Thang điểm đánh giá tính hiệu quả của các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 41 - 60)

Hiệu quả Chỉ tiêu Phân cấp Điểm

Kinh tế Giá trị sản xuất

Rất cao 4 Cao 3 Trung bình 2 Thấp 1 Kinh tế Thu nhập hỗn hợp Rất cao 4 Cao 3 Trung bình 2 Thấp 1

Kinh tế Hiệu quả đồng vốn

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Xã hội Công lao động

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Xã hội Giá trị ngày công

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Môi trường

Mức độ duy trì, cải thiện độ phì và môi trường của đất

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Sau khi cho điểm cả 6 chỉ tiêu sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các kiểu sử dụng đất theo thang điểm tổng như sau:

- Mức hiệu quả rất cao: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 85-100% tổng điểm tối đa tức là từ 20,4 đến 24 điểm;

- Mức hiệu quả cao: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 70 - <85% tổng điểm tối đa tức là từ 18 đến <20,4 điểm;

- Mức hiệu quả trung bình: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 55 - <70% tổng điểm tối đa tức là từ 13,2 đến <18 điểm;

- Mức hiệu quả thấp: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt < 13,2 điểm.

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, sử lý số liệu

- Từ các tài liệu, số liệu thu thập được ta tiến hành thống kê lại các số liệu sau đó ta tiến hành xử lý, phân tích số liệu bằng các phần mềm (word, excel...);

- Xác định những tiêu chí của địa phương, đánh giá và đưa ra các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng;

- Đưa ra kết quả so sánh giữa các tiểu vùng và toàn huyện.

3.4.5. Minh họa bằng biểu đồ

Phương pháp biểu đồ có tác dụng minh họa các kết quả đã được tính toán bằng biểu đồ giúp đánh giá được trực quan hơn, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của các kết quả qua từng thời kỳ..

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Kiến Xương là huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng, nằm về phía đông Nam của tỉnh Thái Bình, có diện tích tự nhiên 20.200,03ha chiếm 13.02% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình. Là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 3 trong tỉnh.

Có vị trí địa lý từ: 20o16’00’’ - 20o30’00’’ Vĩ độ Bắc 106o21’00’’ - 106o29’00’’ Kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy; - Phía Đông giáp huyện Tiền Hải;

- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định;

- Phía Tây giáp huyện Vũ Thư và Thành Phố Thái Bình.

Toàn huyện có 37 đơn vị hành chính với 36 xã và 1 Thị trấn là thị trấn Thanh Nê. Thị trấn Thanh Nê là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện, cách thành phố Thái Bình 14 km về phía Tây có tỉnh lộ 39B (458) và tỉnh lộ 222 (457) đi qua. Kiến Xương nằm giữa sông Hồng và sông Trà Lý, sông Kiến Giang chảy qua cùng với hệ thống đường bộ phát triển tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thông thương với các Tỉnh, các trung tâm KT - XH trong và ngoài nước.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Kiến Xương mang tính chất chung của vùng đồng bằng nên tương đối bằng phẳng. Phù sa sông, biển tạo ra kiểu địa hình lượn sóng, hướng sóng chạy theo Tây Bắc – Đông Nam, các dẻo đất thấp trũng có thành phần cơ giới nặng (thịt trung bình, thịt nặng). Đây cũng là một đặc thù của huyện Kiến Xương. Các dẻo đất đại diện có thể liệt kê gồm: dẻo đất cao có thành phần cơ giới nhẹ như Bình Nguyên, Thanh Tân, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, thị trấn Thanh Nê, An Bồi, Quang Trung. Dẻo đất thấp trũng liền kề: Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Hòa Bình, Đình Phùng, Quang Bình, Quang Minh, Nam Bình... Về cơ bản địa hình huyện Kiến Xương được chia thành hai vùng đặc trưng như sau:

- Vùng ven đê sông Hồng và sông Trà Lý có địa hình trũng, độ cao từ 0,5 - 1m. Khu vực ngoài đê là các bãi bồi có địa hình lượn sóng, hàng năm ngập nước vào mùa mưa lũ. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.

