Giới thiệu về công ty TNHH giấy Hà Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 49)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Giới thiệu về công ty TNHH giấy Hà Thành

3.1.1. Quy trình hình thành và phát triển của Công ty

Hình 3.1. Phân xƣởng của Công ty TNHH giấy Hà Thành

- Tên Công ty: Công ty TNHH giấy Hà Thành - Tên giao dịch: HA THANH CO., LTD

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất in Giấy Kraft các loại

- Địa chỉ: Thôn Đào Xá, Xã Phong Khê, Phong Khê, Bắc Ninh. - Điện thoại: 090 422 33 36

- Fax: 0241.3617596 - Mã số thuế: 2300370083

- Email: giayhathanhbn@gmail.com - Người đại diện pháp lý: Nguyễn Văn Đô - Chức vụ : Giám đốc

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH Giấy Hà Thành có tư cách pháp nhân có con đấu riêng, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn của Công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Công ty TNHH Giấy Hà Thành là một trong những doanh nghiệp hàng đầu chuyên sản xuất và cung cấp giấy Kraft công nghiệp tại Bắc Ninh.

Ngày 13/1/2009 Công ty trách nhiệm hữu hạn giấy Hà Thành chính thức được thành lập, trải qua 9 năm xây dựng và hoạt động trên thị trường Công ty không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại đồng thời luôn cân nhắc đầu tư những hệ thống máy móc không quá cồng kềnh, hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn cũng như ô nhiễm môi trường.

Công ty luôn phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã đề ra, cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất tới khách hàng. Bên cạnh mục tiêu sản xuất kinh doanh hiệu quả và mang lại lơi nhuận cao, công ty luôn duy trì thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội, và người lao động. Với sự cố gắng hết mình và phục vụ tận tụy Công ty đã phát triển lớn mạnh và có chỗ đứng trong thị trường sản xuất giấy ở Bắc Ninh.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

3.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề

Công ty TNHH giấy Hà Thành với lĩnh vực hoạt động sản xuất giấy, sản phẩm đầu ra của công ty là giấy kraft công nghiệp...được cung cấp đến các các công ty lớn, nhỏ chủ yếu dùng giấy kraft để sản xuất bao bì trên địa bàn Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương...

Hình 3.2. Công đoạn cuộn giấy và giấy kraft thành phẩm

Ngành nghề sản xuất giấy đòi hỏi Công ty phải có các loại máy móc phù hợp nhằm tạo ra năng suất sản xuất lớn cũng như giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và ô

nhiễm môi trường bởi vậy Công ty luôn cố gắng cập nhật những loại máy móc tốt nhất. Ngoài ra còn đòi hỏi cả về năng lực của các công nhân viên, đặc biệt là những người trực tiếp làm việc với máy móc và các quy trình sản xuất, bởi vậy công nhân nơi đây thường là những người có kinh nghiệm lâu năm và có sức khỏe tốt.

Định hướng phát triển của Công ty TNHH giấy Hà Thành: Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh và ngoài tỉnh. Không ngừng nâng cao cả về hình thức, mẫu mà và đặc biệt là chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường không ngừng cải thiện điều kiện vật chất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất. - Đưa máy móc hiện đại vào hỗ trợ sản xuất.

- Phấn đấu 100% công nhân viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

- Giảm tỷ lệ hàng lỗi và hàng bán bị trả lại - Tăng doanh thu bán hàng và giảm chi phí

3.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty

- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghê ghi trên giấy phép đăng kí kinh doanh.

- Thực hiện các nghĩa vụ đã đăng kí đối với Nhà nước.

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán độc lập phụ thuộc theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán theo điều lệ Công ty.

- Xây dựng mối quan hệ đối nội, đối ngoại với các cơ quan hữu quan tại địa phương.

- Tạo công ăn việc làm cho người dân lao đông địa phương. - Thực hiên công tác bảo hộ lao động.

- Bảo đảm trật tự an ninh quốc phòng.

- Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường.

- Không ngừng nâng cao cải tiến kỹ thuật, làm cho Công ty ngày càng phát triển về nhiều mặt.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì các doanh nghiệp tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý nhằm điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp được lien tục, thông suốt. Tùy thuộc vào quy mô loại hình và đặc điểm điều kiện kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có cơ cầu quản lý khác nhau. Dưới đây là cơ

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH PHÂN XƯỞNG NHÀ KHO

3.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban

a) Giám đốc Công ty

Giám đốc là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

b) Phòng kế hoạch

Phòng kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng và kên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty làm sao để tiền độ sản xuất kinh doanh không bị chậm trễ so với yêu cầu.

Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển Công ty trình ban giám đốc để có ý kiến chỉ đạo cũng như quyết định chính thức.

c) Phòng kế toán

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, ngoài ra còn giúp giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch để giao cho các tổ, nhóm về kế hoạch kinh doanh, vật tư , tiền lương….

d) Bộ phận hành chính nhân sự

Phòng hành chình nhân sự có nhiệm vụ nắm bắt một cách cụ thể nhất tình hình nhân sự của Công ty. Từ đó tham mưu giúp ban giám đốc về mặt tổ chức của các phòng ban trong công ty nên cắt giảm số lượng nhân viên trong công ty hay tuyển dụng thtôi cho hợp lý.

đ) Bộ phận đảm bảo chất lượng

Kiểm tra công tác sản xuất từng công đoạn có đúng tiêu chuẩn kỹ thật hay không, sản phẩm tạo ra có đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm đề ra thì đó là do lỗi của bộ phận nào, cần quy trách nhiệm cho ai đề ra biện pháp xử lý kịp thời.

e) Nhà kho

Nhà kho của Công ty có 2 khu vực. Nhà kho dành cho nguyên vật liệu và nhà kho dành cho thành phẩm. Nhà kho có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu cũng như thành phẩm không bị hư hỏng và tổn thất. Phối hợp với các phòng ban khác để khi có lệnh sản xuất có thể cung ứng nguyên vật liệu theo số liệu yêu cầu phục vụ sản xuất.

g) Phân xưởng

Phân xưởng có trách nhiệm trực tiếp sản xuất sản phẩm theo lệnh sản xuất. Phân xưởng sản xuất đảm bảo sản xuất đủ sản lượng theo từng chủng loại, đúng chất lượng và đúng thời gian số lượng theo kế hoạch đã định.

3.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Việc thiết lập một bộ máy kế toán hợp lý, khoa học thì việc xử lý thông tin sẽ nhanh chóng và kịp thời sẽ rất có lợi cho các công ty hiện nay. Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập chung, nghĩa là toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán, từ khâu thu thập chứng từ ghi sổ tới khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp.

Sơ đồ 3.2. Bộ máy kế toán Công ty

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra số liệu trên đề nghị thanh toán, tạm ứng, phiếu đề nghị xuất..., thanh toán tiền theo đề nghị thanh toán đã được duyệt chi và kiểm soát số liệu nhập xuất của bán hàng và vật tư.

- Kế toán vật tư: Theo dõi quy trình nhập xuất kho vật tư để tính cho đối tượng sử dụng. Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình công nợ với người bán hàng hàng tháng. Chấp hành tốt định mức dự trữ vật tư trong kho mà phân xưởng quy định.

Bộ máy kế toán đảm bảo việc chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống nhất, tập trung công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế của phân xưởng, trên cơ sở tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hoá, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ kế toán của toàn Công ty.

Nhiệm vụ của bộ máy kế toán trong Công ty là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất cả các chứng từ kế toán, tổ chức mọi công tác

Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư

Kế toán bán hàng kiêm kế toán thành phẩm Bộ phận kế toán

kế toán để thực hiện đầy đủ, có chất lượng mọi nội dung công tác kế toán trong Công ty.

3.1.4. Tình hình nguồn lực của Công ty

3.1.4.1.Tình hình sử dụng lao động

Trong điều kiện hiện nay việc quản lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động và môi trường lao động sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty. Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi Công ty hay một cơ sở sản xuất. Nhìn vào cơ cấu lao động của một Công ty ta có thể phần nào đánh giá được khả năng cũng như tiềm năng phát triển của Công ty. Nhận thức rõ điều này, Công ty luôn chú ý quản lý sát sao tình hình lao động tại công ty mình. Tình tình lao động của công ty năm 2017 - 2018 được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1: Bảng 3.1. Tình hình lao động Công ty (2017- 2018) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 2017-2018 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) +/- % Tổng số 22 100,00 23 100,00 1 4,55 Theo giới tính Nam 15 68,18 16 72,73 1 6,67 Nữ 7 31,82 7 31,82 0 0,00 Theo trình độ Đại học 4 18,18 4 18,18 0 0,00 Cao đẳng và trung cấp 7 31,82 8 36,36 1 14,29 Lao động phổ thông 11 50,00 11 50,00 0 0,00

Nhìn vào bảng tình hình lao động trên ta có thể thấy số lượng lao động của Công ty trong năm 2017 và 2018 có sự thay đổi nhẹ. Cụ thể theo từng chỉ tiêu phân loại như sau:

Phân loại theo giới tính thì lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn là lao động nữ vì một số bộ phận thường là nam như bộ phận kĩ thuật, bảo vệ và một số vị trí khác. Ngoài ra Công ty TNHH giấy Hà Thành với ngành nghề sản xuất Giấy Kraft là chủ yếu nên không quá cần sự khéo léo nên hầu như các công việc công nhân nam đều có thể thực hiện được. Năm 2017 lao động nam chiếm tỷ trọng 68.18% còn lao động nữ là 31.82%, năm 2018 tỷ lệ lao động nữ không có biến động và lao động nam tăng 6.67%.

