Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 63 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Thuận lợi

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

- Sáng kiến sớm nhận được sự quan tâm nghiên cứu và ngày càng có nhiều quốc gia thể hiện quan điểm ủng hộ, tham gia ở các mức độ khác nhau. Kể từ khi ra đời đến nay, trong một thời gian ngắn, Sáng kiến “Vành đai và con đường” đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu, tham mưu, hoạch định chính sách của các nước. Dưới sự tuyên truyền và các biện pháp thúc đẩy của Trung Quốc, ngày càng có nhiều quốc gia ký kết các văn kiện hợp tác với Trung Quốc liên quan đến Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Đây là cơ sở quan trọng để Trung Quốc tăng cường thúc đẩy triển khai xây dựng Sáng kiến.

- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại phát triển, tính liên kết giữa các khu vực và các quốc gia ngày càng chặt chẽ.

- Sáng kiến đưa ra phù hợp với nhu cầu của các quốc gia (dọc tuyến “Vành đai và con đường”), nhất là nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2016-2030, ước tính thế giới cần đầu tư khoảng 3.300 tỉ USD/năm cho hệ thống cơ sở hạ tầng [15, tr192].

- Hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia dọc tuyến đường mang đặc trưng hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển là hợp tác về năng lực sản xuất. Trung Quốc cũng coi trọng vấn đề ngoại giao với các nước đang phát triển. Trung Quốc coi mình là một quốc gia đang phát triển, với đầy đủ những đặc điểm, vị thế, yếu tố để tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển, bảo vệ quyền lợi của các quốc gia đang phát triển. Từ đó, Trung Quốc muốn đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt các quốc gia đang phát triển và Sáng kiến “Vành đai và con đường” là một diễn đàn phù hợp, có thể quy tụ được đông đảo các quốc gia đang

phát triển cùng với Trung Quốc thực hiện tiến trình phát triển, tiến bộ, hiện đại hóa trong nước; hội nhập, mở rộng quan hệ với các quốc gia và khu vực, có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các công việc quốc tế. Trung Quốc ở vào giai đoạn phát triển cao hơn, có ưu thế về tiềm lực kinh tế, sự phát triển của các ngành nghề sản xuất, nhưng nhìn tổng thể trình độ phát triển giữa Trung Quốc và các nước dọc tuyến “Vành đai và con đường” là như nhau (căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người, thậm chí một số nước có trình độ phát triển cao hơn Trung Quốc).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)