Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 81 - 140)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã có chủ trương về hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường”, trong đó nhấn mạnh vào việc kết nối chiến lược giữa “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam với “Vành đai và con đường” (xem Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc các năm 2015,

2017 – phụ lục 2, 3). Nhiều vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và

Trung Quốc nói chung và quan hệ hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường” nói riêng cần phải tiếp tục tìm cách tháo gỡ.

Đối với lĩnh vực hợp tác trong “Vành đai và con đường”, phía Trung Quốc đề ra 5 lĩnh vực hợp tác trọng điểm (“5 thông”). Đây cũng là những lĩnh vực mà việc thúc đẩy hợp tác cũng phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Xét từ góc độ ngoại giao kinh tế, có thể đề xuất một số khuyến nghị chính sách của Việt Nam đối với quá trình Trung Quốc thúc đẩy các biện pháp ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường”, như sau:

Ở trong nước, cần có sự thống nhất về chủ trương trong hợp tác với Trung Quốc nói chung và hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường” nói riêng. Một số bộ, ngành của Việt Nam trong quá trình triển khai hợp tác với Trung Quốc còn có sự lúng túng do chưa nắm rõ ý định chỉ đạo của cấp trên về mức độ tham gia của Việt Nam trong khuôn khổ kết nối chiến lược “Hai hành lang, một vành đai” và Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Cũng cần xác định rõ ràng giữa “chủ trương hơp tác” và “những vấn đề cản trở hợp tác” để tránh tình trạng hợp tác không thực chất, hợp tác thiếu hiệu quả, bỏ qua cơ hội hợp tác… Cách thức thúc đẩy các dự án đầu tư ở Việt Nam của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc còn nhiều vấn đề, thực tế triển khai các dự án cũng bộc lộ một số điểm tiêu cực…, nhưng cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những mặt tích cực mà nguồn vốn, công nghệ từ Trung Quốc đã mang lại cho quá trình phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, tâm lý “bài Hoa, thoát Trung” còn tồn tại ở một bộ phận người dân. Đó cũng là một yếu tố cản trở việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Để khắc phục tâm lý này, một trong những mặt cần làm tốt là phải để cho người dân thấy được hiệu quả và thành quả hợp tác thực tế, loại bỏ được những vấn đề tồn tại, tiêu cực trong các dự án hợp tác liên quan đến Trung Quốc.

Về chính trị đối ngoại, Việt Nam nên tiếp tục thể hiện sự ủng hộ sâu sắc hơn nữa đối với Sáng kiến của Trung Quốc, có thể thông qua việc tham dự các diễn đàn do Trung Quốc tổ chức, cùng thúc đẩy bàn bạc, thảo luận về việc xây dựng các văn kiện hợp tác như quy hoạch chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới… Cũng bàn bạc, đàm phán đi đến các hiệp định hợp tác khác nhau trong khuôn khổ Sáng kiến, cũng như chủ trương chung giữa hai nước về kết nối chiến lược. Tuy nhiên, quá trình đàm phán dù song phương hai đa phương đều cần đưa ra những yêu cầu, ý kiến riêng của Việt Nam để hướng đến xây dựng những tiêu chuẩn hợp tác phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ “Vành đai và con đường” cần đi đối với việc xử lý khéo léo mối quan hệ với các nước lớn khác (Mỹ, Ấn Độ,

Nhật Bản). Đối với các nước lớn có thái độ nghi ngờ về Sáng kiến của Trung Quốc, yếu tố chính trị và cạnh tranh chính trị luôn được xem xét đến đầu tiên. Trong bối cảnh tham vọng của Trung Quốc ngày càng được thể hiện rõ nét, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng quyết liệt, Việt Nam cần giữ thái độ tỉnh táo trước sự lôi kéo của các nước lớn, không để bị rơi vào vòng xoáy của sự cạnh tranh mà hậu quả mình phải gánh chịu, bảo đảm giữ được lợi ích quốc gia dân tộc. Việt Nam không thể trông chờ một nước nào khác trở thành “ô an ninh” của nước mình, đồng thời phải tránh xa sự lệ thuộc về mặt kinh tế từ quốc gia khác. Điều này đặt ra vấn đề cần tạo lập được sự tự chủ, độc lập trong các quyết sách, giữ được sự cân bằng trong mối quan hệ với các nước lớn. Việt Nam đã có sự cân nhắc, tính toán một cách thận trọng trong ủng hộ và tham gia vào Sáng kiến của Trung Quốc, nhưng trong tương lai cần lường trước được tính chất cạnh tranh về lợi ích giữa các nước lớn, nhất là đối với những sáng kiến, chính sách mang tính loại trừ lẫn nhau.

