Quá trình triển khai Sáng kiến“Vành đai và con đường”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 25 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Bối cảnh, mục đích và quá trình triển khai Sáng kiến“Vành đai và con

1.3.2. Quá trình triển khai Sáng kiến“Vành đai và con đường”

Tính từ thời điểm sáng kiến “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ XXI”, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần lượt đưa ra trong chuyến thăm Kazakhstan (tháng 9/2013) và Indonesia (tháng10/2013), các ý tưởng này dần dần được hiện thực hóa, trở thành quyết

sách quốc gia của Trung Quốc tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nghị quyết Hội nghị đề ra việc thúc đẩy xây dựng kết nối cơ sở hạ tầng với các nước láng giềng của Trung Quốc, tạo thuận lợi cho xây dựng “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ 21”. Tại Hội nghị Thường niên công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc ngày 13/12/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch chiến lược cho sáng kiến “Vành đai và con đường” để thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng và xây dựng cộng đồng chung lợi ích.

Các báo cáo công tác Chính phủ của Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đọc tại kì họp Lưỡng Hội tháng 3/2014 và tháng 3/2015 đều nhấn mạnh việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng “Vành đai và con đường”, thúc đẩy sự phát triển cân bằng của Hành lang kinh tế Bangladesh - Ấn Độ - Trung Quốc - Myanmar và Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan; đẩy nhanh kết nối với các nước láng giềng. Trong các hoạt động đối ngoại, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc thường xuyên đề cập đến việc cùng nhau xây dựng “Vành đai và con đường” với các đối tác. Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin, Trung Quốc và Nga đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “Vành đai và con đường”, kết nối với Đường sắt xuyên Âu - Á của Nga. Tập Cận Bình cũng đề cập ý tưởng thúc đẩy xây dựng Hành lang kinh tế con đường tơ lụa với các quốc gia như Đức và Bỉ trong chuyến thăm các nước châu Âu vào tháng 4/2014.

Trong khuôn khổ của Sáng kiến, Trung Quốc đề xướng ý tưởng xây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Ngày 24/10/2014, 21 nước châu Á đã kí Biên bản ghi nhớ thành lập AIIB với tư cách thành viên sáng lập (tới tháng 1/2015 tăng lên 26 thành viên). Ngày 29/6/2015, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã đại diện cho Việt Nam cùng đại diện các nước thành viên sáng lập khác của AIIB ký Điều lệ Hoạt động của ngân hàng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi mới thành lập, AIIB có 57 thành viên, là một định chế

tài chính đa phương, có mức vốn điều lệ 100 tỷ USD, trụ sở đặt tại Bắc Kinh/Trung Quốc.

Mục tiêu hoạt động của AIIB là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực, tập trung vào các dự án trong lĩnh vực: giao thông, năng lượng, viễn thông, nông nghiệp, môi trường, phát triển đô thị... Để đẩy nhanh việc xây dựng “Vành đai và con đường”, Tập Cận Bình cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp 40 tỉ USD để thành lập Quỹ Con đường tơ lụa (SRF). Quỹ này sẽ được sử dụng để cung cấp đầu tư và hỗ trợ tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác tài chính, công nghiệp, các dự án khác ở các nước liên quan tuyến “Vành đai và con đường”. SRF chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2015. Mục tiêu của SRF là “phá vỡ nút thắt cổ chai trong kết nối” tại châu Á, với phạm vi hoạt động là toàn bộ khu vực thuộc “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”. SRF hoàn toàn huy động nguồn vốn từ trong nước Trung Quốc, có thể hoạt động như một chất xúc tác cho các tổ chức tài chính góp vốn [6, tr 63].

