Hiệu quả về xã hội các loại hình sử dụng đất tại Tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)

LUT Kiểu sử dụng đất Công lao

động GTNC Công/ha/năm 1000đ/công

1. LUT chuyên

lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 441,51 92,98

2. LUT lúa màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 645,21 93,33 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 587,31 95,28 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 731,71 242,65 5. Ngô xuân - Lúa mùa - Đậu tương 571,72 88,85 6. Khoai lang - Lúa mùa - Khoai tây 790,20 301,97 7. Ngô xuân - Lúa mùa - Cải bắp 736,10 239,36 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 839,25 244,91

3. LUT rau màu

9. Khoai tây - Su hào - Cải bắp 904,90 446,50 10. Đỗ ăn quả - Dưa chuột - Cà chua 1015,49 387,33 11. Dưa chuột - Cà chua - Su hào 1010,39 414,18 12. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 980,53 387,60 13. Lạc xuân - Su hào - Cà chua 920,95 343,19 14. Cải bắp - Cà chua - Dưa chuột 1016,65 425,06 15. Đỗ tương - Su hào - Cà chua 817,31 358,33 16. Cải bắp - Cải ăn lá - Hành 967,57 342,54

4. Cây ăn quả 17. Nhãn 493,59 524,81

18.Vải 492,31 456,62

5. Nuôi trồng

thủy sản 19. Cá 709,46 537,90 Nguồn: Thực hiện điều tra Nhìn vào bảng 4.11 và bảng 4.12 có thể thấy giữa hai tiểu vùng số công lao động/ha và GTNC 1000đ/công không có sự chênh lệch quá lớn.

Các kiểu sử dụng đất trong LUT rau màu và LUT lúa - màu luôn thu hút được nhiều công lao động (từ 700 - 1016 công) do những kiểu sử dụng đất này yêu cầu sự chăm sóc và thu hoạch trong suốt mùa vụ. Đồng thời, loại hình này cần ít vốn, dễ canh tác, phù hợp với năng lực của các hộ gia đình nên họ có thể

tận dụng nguồn lao động tại chỗ mà không cần thuê lao động ngoài.

Đối với vùng 1, kiểu Bí xanh - Đỗ ăn quả - Cà chua trong LUT rau màu thu hút được nhiều công lao động nhất (1012,69 công).

Đối với vùng 2, kiểu Cải bắp - Cà chua - Dưa chuột trong LUT rau màu thu hút được nhiều công lao động nhất (1016,65 công).

Như vậy, từ kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ở trên cho thấy: Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, lúa - màu, rau màu được xếp vào nhóm có hiệu quả xã hội cao. Những loại hình này đảm bảo một phần lương thực, thực phẩm tại chỗ. Có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn, đảm bảo tăng thu nhập. Trong tương lai sau khi được đầu tư về thuỷ lợi có thể thay đổi cơ cấu cây trồng cần áp dụng thêm kiểu sử dụng đất phong phú để nâng cao thu nhập, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm tại chỗ và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Đối với các kiểu sử dụng đất của LUT cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có số ngày công lao động thuộc mức cao, có giá trị sản suất và thu nhập bình quân trên ngày công trên năm cao nhưng khả năng giải quyết việc làm của những LUT này tuy thấp nhưng do mức thu nhập lao động cao nên cũng được người dân lựa chon phát triển trong tương lai

Bảng 4.13. Tổng hợpđánh giá hiệu quả về xã hội các loại hình sử dụng đất trên các tiểu vùng

LUT Công lao động GTNC

Công/ha/năm Phân cấp 1000đ/công Phân cấp

Tiểu vùng 1

1. Chuyên lúa 456,13 TB 87,69 TB

2. Lúa màu 739,62 C 176,49 RC

3. Rau màu 977,36 C 406,29 RC

4. Cây ăn quả 531,9 TB 432,09 RC

5. Nuôi trồng thủy sản 720,22 C 536,71 RC

Tiểu vùng 2

1. Chuyên lúa 441,51 TB 92,98 TB

2. Lúa màu 700,21 C 186,62 RC

3. Rau màu 954,22 C 388,09 RC

4. Cây ăn quả 492,95 TB 490,72 RC

5. Nuôi trồng thủy sản 709,46 C 537,9 RC

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy hiệu quả xã hội của vùng nghiên cứu khá cao. Chỉ có loại hình sử dụng đất chuyên lúa đượcc đánh giá ở mức trung bình, loại hình sử dụng đất lúa màu được đánh giá ở mức cao, các loại hình sử dụng đất : rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản tuy được đánh giá rất cao, mang lại thu nhập lớn cho người dân.

4.5.3.3. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất

Hiện nay, sức ép lớn đến vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp là tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trong toàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng phân bón, thuốc sâu, thuốc kích thích sinh trưởng và làm suy kiệt dinh dưỡng cũng như việc mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Để đánh giá về hiệu quả môi trường sử dụng đất nông nghiệp, tôi tập trung nghiên cứu 2 vấn đề là: mức độ đầu tư phân bón và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

- Việc sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp:

Từ kết quả điều tra, tôi nhận thấy một số vấn đề về phân bón cho cây trồng trên địa bàn huyện như sau:

Phân đạm được bón chủ yếu là phân ure, lân chủ yếu là dạng supe lân, kali chủ yếu là Kali clorua và phân tổng hợp NPK.

Theo như số liệu điều tra thực tế cho thấy: hầu hết các loại hình sử dụng đất đều bón lượng phân bón vô cơ cao hơn so với tiêu chuẩn. Các cây trồng đều được bón đạm với một lượng nhiều hơn so với tiêu chuẩn, nhất là cây rau màu do người dân vẫn giữa thói quen canh tác. Điều này đã gây lãng phí lớn trong việc sử dụng phân bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 77 - 80)