Phân loại theo trình độ lao động thì lao động có trình độ đại học chiếm thấp nhất với năm 2017 là 18.18%, năm 2018 là 18.18%. Chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động phổ thông với năm 2017 là 50%, năm 2018 cũng giữ nguyên là 55,3%. Đứng ở giữa và cũng không chiếm tỷ trọng quá lớn là lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng với năm 2017 là 31.82%, năm 2018 lao động có trình độ trung cấp là 36.36% tăng 14.29 so với năm 2017.

Tuy cơ cấu lao động của Công ty không dịch chuyển nhiều nhưng tình hình sản xuất của công ty giữ vững ở mức khá ổn định với những đơn hàng ổn định theo từng năm. Ngoài ra qua các năm, công ty còn đổi mới cơ sở vật chất và máy móc lao động. Nhờ vậy Công ty có thể tăng năng xuất lao động và giảm chi phí sản xuất.

3.1.4.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản nguồn vốn có vai trò rất quan trọng với sự phát triền của doanh nghiêp. Nguồn vốn thể hiện sức mạnh về tài chính, còn tài sản là toán bộ tiềm lực kinh tế biểu thi lợi ích doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai.

Nắm bắt được sự biến động về tình hình tài sản nguồn vốn giúp nhà quản trị đánh giá và đưa ra những giải pháp, kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp.

Qua bảng 3.2 về tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty năm 2017 - 2018 ta có thể thấy tổng tài sản năm 2018 tăng so với năm 2017 là 14.453.562.167 đồng, tương ứng với tăng 25,30%. Cho thấy Công ty ngày càng phát triển và có đấu hiệu mở rộng quy mô.

Bảng 3.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty (2017 – 2018)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017-2018 Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) +/- (%)

TÀI SẢN

I. Tài sản ngắn hạn 11.429.135.706 84,87 13.197.998.788 86,52 2.096.661.227 17

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.054.232.962 7,83 552.288.598 3,62 -501.944.364 -48

2. Các khoản phải thu NH 5.375.552.839 39,92 4.073.065.399 26,70 -974.689.295 -18

3. Hàng tồn kho 4.834.937.497 35,90 8.391.867.801 55,01 3.556.930.304 73,6

4. TSNH khác 164.412.408 1,22 180.776.990 1,19 16.364.582 10

II. Tài sản dài hạn 2.037.697.631 15,13 1.728.228.263 11,33 5.046.563.645 40,4

1. TSCĐ 2.037.697.631 15,13 1.728.228.263 11,33 -309.469.368 -15

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn -

Tổng tài sản 13.466.833.337 100,00 15.254.025.196 100,00 1.787.191.859 13,3 NGUỒN VỐN - - - I. Nợ phải trả 10.409.254.699 77,30 10.486.283.910 68,74 77.029.211 0,7 1. Nợ ngắn hạn 5.415.908.032 40,22 3.292.537.243 21,58 -2.123.370.789 -39 2. Nợ dài hạn 4.993.346.667 37,08 7.193.746.667 47,16 1.710.162.648 55,9 II. Vốn chủ sở hữu 3.057.578.638 22,70 4.767.741.286 31,26 1.787.191.859 13,3 Tổng nguồn vốn 13.466.833.337 100,00 15.254.025.196 100,00 1.710.162.648 55,9

Cơ cấu tài sản

Cơ cấu nguồn vốn

Tình hình tài sản:

Tài sản ngắn hạn năm 2018 tăng 2.096.661.227 đồng so với năm 2017 tương ứng với 17%. Nguyên nhân là do, hàng tồn kho tăng nhiều. Hàng tồn kho tăng nhiều nhất là 3.556.930.304 đồng, tăng tới 73,6% chỉ qua có một năm. Hàng tồn kho tăng có thể làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp, như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt… Cho nên Công ty nên chú trọng hơn vào giải quyết vấn đề hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn khác và tiền và các khoản tương đương tiền là giảm. Các khoản phải thu ngắn hạn là giảm nhiều nhất qua 1 năm là 974.689.295 đồng, tương ứng giảm tới 18,1%.

Tài sản dài hạn năm 2018 giảm 309.469.368 đồng so với năm 2017 tương ứng 15,2% Nguyên nhân là do giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định tăng. Tài sản cố định được đầu tư trong năm 2018 là không thay đổi so với năm 2017...

Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn năm 2018 nợ phải trả của Công ty tăng 77.029.211 đồng tương đương hơn 0,7% so vơi nợ phải trả của năm 2017, do công ty vay vốn để mở rộng sản xuất đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như máy móc hiện đại để đưa vào sản xuất. Trong năm 2018 nợ dài hạn của công ty tăng tới 55,9% so với năm 2017 tương đương 1.710.162.648 đồng. Vốn đầu tư chủ sở hữa qua năm 2018 tăng 13,3% so với năm 2017.

3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện sự vũng mạnh và phát triển của Công ty đó. Nó ảnh hưởng tới đánh giá, đóng vai trò thu hút nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2017 -2018) Chỉ tiêu Năm 2017 (Đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy hà thành (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)