- Vùng giữa huyện chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 – 2 m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là gò nhỏ, ao, hồ, đầm. Là vùng có điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng lúa, màu và cây ăn quả...

4.1.1.3. Khí hậu

Quan sát qua trạm khí tượng Thái Bình cho thấy Kiến Xương điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển. Khí hậu của huyện được chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp của mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau. Theo chế độ mưa có thể chia thành 2 mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện tương đối cao: Tổng tích ôn hàng năm : 8.000 - 85000C

Nhiệt độ bình quân hàng năm : 23,8 0C Nhiệt độ tối cao : 38,8 0C Nhiệt độ tối thấp : 7,0 0C

Các tháng giữa mùa Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 15,00C. Mùa Hè nhiệt độ trung bình 30-350C. Biên độ nhiệt ngày và đêm có sự chênh lệch khác nhau tùy theo mùa: mùa Hè thường lớn hơn mùa Đông từ 1,5-2oC.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên 2000 mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa khô chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm; lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (chiếm khoảng 74%) nhưng cũng có sự phân hóa thành mưa phụ và mưa chính. Mưa phụ (mưa tiểu mãn) thường xuất hiện vào đầu mùa hạ, lượng mưa không cao; mưa chính tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa có thể đạt từ 300 - 400 mm/tháng. Số ngày mưa trung bình hàng năm cũng khá cao, phổ biến từ 150 - 160 ngày.

- Lượng bốc hơi: Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ

1/5 - 1/2 lượng mưa. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn, lượng bay hơi của 7 tháng mùa nóng có thể gấp 3- 4 lần của các tháng mùa lạnh.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất là vào các tháng 6 - 7, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 74%; thời kỳ độ ẩm không khí cao nhất thường xảy ra vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 2 và tháng 3), khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn.

- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1.700 giờ, các tháng mùa Đông từ 70 - 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 - 190 giờ. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất thường là tháng 5 khoảng trên 210 giờ. Mùa Đông nắng ít gay gắt, thuận lợi hơn cho cây trồng, mùa hè nắng thường rất gay gắt, bất lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

- Gió: Tốc độ gió trung bình cả năm là 1,88 m/s, vào các tháng 7 - 10 thường có bão và kèm theo mưa. Có thể nói Kiến Xương có tần suất xuất hiện bão khá cao, hầu như năm nào cũng có bão, có năm tới 2 - 3 trận bão lớn kèm theo mưa lớn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đông vào những ngày chuyển tiếp, thường có từ 5 - 6 ngày, phổ biến là loại sương mù địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Thuỷ văn của huyện ảnh hưởng bởi hệ thống sông Hồng, sông Trà Lý, sông kiến Giang và các con sông nhỏ trên địa bàn, tốc độ dòng chảy nhỏ, chủ yếu là về mùa mưa lũ.

- Sông Trà Lý nằm ở phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện với huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 16 km và chiều rộng trung bình 150 - 200 m. Sông Trà Lý cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho các xã ở phía Bắc của huyện.

- Sông Hồng nằm ở phía Nam của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện với tỉnh Nam Định. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 14,5 km và chiều rộng từ 400 - 600m. Sông Hồng cung cấp nước và phù sa cho các xã ở phía Nam của huyện.

- Sông Kiến Giang chảy qua giữa huyện từ Tây sang Đông có chiều dài 10 km, chiều rộng trung bình 20 - 40m.

Hầu hết các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mỗi chu kỳ thủy triều từ 13 - 14 ngày, trung bình triều cao 1 m. Về mùa mưa thủy triều không làm nhiễm mặn, nhiễm phèn nước các sông, tuy nhiên vào mùa khô khi triều cường nước mặn xâm nhập các sông gây nhiễm mặn diện tích đất nông nghiệp của các xã vùng trũng ven sông. Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng lưới sông ngòi nhỏ và các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ nước ngọt rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp đặc biệt vào mùa khô hạn.

Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện phân bố không đồng đều và chảy theo hai hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các sông chính lên cao cùng với mưa lớn thường gây ngập úng cho các vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Kiến Xương tỷ lệ 1/10000 năm 2002. Đất đai của huyện được hình thành nhờ sự bồi lắng của phù sa biển và phù sa hệ thống sông Hồng. Hàm lượng, chất lượng và sự phân bố các vật liệu phù sa, thảm thực vật, xác động vật bị chôn vùi cùng các hoạt động kiến tạo đã dẫn đến sự hình thành các loại đất khác nhau. (không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước) thì huyện có các nhóm đất và đơn vị đất chủ yếu, như sau:

a- Nhóm đất cát: Được hình thành trên nền cát biển cũ ở độ sâu 2 - 3 m mới xuất hiện nhiều trầm tích biển. Do quá trình cải tạo, sử dụng nhiều năm nên đã được ngọt hóa. Đất cát có kích thước hạt thô, thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp thụ thấp. Hàm lượng đạm, lân, kali, mùn tổng số và dễ tiêu đều thấp. Do ảnh hưởng của các đợt vỡ đê đã hình thành các vùng đất cát nhỏ ở trong đê có thành phần cơ giới cát pha thịt, tập trung nhiều ở các xã Vũ Lễ, Vũ An, Thanh Tân, Quang Trung và thị trấn Thanh Nê.

b- Nhóm đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp của sông Hồng và sông Trà Lý bao gồm: đất phù sa được bồi hàng năm (ngoài đê) và đất phù sa

không được bồi đắp hàng năm (trong đê).

- Đất phù sa ngoài đê có địa hình lượn sóng thường có màu nâu tươi hoặc hơi xám, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như N,P,K tổng số và dễ tiêu từ trung bình đến giàu. Phân bố tập trung ở các xã Vũ Bình, Minh Tân, Bình Thanh, Bình Định, Quốc Tuấn, Trà Giang.

- Đất phù sa trong đê do không được bồi đắp hàng năm nên đất biến đổi theo chiều hướng glây hóa, loang lổ đỏ vàng, glây ở địa hình thấp và loang lổ đỏ vàng ở địa hình cao. Nhìn chung đất có màu nâu tươi, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình.

c- Nhóm đất phèn: có diện tích tương đối lớn chiếm khoảng 7% diện tích đất canh tác của huyện và tập trung ở vùng đất trũng thuộc các xã Hồng Tiến, Bình Định, Minh Tân, Vũ Hòa.

Tóm lại, đất đai của huyện có địa hình bằng phẳng, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình là điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững trên cơ sở áp dụng các biện pháp tiến bộ về khoa học kỹ thuật cơ giới hóa đồng ruộng.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: của huyện được lấy từ các sông như Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang cùng các ao, hồ, đầm là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tương đối tốt, có khả năng khai thác và cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu phụ thuộc vào lượng mưa. Tuy nhiên qua kiểm tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm có chứa nhiều sắt, cần được xử lý khi đưa vào sử dụng.

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Qua điều tra thăm dò, trên địa bàn huyện Kiến Xương có bãi cát ven sông Hồng và sông Trà Lý có thể khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng và đất sét phân bố rải rác ở một số địa bàn được khai thác để sản xuất gạch ngói đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Kiến Xương là huyện có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi, dân cư sống thành những khu dân cư đông đúc dọc theo các trục giao thông chính.

Kiến Xương là vùng đất gắn liền và xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Kiến Xương với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời.

Nhân dân trong huyện không chỉ gan dạ, dũng cảm trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược mà còn có tiếng hiếu học và thông minh. Ngày nay, nhiều con em trong huyện đã tốt nghiệp đại học, trên đại học và giữ nhiều trọng trách quan trọng ở Trung ương và ở địa phương.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tuy chặng đường phát triển phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống cách mạng, đoàn kết, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế có sẵn, Đảng bộ và nhân dân huyện Kiến Xương sẽ vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 41 - 60)