Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 90 - 93)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp nâng cao

4.6.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên

nghiên cứu

* Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Giải pháp về chính sách

Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa theo quy hoạch nông thôn mới. Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất một cách có hiệu quả, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở bố trí cây, con phù hợp với từng vùng và tập quán canh tác của địa phương, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Coi công tác giống như một trong những khâu tạo bước đột phá phát triển. Đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, kể cả giống đặc sản.

Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phương thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mở rộng diện tích vụ đông, đồng thời bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vụ đông, chú trọng mở rộng diện tích cây vụ đông có giá trị kinh tế cao như lạc, khoai tây, đậu tương và cây rau màu xuất khẩu khác.

- Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng để người dân phát triển đa dạng hóa hệ thống cây trồng, từ đó những loại hình sử dụng đất có triển vọng được chọn lựa và nhân rộng. Việc xác định và mở rộng thị trường tiêu thụ là cơ sở quan trọng để bố trí, phân vùng và đầu tư chiều sâu cho sản xuất và chế biến nông sản.

Nền nông nghiệp của huyên Kiến Xương tỉnh Thái Bình là vùng nổi tiếng với đặc sản là lúa với năng suất, sản lượng và chất lượng gạo rất cao, việc xây dựng được thị trường giao thương đưa đặc sản lúa của huyện ra các thị trường khác sẽ mang lại sự phát triển cho huyện.

Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định cần phải quy hoạch, hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản, hình thành các trung tâm thương mại ở các trung tâm, thị trấn, thị tứ tạo ra môi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung. Có biện pháp khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân làm chế biến hoặc tiêu thụ mở rộng diện ký kết hợp đồng với hộ nông dân hoặc hợp tác xã nông nghiệp. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất nông nghiệp đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo được lợi ích của nông dân, vừa hạn chế được rủi ro.

- Giải pháp về vốn

Vốn là vấn đề quan trọng trong sản xuất. Với nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo hướng hàng hóa như hiện nay, việc đầu tư đúng mức về các loại giống năng suất cao, đầu tư kịp thời về phân bón sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.

Khuyến khích người dân tham gia các chương trình nhận đầu tư về phân bón của doanh nghiệp, cung cấp và hỗ trợ giống cây trồng của các trung tâm nghiên cứu, để tìm ra giống mới có năng suất cao phù hợp với hệ thống canh tác của địa phương.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất

Việc sản suất quy mô tập trung đòi hỏi phải có hệ thống giao thông nội đồng hoàn chỉnh và kiên cố, tạo điều kiện cơ giới hóa và vận chuyển nông phẩm dễ dàng.

Các giải pháp nân cao năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất.

Thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới.

Đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, trồng trọt để đảm bảo kịp thời và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.

Huyện cần có sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã nông nghiệp và xí nghiệp thủy lợi trên địa bàn huyện, nhằm cung cấp nước tưới và tiêu úng kịp thời trong mùa mưa lũ. Quản lý kênh mương ổn định, sạch sẽ tránh việc tắc không lưu thông nước, xây dựng thêm hệ thống kênh mương tại các vùng có địa hình cao và trũng.

- Giải pháp về khoa học - công nghệ

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là yêu cần cần thiết để nâng cao hiểu quả sản xuất và phát tiển bền vững. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường tập huấn, chuyển giao công nghệ.

Nâng cao độ phì của đất có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng, bao gồm luân canh, gieo trồng che phủ, phủ bồi thảm mục, sử dụng phân xanh và phân chuồng ủ ngấu.

- Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt;

- Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống;

Theo dõi hiểu rõ chu kỳ sinh trưởng và phát triển của từng loại sâu bệnh, sử dụng tối thiểu và hiệu quả thuốc BVTV. Thay đổi lịch gieo trồng khống chế sử phát triển của sâu bệnh.

-Tăng cường công tác khuyến nông

Việc nâng cao trình độ hiểu biết của người dân là việc làm cần thiết để người dân có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời người dân nhạy bén hơn với thị trường.

- Tiếp thu và tổ chức tuyên truyền các thông tin mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường giá cả...giúp nông dân có hướng bố trí sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

- Mở các lớp bồi dưỡng tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế bằng nhiều hình thức như tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình canh tác mới điển hình có hiệu quả cao..., nhanh chóng tiến hành in ấn các tài liệu về quy trình kỹ thuật sản xuất đưa đến tay nông dân.

- Tăng cường và hoàn thiện hệ thống khuyến nông viên cơ sở, hỗ trợ nông dân vươn lên trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)