Khó khăn, thách thức từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 67 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Khó khăn và thách thức đối với ngoại giaokinh tế của Trung Quốc

3.2.2. Khó khăn, thách thức từ bên ngoài

- Thách thức về an ninh: Thách thức về an ninh vẫn luôn nhận được sự quan tâm và được coi là thách thức nổi bật đối với Trung Quốc khi triển khai xây dựng Sáng kiến. Do Sáng kiến “Vành đai và con đường” có diện bao phủ rộng về phạm vi địa lý, đi qua những vùng bất ổn và nguy cơ bất ổn về an ninh cao, nên nhân tố an ninh (cả truyền thống và phi truyền thống) cần được xét đến như là nhân tố gây cản trở quan trọng đối với quá trình triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Về an ninh truyền thống, vấn đề tranh chấp biên giới trên đất liền, trên biển giữa các nước, nhất là tranh chấp chủ

quyền trên Biển Đông cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Ấn Độ - Pakistan. Đầu tư của Trung Quốc vào Sáng kiến “Vành đai và con đường” phải lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ USD, đi qua các nước nằm trong vành đai bất ổn về an ninh đặt ra thách thức cho ngoại giao kinh tế của Trung Quốc là phải làm sao có thể dự phòng những rủi ro an ninh và chính trị, bảo vệ được những lợi ích bên ngoài của Trung Quốc tại các nước dọc tuyến đường. Những rủi ro về an ninh (nhất là trong tình hình chủ nghĩa khủng bố cực đoan ngày càng nóng lên tại khu vực) khiến cho các doanh nghiệp của Trung Quốc nảy sinh tâm lý nghi ngại, lo sợ bị hứng chịu những tổn thất về kinh tế, tiền vốn có thể bị đóng băng hoặc mất trắng. Ngay cả đối với các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, với nguồn vốn hùng hậu thì những tổn thất như thế trong ngắn hạn cũng khó có thể chấp nhận nổi, không kể các doanh nghiệp tư nhân với thực lực có hạn. Trong phương diện ngoại giao, những vấn đề an ninh cũng có thể gây nên những tổn thất về ngoại giao. Việc các thế lực, phe nhóm lợi ích ở các nước có các dự án đầu tư của Trung Quốc, lợi dụng vấn đề chống Trung Quốc, hay tâm lý “bài Hoa” trong xã hội để thổi phồng những tiêu cực, tồn tại, dù có thực hay không có thực sẽtác động tiêu cực tới đầu tư của Trung Quốc; thậm chí làm cho quan hệ của Trung Quốc với quốc gia đó xấu đi, ảnh hưởng tới sự tin cậy về chính trị.

Về an ninh phi truyền thống. Do hòa bình và phát triển đã trở thành xu thế của thời đại nên an ninh phi truyền thống đang trở thành vấn đề được Trung Quốc quan tâm chú trọng. An ninh phi truyền thống bao gồm: (1) Yếu tố về thiên nhiên. Vì Sáng kiến đi qua một khu vực rộng lớn, đa dạng về thiên nhiên, địa lý nên có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng, công tác duy tu, bảo dưỡng công trình và an toàn của người lao động trong các dự án về cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Trung Quốc chủ trương tăng cường công tác giám sát và cơ chế dự báo nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế và uy tín; (2) Yếu tố về môi trường sinh thái: Do kinh nghiệm và trình độ khoa học, kỹ thuật của nhiều nước

dọc Sáng kiến “Vành đai và con đường” còn kém phát triển nên phần nào đã tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, từ rủi ro liên quan đến môi trường sinh thái hoàn toàn có thể dẫn đến rủi ro về chính trị, trở thành vấn đề mang tính quốc gia. Việc xây dựng các công trình thủy điện dọc sông Mê-kông tại các nước Đông Nam Á là một ví dụ. Các dự án khai thác sông cần tính tới lợi ích cộng đồng người dân dọc con sông, tránh gây ra sự chia rẽ trong nội bộ các nước dọc tuyến Sáng kiến “Vành đai và con đường”; (3) Các hoạt động khủng bố, ly khai của các thế lực cực đoan tại một số khu vực Sáng kiến đi qua; (4) Các tổ chức phi chính phủ. Nhiều tổ chức phi chính phủ, chủ yếu từ các nước phương Tây và tổ chức xã hội dân sự thường xuyên tạc, chống phá, chỉ trích, thậm chí còn tác động, lôi kéo các thành phần chống đối tại các nước để chống Trung Quốc, gây ra sự mất ổn định xã hội, cách mạng màu; (5) Thách thức trên biển. "Con đường tơ lụa trên biển" đi qua nhiều vùng biển quan trọng, luôn thường trực những nguy cơ về nạn cướp biển.

