Hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 46 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những thay đổi của ngoại giaokinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh

2.2.1. Hoạt động thương mại

Các hoạt động thương mại chủ yếu được Trung Quốc triển khai trong Sáng kiến “Vành đai và con đường”, gồm có thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại và hiệp định nâng cấp khu vực thương mại tự do song phương và đa phương, xây dựng khu hợp tác kinh tế tại các nước và khu vực hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng. Trung Quốc đề xuất nâng cấp khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA), khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) để mở ra mạng lưới khu vực thương mại tự do xung quanh. Trung Quốc đã xây dựng 77 khu hợp tác kinh tế tại 23 quốc gia và khu vực hợp tác kinh tế qua biên giới như Kazakhstan, Lào, Myanmar…

Về kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước dọc theo tuyến “Vành đai và con đường”. Theo số liệu thống kê năm 2017 của Viện Nghiên cứu Sản xuất và thương mại Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và khu vực châu Á, châu Đại dương đạt 817,86 tỉ USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước dọc tuyến “Vành đai và con đường”; kim ngạch thương mại với khu vực Tây Á đạt 233,24 tỉ USD, chiếm 16,2%; kim ngạch thương mại với khu vực Đông Âu đạt 161,17 tỉ USD, chiếm 11,2%. Các khu vực Nam Á, châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Á lần lượt có kim

ngạch 127,18 tỉ USD, 64,87 tỉ USD, 36 tỉ USD và lần lượt chiếm tỉ lệ 8,8%; 4,5% và 2,5%. Biện pháp ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu ngoại giao và chính trị được thể hiện rõ nét trong việc Trung Quốc thúc đẩy thương mại để cạnh tranh với Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Và đây cũng là một mục tiêu Trung Quốc đặt ra khi đề xướng và thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Trung Quốc xác định, khu vực châu Á đang là khu vực giàu sức sống nhất và có triển vọng phát triển nhất của kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này cao hơn hẳn mức tăng trung bình của thế giới. Trong khi đó, Mỹ cũng coi thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là con đường chủ đạo để Mỹ mở rộng thương mại quốc tế, đồng thời duy trì địa vị trụ cột thương mại toàn cầu của Mỹ. Năm 2009, Mỹ bắt đầu thúc đẩy chiến lược Tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương, liên kết với các nước loại trừ Trung Quốc ra khỏi “Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, hiện nay dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã không tham gia vào hiệp định này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)