So sánh mức đầu tư phân bón thực tế của người dân với hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 80 - 82)

STT Cây trồng

Chỉ tiêu

N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân

chuồng(tấn/ha) Điều tra Hướng dẫn Điều tra Hướng dẫn Điều tra Hướng dẫn Điều tra Hướng dẫn Tiểu vùng 1 1 Lúa xuân 95,25 85-92 70,99 65-70 118,23 100-115 2,2 6 – 8 2 Lúa mùa 90,21 84-90 68,57 65-70 114,03 110-115 2,1 6 – 8 3 Ngô 152,59 150 61,49 49-61 113,64 80-114 2,3 6 – 8 4 Lạc 51,85 38-51 105,95 85-105 119,05 90-110 3,2 5 – 7 5 Đậu tương 54,59 52 67,71 45-67 93,75 42-84 0,2 1 – 2 6 Khoai tây 150,14 127-150 83,33 62-83 120,84 116,66 5,2 16-19 7 Bí xanh 138,69 125-135 123,13 80-121 136,36 125-135 5,5 8 – 9 8 Su hào 137,14 128,8 104,17 83-104 87,50 100 5,3 11 – 12 Tiểu vùng 2 1 Lúa xuân 93,22 85-92 69,78 65-70 115,59 100-115 2,7 6 – 8 2 Lúa mùa 90,06 84-90 69,61 65-70 114,61 100-115 2,4 6 – 8 3 Ngô 150,74 150 62,50 49-61 117,78 80-114 1,7 6 – 8 4 Lạc 51,11 38-51 104,10 85-105 108,30 90-110 3,2 5 – 7 5 Đậu tương 51,30 52 67,92 45-67 89,05 42-84 0 1 – 2 6 Khoai tây 153,32 127-150 85,41 62-83 115,00 116,66 5,5 16-19 7 Su hào 130,09 128,8 105,20 83-104 102,74 100 4,9 11 – 12

Nguồn: phòng NN &PTNT huyện, phiếu điều tra *Lượng phân bón theo biên bản hướng dẫn của trung tâm khuyến nông khuyến ngư huyện và công bố trên cổng thông tin điện tử của huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

- Lượng phân bón được sử dụng chủ yếu là phân vô cơ. Đa số người dân sử dụng vượt mức so với hướng dẫn. Đối với một số cây trồng, việc bón phân một cách định tính theo kinh nghiệm và thói quen của người dân. Tình trạng sử dụng phân bón không hợp lý diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự thoái hóa đất. Lượng phân vô cơ dư thừa tích tụ trong đất có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường. Theo khuyến cáo nên sử dụng phân tổng hợp NPK cho cây trồng như lúa, ngô, bí xanh, su hào... nhưng người dân vẫn thực hiện bón đạm đơn, phân lân và phân kali, nên dẫn tới lượng phân bón cho cây vượt quá mức phân bón trong hướng dẫn.

chuồng bón cho các cây trồng đều ở mức quá thấp so với yêu cầu như cây khoai tây lượng phân chuồng theo tiêu chuẩn là 16 – 19 tấn/ha nhưng theo điều tra thực tế người nông dân chỉ bón 5,2 đến 5,5 tạ tấn/ha, su hào là từ 11 -12 tấn, trong khi người dân chỉ bón 4,9 đến 5,3 tấn/ha. Việc bón quá ít phân chuồng và sử dụng nhiều các loại phân bón hoá học là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức sản xuất của đất. Đây là cũng là nguyên nhân làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất gây mấy cân bằng sinh thái.

- Việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp

Sử dụng thuốc BVTV là biện pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Ưu điểm của thuốc BVTV là:

- Có khả năng tiêu diệt dịch hại nhanh chóng, triệt để, đồng loạt trên diện rộng.

- Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, đồng thời giảm yêu cầu về diện tích canh tác.

- Dễ sử dụng, có thể dùng ở nhiều vùng có điều kiện khác nhau và đem lại hiệu quả ổn định.

Bên cạnh những ưu điểm mà thuốc BVTV đem lại thì nó cũng là một trong những nhân tố gây mất ổn định môi trường. Nếu bị lạm dụng, dùng sai, không được kiểm soát sẽ dẫn đến những tác hại đến môi trường và con người:

- Thuốc BVTV có thể gây ngộ độc cho động vật và con người ở các mức độ khác nhau, có thể gây tử vong, hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe sinh vật như đột biến, ung thư, quái thai…

- Dù được xử lý bằng phương pháp nào, cuối cùng thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn tại ở các lớp đất khác nhau, trong khoảng thời gian khác nhau. Ở trong đất, thuốc BVTV thường bị vi sinh vật đất phân giải hoặc bị đất hấp thu. Nhưng có nhiều loại thuốc có thời gian phân hủy lâu, khi dùng liên tục và lâu dài, chúng coa thể tích lũy trong đất một lượng lớn gây ô nhiễm đất đai và nguồn nước.

- Thuốc BVTV có thể để lại dư lượng trên nông sản. Qua thức ăn, nguồn nước, thuốc BVTV có thể được tích lũy trực tiếp trong cơ thể động vật và con người.

- Các loại thuốc BVTV thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Do đó làm suy giảm tính đa dạng quần thể sinh vật.

Về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất: kết quả điều tra ở các vùng sản xuất ở các Tiểu vùng 1 và Tiểu vùng 2 cho thấy việc sử thuốc BVTV phụ thuộc vào nhận thức của người sản xuất, việc phun thuốc dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông theo mùa vụ giữa các tiểu vùng.

Qua điều tra trên địa bàn về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng cho thấy hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật.

Mức độ sử dụng thuốc BVTV có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Do đó, việc đánh giá mức độ sử dụng thuốc BVTV, từ đó thấy được các nguy cơ, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cả về mặt kinh tế lẫn môi trường là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 80 - 82)