Sự vận dụng chính sách kinh tế một cách tổng hợp, chủ động, sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những thay đổi của ngoại giaokinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh

2.1.4. Sự vận dụng chính sách kinh tế một cách tổng hợp, chủ động, sáng

sáng tạo và được nâng cấp.

Sáng kiến “Vành đai và con đường” được Trung Quốc đặt ra mục tiêu kinh tế rõ ràng, về đối ngoại Trung Quốc tích cực tuyên truyền đây là một sáng kiến hợp tác kinh tế. “Vành đai và con đường” là công cụ thực hiện chủ trương điều chỉnh mô hình kinh tế mở, tạo không gian phát triển cho các doanh nghiệp Trung Quốc, trong bối cảnh dư thừa năng lực sản xuất nội địa. Trung Quốc có sự vận dụng chính sách kinh tế đối ngoại ở cấp độ tổng hợp, sáng tạo và nâng cấp hơn vào Sáng kiến [60, tr264].

Sáng kiến “Vành đai và con đường” có sự tổng hợp các biện pháp chính sách trong việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, năng lượng, cơ sở hạ tầng, lao động… Trung Quốc chú ý việc nâng cấp chính sách kinh tế nhằm thu hút sự tham gia của các nước, tạo ra điều kiện thuận lợi để triển khai hợp tác kinh tế, thương mại với các nước, như: Nâng cấp việc xuất khẩu thương mại thông thường sang chuyển giao về năng lực sản xuất, vốn và kỹ thuật; Mở rộng hợp tác trong đầu tư và tài chính bên cạnh các hoạt động hợp tác thương mại truyền thống; Không chỉ dừng lại ở việc Trung Quốc cho các nước vay vốn ưu đãi (đơn phương) mà thưc hiện mô hình vốn góp (đa phương); Sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế nhiều hơn. Mô hình nâng cấp hợp tác kinh tế thương mại với các nước dọc tuyến “Vành đai và con đường” được phía Trung Quốc khái quát thành “lấy xây dựng cơ sở hạ tầng làm dẫn dắt, lấy hợp tác chuyển dịch mô hình năng lực sản xuất làm biện pháp chính, lấy hợp tác về tài chính là trụ cột”.

Sự chủ động và sáng tạo được Trung Quốc vận dụng trong chính sách tài chính như, sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). AIIB trở thành một bên cung cấp tài chính của châu Á. Việc Trung Quốc là nước sáng lập và đóng góp chủ yếu trong AIIB, khiến Trung Quốc có thể giữ vai trò chủ đạo trong một định chế tài chính độc lập với các định chế tài chính khác như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Trung Quốc cho rằng, việc thành lập ra AIIB sẽ mở rộng vòng tuần hoàn vốn bên trong khu vực châu Á và tăng cường tính tự chủ tài chính của châu Á, gắn kết chặt chẽ với mục tiêu xây dựng nhất thể hóa kinh tế châu Á mà Trung Quốc đang tích cực đề xướng. AIIB được thành lập và đi vào hoạt động có thể giúp Trung Quốc giảm bớt sức ép tài chính cho xây dựng “Vành đai và con đường”, vì việc cung cấp tài chính cho xây Sáng kiến sẽ đến từ nhiều nước chứ không chỉ mình Trung Quốc. AIIB cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch quốc tế đồng Nhân dân tệ, đẩy mạnh mức độ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Trung Quốc cũng thành lập Quỹ Con đường tơ lụa với số vốn 40 tỉ USD bằng nguồn vốn độc lập từ dự trữ ngoại hối của mình. Hoạt động của Quỹ mang tính chất tài chính chính sách và tài chính phát triển, đồng thời vận hành theo phương thức thị trường hóa.

Để phục vụ cho sự triển khai và phát triển của Sáng kiến “Vành đai và con đường”, Trung Quốc tính toán thông qua Quỹ Con đường tơ lụa phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn, ghi giá theo đồng Nhân dân tệ. Quá trình hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường”, Trung Quốc cũng căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, đặc điểm phát triển của mỗi nước để đặt ra trọng tâm hợp tác phù hợp, như với các nước Ả-rập, có ưu thế về tài nguyên năng lượng thì Trung Quốc sẽ lấy dầu mỏ là lĩnh vực hợp tác chính. Việc thành lập các “công viên công nghiệp” hoặc “khu vực hợp tác kinh tế thương mại chung” tại các nước là do Trung Quốc đánh giá về mức độ, trình độ phát triển công nghiệp, thương mại của các nước, tỉ trọng thương mại giữa nước đó với Trung Quốc để triển khai. Trung Quốc và Belarus đã thành lập “Công viên công

nghiệp Trung Quốc – Belarus”. Công viên công nghiệp này được coi là một trong những điểm liên kết chính của “Vành đai và con đường”. Đây cũng là khu vực hợp tác kinh tế thương mại bên ngoài Trung Quốc có diện tích khai thác lớn nhất, cấp độ hợp tác cao nhất, và điều kiện chính sách ưu đãi nhất. Ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách kinh tế chính là các biện pháp, cách thức được Trung Quốc vận dụng trong các chính sách kinh tế ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm mở rộng thị trường, bảo vệ và mở rộng lợi ích kinh tế của Trung Quốc.

2.2. Các hoạt động ngoại giao kinh tế nổi bật của Trung Quốc trong triển khai Sáng kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)