Trong lĩnh vực kinh tế, việc hợp tác với Trung Quốc cần phải xem xét trên cơ sở quy hoạch tổng thể sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối với vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam có ưu thế về vị trí trong mạng lưới các tuyến giao thông kết nối trong Sáng kiến cả trên bộ và trên biển. Vì vậy, Việt Nam có thể tận dụng quy hoạch kết nối về giao thông, cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến phục vụ cho việc nâng cấp, xây dựng, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông trong nước, giúp phát huy được những tiềm lực trong nước vốn bị kìm nẽn bởi tình trạng khó khăn, yếu kém, lạc hậu về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thương của Việt Nam với khu vực và thế giới.

Đối với vấn đề kết nối thương mại, Việt Nam cần tranh thủ tốt các cơ chế, khung hợp tác khu vực, các diễn đàn… trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường” để xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đưa hàng hóa của Việt Nam vươn xa hơn, tới những thị trường tiềm năng khác. Gần đây nhất, Trung

Quốc đã tổ chức Hội chợ nhập khẩu quốc tế lần thứ nhất tại Thượng Hải(CIIE 2018), cũng đã mở ra cơ hội cho hàng hóa các nước, trong đó có Việt Nam, đi sâu vào thị trường Trung Quốc. Hội chợ này sẽ được Trung Quốc tổ chức thường niên trong tương lai. Cũng trong lần tham dự CIIE 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phía Trung Quốc khẳng định, “Trung Quốc không theo đuổi chính sách nhập siêu đối với Việt Nam”.

Đối với lĩnh vực tài chính, Việt Nam nên tranh thủ tối đa nguồn vốn từ AIIB [17, tr168]. Theo đó, Việt Nam là thành viên sáng lập, có đóng góp và tiếng nói đáng kể trong cơ cấu AIIB. Hiện nay, nhu cầu vốn cho xây dựng, phát triển của Việt Nam nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó, với tiêu chí được đưa ra khi thành lập AIIB, thì việc Việt Nam có thể vay và sử dụng nguồn vốn từ AIIB phục vụ đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng là rất tốt. Từ trước đến nay, chúng ta đã tận dụng nguồn vốn vay và viện trợ phát triển từ WB, ADB, sử dụng vốn vay và viện trợ từ Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc… nhưng thực tế cho thấy, số lượng vốn vay và viện trợ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Mặt khác, cũng có trường hợp vốn vay (từ Trung Quốc) lại phát sinh những vấn đề tiêu cực, không có được ưu thế như vay từ một định chế tài chính như AIIB, không bị sự ràng buộc hay các điều kiện bắt buộc từ phía Trung Quốc (Trung Quốc có thể can thiệp vào các dự án do Trung Quốc tài trợ)… Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tích cực đề nghị Trung Quốc có sự điều chỉnh chính sách trong việc giải ngân các nguồn vốn vay, trên cơ sở quan hệ hợp tác mật thiết giữa hai nước, tránh cho Việt Nam chịu những tác động tiêu cực từ nguồn vốn vay, viện trợ từ Trung Quốc, tạo dư luận xấu trong xã hội về “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Trong vấn đề Biển Đông, đây chính là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của các giới ở Việt Nam trước khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực hợp tác nào với Trung Quốc. Sáng kiến “Vành đai và con đường” được Tập Cận Bình đưa ra cùng thời điểm với những tham vọng to lớn của Trung Quốc trên bình

diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Chính sách Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình cũng thể hiện sự quyết đoán, cứng rắn và mang nhiều tính chấtgây hấn, bành trướng hơn, với hàng loạt các hành động trên thực địa cũng như về mặt ngoại giao, tuyên truyền và luật pháp. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chính là đối tượng, nạn nhân và là đối thủ chính trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình cũng đặt ra mục tiêu xây dựng cường quốc biển, cải cách quân đội hướng đến mục tiêu “cường quân”, xây dựng lực lượng quân đội “hàng đầu thế giới”… Chính vì hàng loạt các yếu tố như vậy, tâm lý bất an, nghi ngờ đối với Trung Quốc khi đề ra Sáng kiến “Vành đai và con đường” là hoàn toàn có cơ sở. Trong hợp tác với Trung Quốc nói chung và trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường nói riêng cần tách bạch hai vấn đề.

Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng hợp tác, đồng thời độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cần phải được giữ vững. Chính vì thế, để cân bằng lợi ích, Việt Nam cần tích cực đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngay trong chính quá trình hợp tác với Trung Quốc và trong hợp tác trong khuôn khổ “Vành đai và con đường”.

Thứ nhất, Việt Nam cần kiên định lập trường giải quyết vấn đề Biển Đông theo nguyên tắc đa phương hóa, quốc tế hóa, hạn chế thấp nhất sự lấn át bằng sức mạnh của Trung Quốc trong trường hợp giải quyết song phương, tương quan sức mạnh toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc là bất đối xứng.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện chính sách cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, Việt Nam cần tranh thủ tối đa tiếng nói ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là những nước lớn, có sức mạnh đủ sức kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc có những hành động phiêu lưu, quyết đoán.

