Xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 86 - 90)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6.1.xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu

4.6. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp nâng cao

4.6.1.xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu

4.6.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Trong giai đoạn tới, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc sử dụng tài nguyên đất trong thời gian tới cần phải xác định rõ các quan điểm phát triển như sau:

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai ... Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích,

lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành, từng địa phương.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, bảo vệ, cải tạo đất.

- Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

4.6.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng là quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc Khai thác và sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác sử dụng đất cần phát huy tối đa điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, lao động kỹ thuật, thị trường của từng vùng để phát triển cây trồng có số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

Đảm bảo an toàn lương thực là quốc sách của mọi quốc gia, nhất là các nước có số dân sống bằng nghề nông nghiệp đông như nước ta.

Khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực địa phương.

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là chủ chương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất xã hội,tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ.

Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo quy hoạch đã được phê duyệt; đẩy mạnh phát triển cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn; đẩy mạnh thâm canh cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất.

Dự kiến bố trí vùng sản xuất tập trung: Gắn với xây dựng nông thôn mới, quy hoạch các vùng sản xuất chất lượng cao, vùng trồng cây rau màu và vùng sản xuất tập trung như sau:

- Khu vực đất cao như Bình Nguyên, Thanh Tân, Thanh Nê, Lê Lợi, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Vũ Quý, Vũ An, An Bồi... phát trển trồng màu và cây công nghiệp.

Khu vực còn lại phát triển vùng thâm canh sản xuất lúa chất lượng cao kết hợp với phát triển cây vụ đông, cây công nghiệp. Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mỗi xã quy hoạch một số vùng sản xuất tập trung, huyện phấn đấu sẽ tăng diện tích lúa chất lượng cao lên trên 50% diện tích đất canh tác vào năm 2020.

- Những vùng đất trũng, vùng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển đổi thành các vùng nuôi trồng thủy sản, các khu chăn nuôi tập trung hoặc kinh doanh tổng hợp tùy theo điều kiện sản xuất thích hợp nhất, hiệu quả của từng vùng.

Trên địa bàn huyện Kiến Xương, những vùng có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản theo mô hình tập trung quy mô lớn như An Bình, Bình Thanh, Hồng Tiến, Minh Tân, Trà Giang, Vũ Hòa...Phấn đấu đến 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.384,28 ha.

4.6.1.3. Đề xuất các loại hình cho từng tiểu vùng

Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại lựa chọn được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu để từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất thích hợp trên địa bàn nghiên cứu một cách hợp lý và có hiệu quả cao.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng:

+ Phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất. Tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất lựa chọn.

+ Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

+ Phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương: hệ thống giao thông, thuỷ lợi.

+ Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hoá của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý.

+ Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ màu mỡ của đất. Đây là nguyên tắc rất được chú trọng trong đánh giá đất cũng như trong việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương. Nếu không trú trọng nguyên tắc này dễ dẫn đến việc chỉ tính đến lợi dụng trước mắt mà sẽ dẫn đến làm thoái hoá đất, huỷ hoại môi trường và người sử dụng đất trong tương lai phải gánh chịu hậu quả đó.

Vì huyện Kiến Xương có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, diện tích rộng nhưng hệ thống canh tác và thói quen của người dân giữa 2 vùng tương đối giống nhau, hiệu quả kinh tế giữa 2 vùng không có sự chênh lệch nên có thể đưa ra chung cho 2 tiểu vùng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với LUT chuyên lúa tuy hiệu quả sử dụng đất được đánh giá ở mức thấp nhưng do đây là nguồn cung cấp lương thực tại chỗ cho nhân dân và đại diện cho nền nông nghiệp của huyện nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung nên vẫn được lựa chọn. Trong tương lai cần giữ vững diện tích lúa vốn là thế mạnh của vùng, đồng thời đưa vào trồng những giống lúa có năng suất và chất lượng cao hướng tới trồng lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhưng trong những năm tới nên chuyển dần những diện tích lúa vùng úng trũng, vùng có năng suất thấp, không ổn định sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm, cây ăn quả.

Đối với LUT lúa - màu với canh tác 2 lúa – màu vừa cung cấp lương thực tại chỗ, vừa tận dụng được lao động nhàn rỗi từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, tăng độ che phủ đất. Trong thời gian tới sẽ tăng thêm diện tích của loại hình này khi thâm canh tăng vụ đông với loại hình sử dụng đất chuyên lúa để mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn, cải thiện được môi trường, tăng độ che phủ của

đất. Khuyến khích người dân trông vụ đông với các cây trồng mang lại hiệu quả cao như khoai tây, lạc, và cây họ đậu để tang độ phì cho đất.

Đối với LUT chuyên rau màu và kiểu sử dụng đất 1 lúa – 2 màu có hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động, có thị trường tiêu thụ rộng. Định hướng trong những năm tới diện tích LUT này sẽ tăng dần. Tuy nhiên, do tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV chưa đảm bảo, đòi hỏi các cấp chính quyền phải có các biện pháp khuyến cáo, đồng thời tập huấn nâng cao kỹ thuật và nhận thức của người dân để sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả.

Các LUT nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Định hướng trong những năm tới diện tích LUT này được mở rộng. Tuy nhiên, LUT yêu cầu mức đầu tư cao, đòi hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 86 - 90)