7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Hoạt động đầu tư
Trung Quốc đang tích cực tiến hành đàm phán hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước liên quan. Điều này có lợi cho việc các công ty Trung Quốc “đi ra ngoài” trên quy mô toàn cầu. Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tư lớn thứ 3
trên thế giới. Trong bối cảnh chưa có một khuôn khổ bảo hộ đầu tư mang tính toàn cầu, Trung Quốc luôn coi trọng đàm phán xây dựng hiệp định bảo hộ đầu tư song phương với các nước để bảo vệ tốt nhất lợi ích đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài.Trung Quốc đặt trọng điểm của ngoại giao đầu tư vào việc đạt được hiệp định bảo hộ đầu tư với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trung Quốc đã ký hiệp định đầu tư song phương với 52 quốc gia và hiệp định thuế với 53 quốc gia trong “Vành đai và con đường”. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã xây dựng 77 khu hợp tác kinh tế tại 23 quốc gia và khu vực hợp tác kinh tế qua biên giới với một số nước. Các khu vực này cũng là khu vực có sự đầu tư tập trung của doanh nghiệp Trung Quốc (điển hình là đặc khu kinh tế Xi- ha-núc Vil tại Campuchia) [6].
Theo thống kê, tính đến năm 2016, đầu tư của Trung Quốc vào các nước dọc tuyến “Vành đai và con đường” đạt 51,1 tỉ USD. Số liệu thống kê năm 2017, đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào 59 quốc gia dọc tuyến đường đạt 14,3 tỉ USD [64]. Đầu tư chủ yếu của Trung Quốc là vào các nước như Singapore, Malaysia, Lào, Pakistan, Nga, Campuchia và Việt Nam…, có thể thấy các quốc gia láng giềng vẫn là ưu tiên trong hợp tác đầu tư của Trung Quốc trong Sáng kiến “Vành đai và con đường”. Điều này phản ánh sự gắn kết giữa chính sách ngoại giao và chính sách kinh tế trong ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc đang tập trung vào chính sách ngoại giao láng giềng và các nước láng giềng cũng là những điểm xuất phát quan trọng để Trung Quốc có thể triển khai Sáng kiến xa hơn và rộng hơn. Vì vậy,lượng đầu tư của Trung Quốc vào các nước này cũng nổi bật hơn các quốc gia và khu vực khác (trong khuôn khổ Sáng kiến).