- Thách thức (rủi ro) về chính trị ở các quốc gia thuộc tuyến “Vành đai và con đường”. Các quốc gia dọc tuyến “Vành đai và con đường” có sự khác biệt về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, lợi ích quốc gia và như cầu phát triển, văn hóa, địa chính trị, mô hình và cơ cấu kinh tế, hệ thống pháp luật… gây khó khăn cho việc đưa ra chính sách ngoại giao kinh tế phù hợp trong cùng một Sáng kiến. Hơn nữa, những biện pháp ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong quá trình triển khai Sáng kiến còn phải tính toán đến những rủi ro, thách thức từ tình hình chính trị của các quốc gia mà Sáng kiến đi qua, đứng trên góc độ lợi ích của Trung Quốc hay của các nhà đầu tư Trung Quốc. Các dự án đầu tư khác nhau, khu vực đầu tư khác nhau phải đối mặt với những thách thức và rủi ro chính trị với những hình thức biểu hiện khác nhau. Đó có thể là: Thách thức, rủi ro từ sự thay đổi nhiệm kỳ chính phủ, thay đổi chính quyền; rủi ro do xung đột sắc tộc và xung đột quân sự trong nước, sự bất mãn và phản đối của người dân; chính phủ kém năng lực, mất hiệu lực… Đây là những rủi ro nổi bật, mang tính đại diện. Những thách thức, rủi ro chính trị thường không tồn tại đơn lẻ mà xuất

hiện cùng với một hay một số thách thức, rủi ro khác hoặc được thúc đẩy bởi một thách thức, rủi ro khác.

Ngoài ra, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng là một yếu tố mang đến thách thức về chính trị đối với việc triển khai Sáng kiến. Trong đó, nổi bật nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung. Dưới quan điểm về cạnh tranh chiến lược, Sáng kiến “Vành đai và con đường” được nhìn nhận là cách thức “tập hợp lực lượng kiểu Trung Quốc”, cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trên toàn cầu hay nhằm chống lại chiến lược kiềm chế “sự trỗi dậy” của Trung Quốc từ phía Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc, biểu hiện rõ ràng nhất trong thời gian qua là trong lĩnh vực thương mại. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên phức tạp và quyết liệt hơn, ảnh hưởng sang các lĩnh vực khác, khiến cho môi trường quốc tế của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, tác động trở lại đối với định hướng phát triển và các mục tiêu chiến lược đã đặt ra như kế hoạch “Made in China 2025”.

- Thách thức về kinh tế: Về định vị vai trò của Trung Quốc trong Sáng kiến, Trung Quốc vừa là quốc gia trung tâm, vừa là quốc gia ngoại vi trong Sáng kiến. Chính vì vậy, Trung Quốc vừa phải có thực lực kinh tế đủ mạnh để có thể chống đỡ và dung nạp nhu cầu từ cả hai hướng “đi ra ngoài” và thu hút đầu tư vào trong nước. Dù Trung Quốc có tiềm lực kinh tế lớn, nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, nhưng những hạng mục trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” là rất lớn, có khả năng tiêu tốn thêm rất nhiều nguồn lực của Trung Quốc. Hơn nữa, với tính chất chế độ, phương thức quản lý, vận hành hệ thống cũng như cách thức mà Trung Quốc đang đầu tư, viện trợ ở các nước, mục tiêu chính trị ngoại giao thường được đặt lên hàng đầu, chính trị được ưu tiên hơn kinh tế, nhiều khi làm trái quy luật kinh tế thị trường, khiến cho mức độ rủi ro của Sáng kiến cũng ngày càng tăng lên. Trung Quốc mong muốn tương lai Sáng kiến sẽ được vận hành như một cỗ máy có sự góp sức của nhiều nước khác để nguồn lợi có thể được chảy ngược về Trung Quốc, nhưng từ thực tiễn quan hệ quốc tế, sự hào hứng của các nước với Sáng kiến trước hết là bởi các nước nhận thấy, khi tham

