩm x %hoàn thành LĐ

SP tương đương theo SXC trực tiếp:

Số lượng sản phẩm x %hoàn thành SXC

Sản phẩm hoàn thành quy đổi

Bƣớc 3: Tính chi phí đơn vị của sản phẩm tƣơng đƣơng

Sản phẩm tương đương tính theo các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung được dùng để tính chi phí đơn vị bình quân của sản phẩm tương đương của sản xuất.

Đối với nguyên liệu trực tiếp, chi phí bình quân của sản phẩm dở dang tương đương bằng tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dang đầu kì và chi phí nguyên liệu trực tiếp phát sinh trong kì chia cho số sản phẩm tương đương tính theo chi phí nguyên liệu trực tiếp các chi phí lao động và sản phẩm

chung cũng tính tương tự. Chi phí đơn vị bình quân của sản phẩm tương đương được tổng hợp trong bảng 2.8:

Bảng 2.8. Chi phí đơn vị của sản phẩm tƣơng đƣơng tại quy trình

Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung

Chi tiêu sản xuất dở dang đầu kì Chi tiêu sản xuất phát sinh trong kì Tổng chi phí sản xuất

Sản phẩm tương đương

Chi phí đơn vị sản phẩm tương đương

Bƣớc 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Sản phẩm tương đương ở Bước 2 và chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương ở bước 3 dùng trong bước 4 để tính toán các chi phí cho: (1) sản phẩm hoàn thành và giá vốn hàng bán và (2) sản phẩm dở dang.

Báo cáo các dòng chi phí tại quy trình được thể hiện dưới bảng 2.9:

Bảng 2.9. Báo cáo các dòng chi phí

Chỉ tiêu Các chi phí Cộng chi phí

Chi phi của sản phẩm dở dang đầu kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất sản phẩm trong kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất

Chi phí của sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Dòng vào của chi phí thể hiện các chi phí được theo quy trình bao gồm nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất phải gánh chịu cũng như là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. Dòng ra của chi phí là các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung của các sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác (kho thành phẩm hoặc bán) và các chi phí này cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản trị chi phí theo quy trình

2.1.4.1. Các yếu tố bên trong (Yếu tố thuộc doanh nghiệp)

a. Đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ đến quá trình tổ chức quản trị chi phí của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, địa bàn hẹp thì khi xây dựng kế hoạch quản trị chi phí cần chú trọng đến việc tổ chức quản trị chi phí chuyên sâu theo nhóm sản phẩm cụ thể, theo bộ phận quản lý. Tuy nhiên, nếu theo quy mô doanh nghiệp lớn, có nhiều Công ty thành viên thì việc tổ chức quan trị chi phí cần phân tán theo địa bàn, khu vực để quản trị chi phí được hiệu quả hơn. Yếu tố này sẽ tác động đến mô hình quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh du lịch - nhà hàng - khách sạn trong việc xây dựng bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, tổ chức nhân sự, hệ thống báo cáo, trách nhiệm quản lý,...

b. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu phát triển doanh nghiệp của chủ sở hữu: chủ sở hữu là những người có toàn quyền quyết định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Căn cứ vào các nguồn lực sẵn có mà chủ sở hữu doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu phát triển phù hợp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu phát triển riêng. Những doanh nghiệp có mục tiêu phát triển dài hạn với quy mô mở rộng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, tham gia trong một thị trường có nhiều sự cạnh tranh thì công tác quản trị thường có xu hướng áp dụng những nội dung mới, tiên tiến đảm bảo cung cấp được những thông tin dài hạn, kiểm soát được hoạt động trên phạm vi rộng, đo lường được hiệu quả tổng thể và giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Ngược lại, những doanh nghiệp không có mục tiêu phát triển dài hạn, hoạt động trong phạm vi hẹp thì nội dung quản trị chỉ cần áp dụng những nội dung cơ bản, truyền thống, chủ yếu phục vụ mục tiêu quản lý tác nghiệp.

c. Trình độ của nhà quản trị

Trình độ của nhà quản trị doanh nghiệp: thông tin kế toán quản trị là để phục vụ nhà quản trị. Ngoại trừ yếu tố nhu cầu thông tin để điều hành doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của chủ sở hữu thì yếu tố trình độ của nhà quản trị cũng ảnh hưởng tới việc áp dụng nội dung kế toán quản trị tại từng doanh nghiệp.

Thông tin quản trị được phân cấp thành nhiều loại để cung cấp cho nhà quản trị ở các cấp tương ứng. Vì vậy, trình độ của nhà quản trị là yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng nội dung quản trị tại từng doanh nghiệp cụ thể.

d. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

Trình độ của người làm công tác quản trị và ứng dụng công nghệ thông tin: việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành kế toán quản trị ngày nay cũng rất quan trọng, bởi khối lượng và mức độ phức tạp trong công việc của người làm kế toán quản trị ngày càng tăng cao.

Do vậy, người làm công tác quản trị cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mới có thể thực hiện tốt công việc của mình, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà quản trị với từng nội dung kế toán quản trị.

2.1.4.2. Ảnh hưởng của đặc điểm môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Nhân tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ đến việc tổ chức quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Cụ thể, với môi trường kinh doanh minh bạch và ít có sự biến động thì việc tổ chức quản trị chi phí khi đó thường tập trung vào cải tiến giám sát vấn đề chi phí các yếu tố đầu vào. Nhưng với môi trường kinh doanh không m inh bạch và có nhiều biến động thì tổ chức kế toán quản trị cần đinh hướng tập trung vào việc cung cấp thông tin để ra các quyết đinh kinh doanh, lựa chọn hướng đầu tư sản xuất sản phẩm. Nhân tố này có tác động rất lớn đến tình hình phát triển của đơn vi. Bên cạnh đó, nhân tố này còn góp phần đinh hướng phát triển lâu dài, bền vững tăng tính cạnh tranh và vi thế' của doanh trên thương trường

a. Pháp luật

Hệ thống pháp luật có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị. Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống thông tin kế toán quản trị thì cần phải hoàn thiện đầy đủ hơn. Đối với các doanh nghiệp chưa có hệ thống thông tin kế toán quản trị thì

có định hướng để tập trung nguồn lực để xây dựng. Hệ thống thông tin kế toán quản trị mang lại hiệu quả cao cho mỗi doanh nghiệp điều này cũng có nghĩa làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Do vậy hệ thống luật pháp định hướng đầy đủ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị.

b. Điều kiện kinh tế chính trị

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu ... Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.

c. Môi trường cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh thể hiện bằng sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường cung cấp vật liệu, tuyển dụng lao động, bán sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú ý đến hiệu quả, từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)