Thứ ba, Việt Nam cần tận dụng và tạo ra hoặc gia tăng giá trị địa chính trị và địa chiến lược của mình. Việt Nam được đánh giá có vai trò, vị trí địa chính trị, địa chiến lược quan trọng trong khu vực và trong quá trình cạnh tranh của các nước lớn, giá trị đó của Việt Nam ngày càng được đề cao. Tuy nhiên, nếu

không giữ được sự cân bằng chiến lược, giá trị đó của Việt Nam có thể giảm đi. Điều đó đặt ra vấn đề Việt Nam cần phải tăng cường năng lực tự thân, có khả năng “tự lực cánh sinh”.

Thứ tư, Việt Nam cần sẵn sàng các phương án để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo. Trên cơ sở nguyên tắc “tự lực cánh sinh’, Việt Nam cần biết phát huy đầy đủ các nguồn lực trong nước, kết hợp với sức mạnh thời đại, là sức mạnh chính nghĩa. Điều này đặt ra vấn đề, công tác tuyên truyền trong nước và quốc tế của chúng ta cần phải tích cực và hiệu quả hơn nữa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua 5 năm triển khai, thời gian không phải là dài cho một sáng kiến từ ý tưởng tới hành động, cho tới những thành quả đáng kinh ngạc đã đạt được, Sáng kiến “Vành đai và con đường” cho thấy, Trung Quốc đã có sự đánh giá bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế một cách kỹ lưỡng, tận dụng được các điều kiện thuận lợi cả bên trong và bên ngoài, nghiên cứu, nắm bắt đúng nhu cầu của các nước, xu thế quốc tế để đề ra và thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả những mục tiêu đề ra trong Sáng kiến. Những thành quả mà Sáng kiến đạt được (nhìn từ góc độ của Trung Quốc) có thể là khá thành công so với dự kiến và những nghi ngờ ban đầu khi mới hình thành ý tưởng. Tuy nhiên, triển vọng của Sáng kiến không hoàn toàn sáng sủa như sự tuyên truyền từ phía Trung Quốc. Sáng kiến còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Điều này sẽ được quyết định bởi giới hạn nguồn lực trong nước của Trung Quốc và quá trình cạnh tranh, những thay đổi lớn trong cục diện quốc tế… Với những nét khái quát về triển vọng của Sáng kiến như thế, triển vọng ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong Sáng kiến ở giai đoạn đầu, về cơ bản đã phát huy được vai trò quan trọng trong thúc đẩy xây dựng và triển khai Sáng kiến, giữ vai trò như một công cụ quan trọng thể hiện sức mạnh và cũng chính là một nhân tố sức mạnh của Trung Quốc. Ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” như một lực lượng quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” mà Trung Quốc mong muốn thế giới công nhận.

Tác động của Sáng kiến “Vành đai và con đường” cũng như biện pháp, hoạt động ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ở trong đó đối với Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Với chủ trương chính thức ủng hộ và tham gia vào Sáng kiến, Việt Nam cần phát huy được những nhân tố tích cực, giảm thiểu những nhân tố tiêu cực để đạt được hiệu quả kết nối, lợi ích tốt nhất từ sự hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến. Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện

nay là làm sao để quá trình tham gia vào Sáng kiến của Trung Quốc không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của Việt Nam và Việt Nam cũng không rơi vào tình trạng bị lệ thuộc chính trị, kinh tế.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc kể từ giai đoạn đề xướng ý tưởng, triển khai, đi vào thực hiện xây dựng và đã có những tổng kết thành quả bước đầu từ phía Trung Quốc (trong 5 năm từ 2013 -2018), cũng như qua nghiên cứu về thái độ, phản ứng của các nước đối với Sáng kiến này, sơ bộ có thể rút ra một số đánh giá, nhận xét như sau:

Thứ nhất, ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” là

hoạt động, biện pháp, chính sách, công cụ hữu hiệu để Trung Quốc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế, ngoại giao trong Sáng kiến, phục vụ cho mục tiêu chính sách đối ngoại cũng như mục tiêu chiến lược đối nội của Trung Quốc. Lĩnh vực ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đã có quá trình phát triển tuần tự trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa. Ngoại giao kinh tế cũng đã có những đóng góp quan trọng vào thành quả của quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc, vừa giúp cho quá trình cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế của Trung Quốc được nhanh chóng hơn, vừa có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế trong nước, góp phần nâng cao vị thế về ngoại giao của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, ngoại giao kinh tế tiếp tục phát huy vai trò công cụ mở đường để Trung Quốc tham gia sâu hơn vào quá trình quản trị toàn cầu, cải cách, xây dựng trật tự thế giới mới theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Thứ hai, ngoại giao kinh tế đã góp phần quan trọng để Sáng kiến “Vành

đai và con đường” của Trung Quốc được triển khai xây dựng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngoại giao kinh tế đã phát huy tốt vai trò trong thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, viện trợ đối ngoại… của Trung Quốc trong Sáng kiến “Vành đai và con đường”, đồng thời cũng là thực hiện được những trọng điểm hợp tác mà quy hoạch Sáng kiến đã đề ra (“5 thông”). Qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 81 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)