Số tài khoản nguyên liệu tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 31)

Công ty:... Địa chỉ:... Điện thoại:....

SỔ CÁI

Tên tài khoản: Nguyên vật liệu tồn kho Số hiệu: 152

Ngày, tháng ghi

sổ (1)

Chứng từ ghi sổ Diễn giải

(4) Nợ (5) Có (6) Số dư (7 = 5 - 6) Số hiệu (2) Ngày, tháng (3) Tồn đầu kỳ ... ... ... Số phát sinh trong kỳ ... ... ... Tồn cuối kỳ ... ... ...

Chi phí lao động trực tiếp

Chi phí lao động trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất tính vào chi phí.

Đối với sản xuất theo quy trình, chi phí lao động trực tiếp liên quan tới từng bộ phận sản xuất, tổng tiền lương bao gồm cả tiền lương trực tiếp của quy trình sản xuất và tiền lương của bộ phận hỗ trợ sản xuất phân bổ, vì vậy trong tính toán ta không tách riêng các khoản trích theo lương của người lao động. Hơn

nữa, lao động trực tiếp của một quy trình sản xuất bao gồm tất cả lao động được sử dụng riêng cho quy trình đó, thậm chí kể cả lao động không được sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm như quản lý riêng của một quy trình sản xuất, lương của họ vẫn được tính vào chi phí lao động trực tiếp mà không tính vào chi phí sản xuất chung.

Lao động trực tiếp được hưởng lương theo năng lực sản xuất, lao động gián tiếp sẽ được phân bổ theo tỷ lệ định mức theo từng quy trình sản xuất, được quy định tùy theo loại hình sản xuất và Công ty quy định. Các tổ tự chấm công để xác nhận số công làm việc của từng cá nhân.

Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương để định khoản ghi sổ. Tiền lương được tổng hợp trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tiền lƣơng Công ty:... Địa chỉ:... Điện thoại:.... BẢNG TỔNG HỢP LƢƠNG Bộ phận:... TT Tổ làm việc Số ngƣời Tổng lƣơng

Các khoản giảm trừ Số còn phải trả Tạm ứng BHXH 1 2 3 ... Cộng

Tiền lương của LĐTT theo mỗi quy trình sản xuất được hạch toán vào bên Nợ của tài khoản chi phí LĐTT, sau đó chi phí được kết chuyển về tài khoản chi phí sản xuất dở dang tính cho quy trình sản xuất đó. Tiền lương của lao động gián tiếp được hạch toán vào bên Nợ của tài khoản chi phí sản xuất chung, sau đó được phân bổ cho quy trình sản xuất (tài khoản chi phí sản xuất dở dang) dựa theo tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung dự kiến.

Chi phí sản xuất chung

Trong sản xuất theo quy trình, chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm chi phí phát sinh và phân bổ theo một tiêu thức nhất định như số giờ lao động trực tiếp hoặc số giờ máy. Hiện nay, trong thời kỳ tự động hóa được đẩy mạnh thì các doanh nghiệp ưa thích việc lựa chọn hình thức phân bổ là số giờ máy. Trong một số trường hợp sử dụng tiêu thức phân bổ như số giờ lao động trực tiếp (hay một tỷ lệ phân bổ áp dụng chung cho toàn bộ Công ty) chưa đủ để phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác và có hiệu quả, người quản lý có thể sử dụng các tỷ lệ khác nhau cho các quy trình sản xuất khác nhau. Doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng.

Cuối tháng, chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp được so sánh với chi phí ước tính trong kế hoạch, nhằm xử lý những chênh lệch thừa thiếu trong tài khoản chi phí sản xuất chung, sau đó kết chuyển toàn bộ sang tài khoản chi phí sản xuất dở dang để tính chi phí đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thì kết chuyển và tính chi phí sản phẩm của phân xưởng đó.

Sổ tài khoản chi phí sản xuất chung được thể hiện trong bảng 2.3:

Bảng 2.3. Sổ tài khoản chi phí sản xuất chung của Công ty

Công ty:... Địa chỉ:... Điện thoại:....