gia vào Sáng kiến sẽ nhận được những lợi ích trực tiếp hoặc liên quan đến Trung Quốc, sức hấp dẫn của Sáng kiến đến trước hết từ chính nguồn lực mà Trung Quốc bỏ ra đầu tư vào Sáng kiến.

Vốn đầu tư trong các dự án của Sáng kiến “Vành đai và con đường” chủ yếu xuất phát từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Quỹ Con đường tơ lụa. Trung Quốc đang phải xử lý các vấn đề có khả năng xảy ra trong quá trình vận hành hai tổ chức trên. Cụ thể, AIIB là một tổ chức đa phương, được vận hành theo mô hình và nguyên tắc của ngân hàng đa phương giữa chính phủ các nước trong khu vực châu Á. Ngoài ra, AIIB còn có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đa phương khác như Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á. Vấn đề mà AIIB sẽ phải giải quyết đó là: (1) Việc cân bằng cơ cấu về cổ phần giữa các bên tham gia; (2) Việc ấn định mức lãi suất phù hợp, bởi trình độ phát triển kinh tế của các nước châu Á trong AIIB tương đối thấp so với các nước phương Tây; (3) Sự cạnh tranh của Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, trong quá trình phát triển AIIB, Trung Quốc phải đoàn kết các quốc gia để có được sự ủng hộ cao nhất của cộng đồng quốc tế.

- Thách thức về luật pháp

+ Luật pháp trong quá trình đầu tư: Đầu tư đối ngoại là một khâu quan

trọng trong xây dựng Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Trong khi đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp Trung Quốc có thể gặp nhiều rủi ro về mặt luật pháp khi lợi ích của Trung Quốc không phù hợp với lợi ích của các quốc gia dọc tuyến Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Chẳng hạn như luật của một số quốc gia quy định trong các công ty cổ phần liên doanh, vốn đầu tư nước ngoài không được chiếm đa số hay hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số ngành quan trọng liên quan đến lợi ích quốc gia, an ninh. Từ đó ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các công ty liên doanh của Trung Quốc ở nước ngoài hay trở thành "vật cản" trong quá trình triển khai các kế hoạch của doanh nghiệp trên thực tế. Thậm chí, trong trường hợp doanh nghiệp Trung Quốc có thể mua toàn bộ một công ty của

nước sở tại vẫn có thể gặp một số rủi ro khi công ty đó che giấu các vấn đề về tài chính, tài sản thế chấp, rắc rối pháp lý…

+ Luật pháp về môi trường: Những quy định về bảo vệ môi trường của

các nước trên thế giới ngày càng nghiêm ngặt. Đặc biệt, tại châu Âu có những tiêu chuẩn và điều luật chặt chẽ hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp của Trung Quốc gặp khó khăn. Bởi vậy, nhiều dự án trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và con đường” đang đứng trước rủi ro về pháp luật môi trường rất lớn. Một khi các công ty Trung Quốc không tuân thủ tiêu chuẩn môi trường sẽ bị đưa ra tòa, thậm chí bị bắt buộc phải dừng hoạt động. Ví dụ, vào cuối năm 2014, Chính phủ Sri Lanka đã tuyên bố tạm dừng thi công dự án thành phố cảng Colombo của Trung Quốc vì cho rằng dự án sẽ gây ô nhiễm tới môi trường.

