Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các tác động đối với Việt Nam

3.3.2. Tác động tiêu cực

- Về chính trị, đối ngoại: Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao kinh tế trong Sáng kiến “Vành đai và con đường” góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược đối nội lớn “hoàn thành giấc mộng Trung Quốc, phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” cũng làm gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng, cạnh tranh chính trị giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Trung – Mỹ. Thời gian qua, Mỹ đã tăng cường các biện pháp nhằm “kiềm chế” Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, Biển Đông, công nghệ… Điều này đặt Việt Nam vào tình thế khó khăn trong giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn, nhất là trong bối cảnh các sáng kiến do các nước lớn đề ra hướng tới mục tiêu tập hợp lực lượng, kiềm chế lẫn

nhau, mang tính loại trừ lẫn nhau (giống như ý tưởng của Mỹ đối với TPP thời gian đầu và có thể là chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong tương lai). Việt Nam đã thể hiện thái độ ủng hộ trong tham gia cùng Trung Quốc xây dựng Sáng kiến “Vành đai và con đường”, nhưng Việt Nam cũng luôn sẵn sàng và nắm bắt cơ hội hợp tác với Mỹ. Điều này ở mức độ nào đó có thể khiến cho cả Trung Quốc và Mỹ đều không hài lòng, muốn Việt Nam thể hiện thái độ “dứt khoát” hơn trong “chọn phe”, đặt Việt Nam vào tình thế khó xử, cần phải khéo léo trong giữ cân bằng quan hệ và sự độc lập trong chính sách đối ngoại của mình.

- Về kinh tế thương mại: Hiện nay, một trong những vấn đề lớn có tác động kìm hãm đối với quan hệ Việt – Trung là sự chênh lệch về cán cân thương mại lớn. Việt Nam là nước nhập siêu từ Trung Quốc. Tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài. Dù hai bên đã có những nỗ lực thu hẹp cán cân thâm hụt thương mại, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thuộc về cơ chế chính sách. Việc Trung Quốc thúc đẩy các biện pháp ngoại giao kinh tế (thực ra việc này vẫn được Trung Quốc tiến hành từ trước khi có Sáng kiến “Vành đai và con đường”) sẽ khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Vì, “Vành đai và con đường” khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc “đi ra ngoài” nhiều hơn nữa, có thể được coi là một “làn sóng đầu tư mới” khiến cho xu hướng chênh lệch cán cân thương mại song phương càng gia tăng. Những tác động tiêu cực này cũng một phần liên quan đến những thiếu sót, chưa hoàn thiện về năng lực quản lý nhà nước, năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam yếu…

- Về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông: Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại tranh chấp chủ quyền tại các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đặt ra khi Trung Quốc đề ra sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển Thế kỷ 21”, được coi là vạch lại con đường tơ lụa thời cổ đại, và Trung Quốc luôn khẳng định lập trường, các đảo ở Biển Đông là “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ

thời kỳ xa xưa”. Trung Quốc cũng cố gắng chứng minh các luận cứ về lịch sử chiếm hữu đối với các đảo đang chiếm đóng tại Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như rộng ra các vùng biển khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nêu lên yêu sách “đường lưỡi bò”, khẳng định có quyền lịch sử đối với 80% diện tích Biển Đông. Chính vì âm mưu độc chiếm Biển Đông và những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cùng những hành động quyết đoán của Trung Quốc trên thực địa (bồi lấp tạo đạo, đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cấm ngư dân các nước đánh bắt cá…), đã gây nên tâm lý nghi ngờ rất lớn đối với Trung Quốc từ các nước có liên quan tranh chấp, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động quân sự hóa và dân sự hóa các đảo chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Trong tương lai, nếu Trung Quốc đưa các đảo này vào trong quy hoạch của “Vành đai và con đường” hoặc đặt các căn cứ hậu cần (có thể mang tính lưỡng dụng) với danh nghĩa phục vụ cho Sáng kiến sẽ khiến cho vấn đề tranh chấp chủ quyền càng thêm phức tạp, gây khó khăn cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đườngcủa Trung Quốc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)