Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các tác động đối với Việt Nam

3.3.1. Tác động tích cực

- Tham gia sáng kiến là cơ hội để hội nhập và phát triển đất nước, phù hợp với chủ trương kết nối “Hai hành lang, một vành đai” và xu thế toàn cầu hóa. Trình độhội nhập và phát triển của Việt Nam ngày càng được nâng cao qua quá trình liên kết, hợp tác trong các sáng kiến song phương và đa phương, trong đó có Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Hiện nay, Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu trong việc đề cao xu thế toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại. Sáng kiến Vành đai và con đường được coi là sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này.

- Việc tham gia vào sáng kiến của phía Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, mở rộng hơn nữa thị trường hàng hóa. Trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Trung Quốc có những ưu thế, tiềm năng lớn, có khả năng đáp ứng những nhu cầu phát triển của Việt Nam. Tham gia

Sáng kiến Vành đai và con đường sẽ giúp Việt Nam tiếp cận sâu hơn thị trường to lớn của Trung Quốc, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khác trong khuôn khổ Sáng kiến. Hàng hóa của Việt Nam có thể liên vận tới các nước thông qua mạng lưới liên kết cơ sở hạ tầng giao thông trong Sáng kiến. Về vấn đề hợp tác năng lực sản xuất. Trung Quốc có ưu thế về vốn và công nghệ, với năng lực sản xuất được coi là “thừa thãi”. Việc hợp tác về năng lực sản xuất cũng phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lực sản xuất, đi đến thống nhất về 36 dự án trọng điểm, tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc.

- Sáng kiến này giúp Việt Nam phát triển hạ tầng cơ sở và kết nối với thế giới trong bối cảnh Việt Nam đang khó khăn về kinh phí. Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực giao thông của Việt Nam còn nhiều yếu kém, Việt Nam có nhu cầu lớn trong xây dựng, cải tạo hệ thống đường bộ và đường sắt. Việt Nam có thể thông qua hợp tác trong các dự án lớn về cơ sở hạ tầng với Trung Quốc để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Ngoài ra, hợp tác về nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển của Việt Nam cũng có tiềm năng lớn. Hiện nay, nguồn vốn từ AIIB và SRF đang được coi là nguồn vốn bổ sung hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh vốn vay từ ADB và WB không đủ sức đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

- Việt Nam tham gia sáng kiến sẽ góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thông qua việc thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, cùng là quốc gia đang phát triển, theo chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản cầm quyền. Hiện nay, vấn đề quan trọng và được đề cập nhiều nhất, có tác động đến mọi lĩnh vực hợp tác giữa hai nước là vấn đề tin cậy chính trị. Sự hợp tác về Đảng, Nhà nước, giao lưu nhân dân… đã được củng cố và tăng cường đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, vấn đề thiếu sự tin cậy chính trị luôn là trở ngại đáng kể và là nguyên nhân hoặc làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, tồn tại

trong quan hệ giữa hai nước. Sáng kiến “Vành đai và con đường” trong giai đoạn đề xướng cũng gây nên những nghi ngại, được coi là có cơ sở xuất phát từ: (1) Tham vọng to lớn của Trung Quốc, hướng đến trở thành cường quốc biển, cường quốc thế giới; (2) Sự “khủng hoảng lòng tin trong quan hệ song phương” [ ].Hiện nay, sự nghi ngờ đối với chiến lược của Trung Quốc đã giảm đi, hoặc là do có sự nhìn nhận rõ ràng hơn trên thực tế về ý đồ của Trung Quốc, hoặc nhận thức về xu thế phát triển của Trung Quốc cũng như Sáng kiến. (Nếu VN tận dụng tốt các lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc thì những cơ hội về kinh tế là vượt trội. Ngược lại, nếu VN không tham gia, thì khi Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng với các nước, VN sẽ nằm ngoài cuộc chơi, vô cùng khó khăn và bất lợi cho VN). Như vậy có thể thấy, nhận thức chung về các cơ hội và thách thức đến từ Sáng kiến đã ngày càng sâu sắc hơn. Vấn đề là làm sao để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia dân tộc, việc Việt Nam thể hiện sự ủng hộ Sáng kiến (đã qua một thời gian xem xét, cân nhắc kỹ lợi hại) góp phần tăng cường quan hệ giữa hai nước. Điều này phù hợp với đường lối, chính sách ngoại giao của Việt Nam, tạo ra không gian hợp tác lớn hơn trong quan hệ hai nước.

- Trong vấn đề Biển Đông, quá trình Trung Quốc triển khai các biện pháp ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” sẽ mang lại tác động tích cực mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. Thời gian đầu, vấn đề được các quốc gia có liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông quan tâm nhất khi sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ 21” được Trung Quốc đưa ra là, phải chăng đây là một bước đi khác của Trung Quốc hướng tới thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, vẽ lại bản đồ chủ quyền có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, trong khi nghi ngờ về mưu đồ của Trung Quốc không thay đổi, quan điểm về tác động tích cực trong vấn đề Biển Đông từ Sáng kiến của Trung Quốc cũng được nhìn nhận. Trước hết là do những nỗ lực và cam kết của Trung Quốc để khẳng định “Vành đai và con đường” mang bản chất của một sáng kiến hợp tác kinh tế, “chỉ có dương mưu, không có âm mưu”. Điều này tạo nên sự ràng

buộc nhất định đối với Trung Quốc cả về ngoại giao và luật pháp, để Trung Quốc chú ý hơn đến trách nhiệm, sự cam kết, kiềm chế những hành động quyết đoán, làm căng thẳng thêm mâu thuẫn, hướng tới duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực xung quanh Trung Quốc, trong đó có Biển Đông. Vào tháng 11/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định mong muốn kết nối “Vành đai và con đường” với chiến lược phát triển của các quốc gia trong khu vực. Như vậy, Trung Quốc đặt lợi ích phát triển của Trung Quốc gắn kết với lợi ích phát triển của các nước trong khu vực và để làm được điều đó, cần phải thể hiện trách nhiệm của chính Trung Quốc trong việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định tại khu vực.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng hình ảnh “nước lớn trách nhiệm” và “trỗi dậy hòa bình”. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cần phải khôi phục niềm tin của các nước láng giềng, củng cố khẳng định con đường hợp tác hòa bình, “cùng thắng” được thể hiện trong Sáng kiến, thay bằng việc cố gắng gây căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực Biển Đông, không có lợi cho quá trình triển khai Sáng kiến. Tuy nhiên, tác động tích cực này cần được nhìn nhận trong khuôn khổ của Sáng kiến và xu thế chung về hòa bình và phát triển, Trung Quốc chủ trương không từ bỏ “lợi ích cốt lõi” và vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông cũng được Trung Quốc coi là lợi ích cốt lõi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)