Khó khăn, thách thức từ bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 66 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Khó khăn và thách thức đối với ngoại giaokinh tế của Trung Quốc

3.2.1. Khó khăn, thách thức từ bên trong

Mặc dù, về cơ bản, quá trình đề xướng, lập quy hoạch và triển khai xây dựng Sáng kiến được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được sự quan tâm của cá nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và được các bộ ngành, địa phương liên quan vận hành, thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ. Sáng kiến cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Trung Quốc, nhưng quá trình triển khai các biện pháp ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

- Khó khăn do thiếu kinh nghiệm trong đầu tư và quản lý đầu tư. Mặc dù là một nước lớn tuy nhiên các hoạt động đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc mới được triển khai trong những năm gần đây, so với các nước phát triển khác đã có bề dày kinh nghiệm như Mỹ, Nhật Bản thì hoạt động đầu tư của Trung Quốc còn khá non trẻ và thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, các thiết chế của Trung Quốc để quản lý doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài vẫn còn yếu kém. Đây làđiểm yếu, gây mất niềm tin và tạo hình ảnh xấu đối với đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc. Ngoài ra, việc bỏ ra những khoản chi phí đầu tư quá lớn, mang tính dàn trải, chủ yếu phục vụ mục tiêu chính trị sẽ tạo ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế, cũng như tích tụ phản ứng tiêu cực từ nội bộ đối với chủ trương của ban lãnh đạo. Các nhà quản lý, cố vấn, kế toán hay tư vấn có sự hiểu biết về quản lý quốc tế, công tác kiểm toán, thuế quan là một phần không thể thiếu của

ngành dịch vụ khi đầu tư ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ con người của Trung Quốc chưa thể đáp ứng được các yêu cầu trong lĩnh vực này để có thể giúp Trung Quốc sớm nắm bắt được các tập quán và môi trường kinh doanh quốc tế. Về phía các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Trung Quốc còn một số hạn chế về tầm nhìn, kiến thức pháp luật, năng lực quản lý quốc tế cũng như nguồn nhân lực có trình độ cao. Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp chưa thể dự báo, kiểm soát được những rủi ro trong kinh doanh quốc tế, không có được cơ chế, cách thức làm việc phù hợp tại môi trường đa dạng ở các nước dọc tuyến “Vành đai và con đường”.

- Các biện pháp ngoại giao kinh tế được Trung Quốc tiến hành trong Sáng kiến, mặc dù đã có sự thử nghiệm trong quá trình cải cách mở cửa ngày càng sâu rộng của Trung Quốc. Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai, Sáng kiến vẫn chưa có một kế hoạch chi tiết, cụ thể. Các dự án hợp tác song phương và đa phương (sẵn có) đều được gộp vào trong Sáng kiến, khiến cho Sáng kiến giống như một dự án tổng hợp, “vẽ lại”, trùm lên những dự án vốn có. Điều này cũng gây ra sự mơ hồ của các địa phương và doanh nghiệpTrung Quốc, tạo ra tâm lý, thái độ tham gia không thực chất. Thậm chí, có tình trạng có địa phương của Trung Quốc dù không nằm trên tuyến đường của Sáng kiến, nhưng cũng cố gắng tham gia một cách miễn cưỡng, hoặc theo tư tưởng “ăn theo”, chủ yếu để được Trung ương rót vốn đầu tư về.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)