SỔ CÁI

Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Ngày, tháng ghi sổ (1) Chứng từ ghi sổ Diễn giải (4) Nợ (5) (6) Số dƣ (7 = 5 - 6) Số hiệu (2) Ngày, tháng (3)

2.1.3.4. Báo cáo sản xuất

Trình tự xác định chi phí theo quy trình:

Xác định chi phí sản xuất theo quy trình sử dụng báo cáo sản xuất như là tài liệu quản lý chủ chốt để xác định chi phí cho các quy trình. Gồm 4 phần:

- Phần 1: xác định dòng vật chất

- Phần 2: xác định sản phẩm tương đương - Phần 3: tính chi phí sản phẩm tương đương - Phần 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Xác định chi phí theo quy trình và các bước thực hiện cho quy trình sản xuất của Công ty trong kì thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Số liệu sản xuất của quy trình

Sản phẩm dở dang đâu kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang

Mức độ hoàn thành - nguyên liệu trực tiếp Mức độ hoàn thành - lao động trực tiếp Mức độ hoàn thành - chi phí sản xuất chung Chí phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung

Các hoạt động trong kì báo cáo

Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong kì

Số lượng sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác Chi phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Sản phẩm dở dang cuối kì

Số lượng sản phẩm dở dang

Mức độ hoàn thành- nguyên liệu trực tiếp Mức độ hoàn thành - lao động trực tiếp Mức độ hoàn thành - chi phí sản xuất chung

Bƣớc 1: Xác định dòng sản phẩm vật chất

Cân đối dòng sản phẩm vật chất là một bộ phận của báo cáo sản xuất, trong đó cân đôi các đơn vị sản phẩm được đưa vào sản xuất với các đơn vị sản phẩm đã hoàn thành chuyển sang bộ phận khác trong kỳ. Các dòng sản phẩm của quy trình sản xuất được tổng hợp trong bảng 2.5:

Bảng 2.5. Dòng sản phẩm tại một quy trình

Sản phẩm đƣa vào sản xuất

Sản phẩm dở dang đầu kì …

Sản phẩm đưa vào sản xuất trong kì …

Sản phẩm chuyển sang bộ phận khác, sang kì sau …

Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác …

Sản phẩm dở dang cuối kì …

Tổng số sản phẩm …

Bƣớc 2: Xác đinh sản phẩm tƣơng đƣơng

 Đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quy trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công, chế biến tiếp mới hoàn thành).

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì theo từng đối tượng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang.

Vậy đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Chi phí sản xuất sản phẩm dở

Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cung cấp khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:

Ddk + C

Dck = x Sd

Stp + Sd

Trong đó:

Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Ddk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lương sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Ddk + C

Dck = x S’d

Stp + Sd

Trong đó:

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.

Đánh giá sản phẩm tƣơng đƣơng

Sản phẩm tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kỳ nếu tất cả mọi kế quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó.

Sản phẩm tương đương = Sản lượng sản xuất x (%) hoàn thành công việc

Có hai phương pháp xác định sản phẩm tương đương là: phương pháp bình quân trọng số và phương pháp nhập trước xuất trước.

Phƣơng pháp bình quân trọng số (WA)

Sản lượng tương đương của một phân xưởng chỉ xét đến số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cần quy đổi. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ coi như đã hoàn thành trong kỳ sản xuất theo dòng vật chất của quy trình sản xuất. Như vậy, sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân là: Sản phẩm tương đương của sản xuất = Sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm tương đương dở dang cuối kỳ Cách tính này đơn giản, dễ làm vì chỉ quan tâm đến sản lượng hoàn thành và dở dang cuối kỳ, nhưng sẽ dẫn đến tính không hợp lý trên phương diện sản lượng sản xuất và giá thành của đơn vị sản phẩm. Vì mỗi loại sản phẩm dở dang đầu kỳ có mức độ hoàn thành khác nhau nên nếu quan tâm đến khái niệm sản lượng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải tiêu dùng các nguồn lực để tiếp tục hoàn thành phần còn lại của sản phẩm. Vấn đề này chưa được xtôi xét đến theo phương pháp bình quân. Kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm sẽ bị san bằng nếu hao phí giữa cấc kỳ có sự khác biệt thực sự.