Ngày 28 tháng 3 năm 2015, Chính phủ Trung Quốc ủy quyền cho Ủy ban Cải cách Phát triển, Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương kết hợp công bố văn kiện mang tên “Tầm nhìn và Hành động thúc đẩy cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ 21”, gọi tắt là “Một vành đai, một con đường”. Đây có thể coi là một văn kiện chính thức, đề cập đầy đủ nhất về nội hàm của Sáng kiến trên các phương diện như: Bối cảnh hình thành, nguyên tắc xây dựng, khuôn khổ ý tưởng, trọng điểm hợp tác, cơ chế hợp tác, tình hình mở cửa của các địa phương Trung Quốc, hành động tích cực của Trung Quốc và các nước cùng chung tay xây dựng tương lai tốt đẹp. Với việc công khai văn kiện này, các học giả Trung Quốc cho là Sáng kiến “chỉ có “dương mưu” chứ không có “âm mưu”1

.

1 Trong phát biểu tại cuộc gặp với Ban Tổ chức Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ngày 11/4/2018, Tập Cận Bình cũng

Sau quá trình triển khai xây dựng, Sáng kiến đã thu được những kết quả ban đầu, được phía Trung Quốc coi là những “thành quả tốt đẹp”. Tiến sĩ Sử Thụ Long, Viện Nghiên cứu Vĩ mô, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc đánh giá, từ 2014-2016, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài phi tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc đạt 394,4 tỉ USD, trong đó đầu tư cho các quốc gia nằm trên tuyến “vành đai và con đường” đạt 43 tỉ USD. Hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế đã thể hiện quan điểm ủng hộ và tham gia vào sáng kiến “Vành đai và con đường”. Trung Quốc đã cùng 39 quốc gia và tổ chức quốc tế kí kết 46 hiệp định hợp tác cùng xây dựng “Vành đai và con đường” trên các lĩnh vực như kết nối, năng lực sản xuất, đầu tư, kinh tế thương mại, tài chính, khoa học kĩ thuật, xã hội, giao lưu nhân dân, dân sinh, biển.

Ngoài ra, Trung Quốc còn ký kết văn kiện hợp tác cùng xây dựng “Vành đai và con đường” với Chương trình phát triển của LHQ, APEC, WHO. Ngày 17/11/2016, 193 nước thành viên LHQ nhất trí thông qua Nghị quyết, chào mừng sáng kiến hợp tác quốc tế cùng xây dựng “Vành đai và con đường”, kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo ra môi trường bảo đảm an ninh cho xây dựng “Vành đai và con đường”. Ngày 17/3/2017, Hội đồng bảo an LHQ thông qua Nghị quyết số 2344 kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác kinh tế khu vực thông qua xây dựng “Vành đai và con đường”. Trung Quốc cũng đã vận động UNESCAP (Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương LHQ) đưa vấn đề nhấn mạnh vai trò lịch sử của “Con đường tơ lụa”, vai trò của các tuyến đường nối đại lục Á – Âu vào trong Hội nghị cấp Bộ trưởng UNESCAP tổ chức tại Nga năm 2016. Sáng kiến “Vành đai và con đường” đã thực hiện liên kết với chiến lược phát triển của các quốc gia như: Liên minh kinh tế Á - Âu của Nga, kế hoạch kết nối tổng thể của ASEAN, “Hành lang trung gian” của Thổ Nhĩ Kỳ, “Con đường phát triển” của Mông Cổ, “Trung tâm kinh tế Bắc Ireland” của Anh, “Hai hành lang, một vành đai” của VN, chiến lược Tứ giác của Campuchia...

Trung Quốc đã tổ chức “Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” tại Bắc Kinh vào tháng 5năm 2017 và đang được cơ chế hóa thành

diễn đàn hai năm một lần. Diễn đàn có sự tham dự của 1.500 đại biểu đến từ 130 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ và các tổ chức quốc tế. Phía Trung Quốc hướng đến mục tiêu có được sự công nhận công khai hóa và chính thức hóa của các nước đối với chủ trương và biện pháp tiến hành triển khai xây dựng Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Với quy mô và mức độ tham gia của lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Diễn đàn, Trung Quốc sẽ tăng cường việc vận động các nước tham gia vào Diễn đàn (điều này cũng phù hợp với chủ trương tăng cường hoạt động ngoại giao đa phương, chủ động tạo ra cơ chế của Trung Quốc để có thể dẫn dắt quá trình cải cach hệ thống quản trị toàn cầu). Thông qua Diễn đàn, Trung Quốc cũng đã tuyên bố, nước này đã ký hiệp định hợp tác với hơn 40 quốc gia. Trong thời gian diễn ra hội nghị, Trung Quốc đã cùng 30 nước ký hiệp định hợp tác thương mại và bàn thảo hợp tác thương mại tự do với nhiều nước khác [34, tr61].