+ Môi trường kinh doanh không minh bạch: Nhiều công ty của Trung

Quốc không coi trọng, không đi sâu nghiên cứu về luật pháp của nước sở tại dẫn đến vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị đánh giá quen làm việc với chính quyền các nước sở tại theo “văn hóa bôi trơn”, đưa hối lộ cho các quan chức địa phương để được nhận ưu đãi. Khi đầu tư ở các thị trường có tính minh bạch cao, đặc biệt các nước châu Âu thường có những quy định hết sức chặt chẽ về chống hối lộ, các hoạt động kinh doanh không minh bạch. Các công ty Trung Quốc không những có thể mất uy tín mà còn bị khởi kiện. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đứng trước nguy cơ bị đánh thuế hai lần khi vừa phải nộp thuế cho nước sở tại vừa phải nộp thuế cho Chính phủ Trung Quốc.

+ Hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện tại các nước sở tại: Luật pháp tại

nhiều quốc gia dọc tuyến Sáng kiến “Vành đai và con đường” chưa thực sự hoàn thiện, thậm chí còn mâu thuẫn với luật pháp của Trung Quốc nên có thể dẫn đến những rủi ro. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp hay các chính sách của nước sở tại cũng là một trong những nhân tố cần được tính tới.

+ Chính sách bảo hộ mậu dịch: Trên thực tế, các khác biệt về tiêu chuẩn hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước cũng như các quy định về thuế quan, trình tự thông quan, hàng rào kỹ thuật, chính sách chống phá giá mà nước sở tại đặt ra đối với các doanh nghiệp Trung Quốc… có thể được coi là hàng rào thương mại mà các nước có thể áp dụng nhằm thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.

- Thách thức về niềm tin

+ Ở cấp độ quốc gia: Việc các chính phủ dọc tuyến Sáng kiến “Vành đai

và con đường” duy trì niềm tin, sự ủng hộ là cơ sở tiên quyết đảm bảo việc thực hiện thành công Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Đối với hầu hết các quốc gia Trung Á và Trung Đông vốn theo đường lối ngoại giao trung lập, việc hợp tác với Trung Quốc có thể mang đến cho khu vực cơ hội phát triển to lớn. Tuy nhiên, các khu vực này vẫn thường xuyên bị các nước Mỹ, Nhật Bản và châu Âu lôi kéo. Đối với các nước châu Phi, Trung Quốc và các nước châu Phi vốn có quan hệ hữu hảo. Trung Quốc cũng đang cung cấp cho các nước trong khu vực nhiều khoản vay phi lợi nhuận để đẩy mạnh sự phát triển. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích quốc gia, các quốc gia châu Phi hoàn toàn có thể chịu tác động của các giá trị phương Tây và giảm mức độ ủng hộ đối với Sáng kiến “Vành đai và con đường” trong tương lai. Thời gian vừa qua, nhiều ý kiến chỉ trích, phản đối Sáng kiến “Vành đai và con đường” liên quan đến vấn đề “bẫy nợ”. Có thể vấn đề thực chất nằm ở sự tuyên truyền của phương Tây (nhất là Mỹ) hoặc do bản chất sức mạnh thể chế của chính quốc gia nhận vay nợ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh, Trung Quốc cần phải có những điều chỉnh về mục đích, cách thức triển khai các hoạt động đầu tư, cho vay, viện trợ ra nước ngoài để xây dựng niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc và đối với Sáng kiến “Vành đai và con đường”

(Phụ lục 4, phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quốc Trường, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

+ Ở cấp độ doanh nghiệp: Trong thời kỳ đầu thực hiện Sáng kiến “Vành

việc của các doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể đối mặt với: (1) Rủi ro từ thị trường (bao gồm những cáo buộc liên quan đến lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh tại các nước, vi phạm hợp đồng…). (2) Rủi ro về mặt xã hội (bao gồm những cáo buộc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sự khác biệt về văn hóa, phong tục…).

+ Ở cấp độ nhân dân: Hiện nay, số lượng người Trung Quốc đi du lịch

nước ngoài ngày càng tăng. Khách du lịch Trung Quốc ở khía cạnh nào đó được coi là đại sứ đại diện cho quốc gia. Tuy nhiên, có thể do trình độ nhận thức, vô tình hay cố ý không tôn trọng đến những phong tục, tập quán của nước sở tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)