Bảng 2.6. Sản phẩm tƣơng đƣơng trong kì theo phƣơng pháp WA Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác (nhập kho)

Sản phẩm tương đương đối với dở dang cuối kỳ Sản phẩm tương đương theo NVLtrực tiếp

(số lượng sản phẩm x % hoàn thành LĐ)

Sản phẩm tương đương theo lao động trực tiếp

(số lượng sản phẩm x %hoàn thành LĐ)

Sản phẩm tương đương theo chi phí SXC

(số lượng sản phẩm x % hoàn thành SXC)

Tổng số sản phẩm hoàn thành quy đổi

Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO)

Thực chất của phương pháp này là sản phẩm dở dang đâu kỳ sẽ tiếp tực chế biến và sẽ hoàn thành trước nếu không có những sai hỏng về mặt kỹ thuật, những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ sẽ hoàn thành sau và có thể là những sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ. Việc tính sản lượng tương đương theo phương pháp này thật sự tuân thủ theo dòng vật chất của quy trình sản xuất, và do vậy các báo cáo về sản lượng và giá thành sẽ hợp lý hơn.

Qua phương trình cân đối sản lượng ở trên, sản lượng tương đương trong kỳ bao gồm ba loại:

Sản phẩm dở dang đầu kỳ được tiếp tục chế biến và hoàn thành. Sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ và đã hoàn thành. Sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Hay sản lượng tương đương được tính như sau:

Sản phẩm hoàn thành quy đổi = Sản phẩm tương đương đầu kỳ + Sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm tương đương cuối kỳ

Hoặc Sản phẩm tương đương đầu kỳ = Sản phẩm dở dang đầu kỳ x (100% - % hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ) Sản phẩm tương đương có thể tổng hợp trong bảng 2.7:

Bảng 2.7. Sản phẩm tƣơng đƣơng trong kì theo phƣơng pháp FIFO

Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung Sản phẩm tương đương đầu kì

SP tương đương theo NVL trực tiếp:

Số lượng sp x (100% - % hoàn thành NVL)

SP tương đương theo LĐ trực tiếp:

Số lượng sp x (100% - % hoàn thành LĐ)

SP tương đương theo SXC trực tiếp:

Số lượng sp x (100% - % hoàn thành SXC)

Sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kì Sản phẩm tương đương cuối kì

SP tương đương theo NVL trực tiếp:

Số lượng sản phẩm x %hoàn thành NVL

SP tương đương theo LĐ trực tiếp:

Số lượng sản phẩm x %hoàn thành LĐ

SP tương đương theo SXC trực tiếp:

Số lượng sản phẩm x %hoàn thành SXC

Sản phẩm hoàn thành quy đổi

Bƣớc 3: Tính chi phí đơn vị của sản phẩm tƣơng đƣơng

Sản phẩm tương đương tính theo các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung được dùng để tính chi phí đơn vị bình quân của sản phẩm tương đương của sản xuất.

Đối với nguyên liệu trực tiếp, chi phí bình quân của sản phẩm dở dang tương đương bằng tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dang đầu kì và chi phí nguyên liệu trực tiếp phát sinh trong kì chia cho số sản phẩm tương đương tính theo chi phí nguyên liệu trực tiếp các chi phí lao động và sản phẩm

chung cũng tính tương tự. Chi phí đơn vị bình quân của sản phẩm tương đương được tổng hợp trong bảng 2.8:

Bảng 2.8. Chi phí đơn vị của sản phẩm tƣơng đƣơng tại quy trình

Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung

Chi tiêu sản xuất dở dang đầu kì Chi tiêu sản xuất phát sinh trong kì Tổng chi phí sản xuất

Sản phẩm tương đương

Chi phí đơn vị sản phẩm tương đương

Bƣớc 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Sản phẩm tương đương ở Bước 2 và chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương ở bước 3 dùng trong bước 4 để tính toán các chi phí cho: (1) sản phẩm hoàn thành và giá vốn hàng bán và (2) sản phẩm dở dang.

Báo cáo các dòng chi phí tại quy trình được thể hiện dưới bảng 2.9:

Bảng 2.9. Báo cáo các dòng chi phí

Chỉ tiêu Các chi phí Cộng chi phí

Chi phi của sản phẩm dở dang đầu kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất sản phẩm trong kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất

Chi phí của sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Dòng vào của chi phí thể hiện các chi phí được theo quy trình bao gồm nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất phải gánh chịu cũng như là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. Dòng ra của chi phí là các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung của các sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác (kho thành phẩm hoặc bán) và các chi phí này cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản trị chi phí theo quy trình

2.1.4.1. Các yếu tố bên trong (Yếu tố thuộc doanh nghiệp)

a. Đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ đến quá trình tổ chức quản trị chi phí của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, địa bàn hẹp thì khi xây dựng kế hoạch quản trị chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)