Tại Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tháng 10/2017, Sáng kiến “Vành đai và con đường” đã chính thức được đưa vào văn kiện Điều lệ Đảng sửa đổi. Điều này thể hiện Sáng kiến đã được khẳng định ở mức độ cao nhất về mặt chủ trương, đường lối, trở thành một sách lược trong dài hạn của Trung Quốc, làm cơ sở để Trung Quốc thúc đẩy triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ hơn. Tuyên bố tại Diễn đàn Bác Ngao (4/2018), Tập Cận Bình cho biết, “Trung Quốc đã ký kết hợp tác với hơn 80 quốc gia”, và tại Tọa đàm về công tác thúc đẩy xây dựng “Vành đai và con đường” qua 5 năm (2013 – 2018) diễn ra vào ngày 27/8/2018 tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: “Trong mấy năm qua, việc cùng nhau xây dựng “Vành đai và con đường” đã hoàn thành được bố cục tổng thể, đã vẽ nên bức tranh lớn miêu tả về sáng kiến, từ nay về sau cần “tô đậm” nét cho bức tranh ấy” [61]. Qua 5 năm, các dự án hành động ở các nước dọc tuyến đường đã đi vào thực tế. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, hành lang kinh tế Trung Quốc – Nga – Mông Cổ được thúc đẩy thuận lợi, đường sắt Trung Quốc – Lào, Trung Quốc – Thái Lan… đã được khởi công xây dựng; tàu sắt vận tải Trung Quốc – châu Âu đã tới 15 nước,

43 thành phố ở châu Âu, với số lượng vận chuyển lũy kế lên tới hơn 10.000 toa (theo trang mạng chính thức về “Vành đai và con đường” của Chính phủ Trung Quốc)[61].

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chính sách, hoạt động ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đã đóng góp tích cực vào quá trình cải cách mở cửa, hội nhập và phát triển đất nước trong 40 năm qua, đồng thời thông qua quá trình cải cách mở cửa, ngoại giao kinh tế của Trung Quốc cũng có những sự vươn lên, phát triển tự thân để từ chỗ tiếp xúc, thăm dò từng bước học tập, gia nhập và dần tham gia tích cực, đóng vai trò quản trị các quá trình ngoại giao, kinh tế quốc tế. Thành tựu 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc cho thấy sự lựa chọn đúng đắn của Trung Quốc trong chính sách đối nội và đối ngoại, để trong một thời gian ngắn có sự vươn lên nhanh chóng và mạnh mẽ cả về thế và lực. Từ đó, Trung Quốc có thể tính toán, hướng đến những mục tiêu to lớn hơn nữa, tạo cho thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc (tiêu biểu là Tập Cận Bình) có được một tâm thế tự tin, quyết tâm cao độ trong hoạch định ra những chiến lược đối ngoại lớn, mang tính toàn cầu và một trong số đó là Sáng kiến “Vành đai và con đường”.

Ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” có tính thực dụng, thực tiễn rõ ràng, vạch ra cụ thể những mục tiêu về kinh tế, chính trị, ngoại giao. Khi được vận dụng vào trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” có tác động thúc đẩy tích cực để Sáng kiến được triển khai nhanh chóng, hướng đến đạt được những mục đích Trung Quốc đã đề ra trong Sáng kiến.

CHƢƠNG 2

SỰ THỰC THI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC TRONG SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƢỜNG”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)