Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 35)

2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất

- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.

- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông....

+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của các vùng và địa phương.

+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.

+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ.

2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất.

- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.

- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.

2.4.3. Một số định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác đinh phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.

Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.

- Tính chất đất hiện tại.

- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất.

- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu).

- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.

- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài.

Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian : Huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình; - Thời gian : 2015 – 2016.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất đai của huyện Kiến Xương;

- Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Kiến Xương;

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kiến Xương;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT sử dụng đất nông nghiệp; + Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT sử dụng đất nông nghiệp; + Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT sử dụng đất nông nghiệp; + Lựa chọn, đề xuất các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp huyện.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương để thu thập số liệu.

Địa hình huyện Kiến Xương mang tính chất chung của vùng đồng bằng nên tương đối bằng phẳng, đất đai của huyện có độ đồng đều cao. Về cơ bản địa hình huyện Kiến Xương được chia thành hai vùng đặc trưng như sau:

- Vùng ven đê sông Hồng và sông Trà Lý có địa hình trũng, độ cao từ 0,5 - 1m. Khu vực ngoài đê là các bãi bồi có địa hình lượn sóng, hàng năm ngập nước vào mùa mưa lũ.

- Vùng giữa huyện chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 – 2 m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là gò nhỏ, ao, hồ, đầm.

Theo nghiên cứu của đề tài ta chia huyện thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng ven đê sông Hồng và Sông Trà Lý và tiểu vùng giữa huyện, chọn 3 xã đại diện: Vũ Tây ( phía Bắc huyện, ven sông Trà Lý), Thanh Tân (phía Nam huyện, ven sông Hồng) đại diện cho tiểu vùng ven đê sông Hồng và sông Trà Lý, xã Vũ Lễ ( vùng giữa huyện) đại diện cho tiểu vùng giữa huyện. Các hộ được chọn đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp điều tra chọn mẫu lấy mẫu ngẫu nhiên. Tham gia điều tra chọn mẫu là 50 hộ/ 1 tiểu vùng, tổng số hộ điều tra là 100 hộ.

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội; - Thu thập số liệu về đặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất; - Thu thập số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp; - Thu thập số liệu về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất

3.4.3.1. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp được dánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Chi phí trung gian (CPTG/ha/năm) là toàn bộ chi phí vật chất và công lao động thuê ngoài trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình) của một loại hình sử dụng đất trong một năm trên một ha.

+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ sản phẩm mà loại hình sử dụng đất thu được trong năm trên một ha đất được tính bằng tích giữa sản lượng và giá bán sản phẩm.

+ Thu thập hỗn hợp (TNHH) trên một ha đất nông nghiệp trong thời gian một năm được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.

TNHH = GTSX – CPTG (triệu đồng/ha/năm)

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC) = thu nhập hỗn hợp/ công lao động. + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 4 mức độ: Rất cao (RC), Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính Rất cao Cao Trung bình Thấp

Thang điểm Điểm 4 3 2 1

- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha >150 100-150 70-100 <70 - Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha > 100 70-100 40 - 70 <40 -Hiệu quả đồng vốn lần ≥ 2 1,5 đến < 2 1,0 đến < 1,5 <1,0 Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu hình sử dụng đất như sau: Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 12 điểm, thấp nhất là 3 điểm.

- Hiệu quả kinh tế rất cao (RC): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 85-100% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 10,2-12 điểm.

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 70 - <85% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 8,4-<10,2 điểm.

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50-<70% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 6-<8,4 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (12 điểm), tương ứng 3 - < 6 điểm.

3.4.3.2. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả xã hội:

+Vấn đề đảm bảo lương thực và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tại chỗ và buôn bán của người dân địa phương

+Tính phù hợp với tập quán canh tác và trình độ sản xuất của địa phương + Khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân của các loại hình sử dụng đất, và thu nhập ổn định cho người dân lao động

Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

TT Phân cấp Ký hiệu Thang điểm (1000 đồng) GTNC Công lao động (Công/ha/năm)

1 Rất cao RC 4 ≥ 150 ≥ 1000

2 Cao C 3 100 đến < 150 700 đến <1000

3 Trung bình TB 2 70 đến <100 400 đến < 700

4 Thấp T 1 <70 < 400

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 8 điểm, thấp nhất là 2 điểm.

- Hiệu quả kinh tế rất cao (RC): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 85-100% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 6,8-8 điểm.

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 70 - <85% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 5,6-<6,8 điểm.

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50-<70% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 4 - <5,6 điểm.

- Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu hình sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (8 điểm), tương ứng 2 - < 4 điểm.

3.4.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.

Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

+ Mức sử dụng phân bón trong qua tình sản xuất nông nghiệp.

+ Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá tình sản xuất nông nghiệp. Các tiêu chí đánh giá được phân chia thành 4 cấp: rất cao (RC), cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) thể hiện tại bảng 3.3.

Với tiêu chí mức độ duy trì, cải thiện độ phì và môi trường của đất đánh giá theo mức độ như sau:

+ Bón lượng phân bón theo khuyên cáo và sử dụng thuốc BVTV theo quy định trên bao bì sản phẩm: cải thiện độ phì nhiêu và môi trường của đất, tương ứng mức rất cao (RC).

+ Bón lượng phân bón lớn hơn khuyến cáo và sử dụng thuốc BVTV theo quy định trên bao bì sản phẩm: xu hướng tăng độ phì nhiêu đất và môi trường của đất có thể bị ảnh hưởng, tương ứng mức cao (C).

+ Bón lượng phân bón không cân đối, có sử dụng phân hữu cơ và sử dụng thuốc BVTV lớn hơn quy định trên bao bì sản phẩm, nhưng ít sử dụng: độ phì nhiêu và môi trường của đất có xu hướng giảm, tương ứng mức trung bình (TB).

+ Bón lượng phân bón không cân đối, không sử dụng phân hữu cơ và sử dụng thuốc BVTV lớn hơn quy định trên bao bì sản phẩm, hay sử dụng : độ phì nhiêu và môi trường của đất suy giảm, tương ứng mức thấp (T).

Bảng 3.3. Phân cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Chỉ tiêu Rất cao Cao Trung bình Thấp

Thang điểm 4 3 2 1

Mức độ duy trì, cải thiện độ

phì và môi trường của đất Cải thiện Xu hướng tăng Xu hướng giảm giảm Suy

3.4.3.4. Đánh giá chung cho hiệu quả của các kiểu sử dụng đất

Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất. Các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 3.4. Thang điểm đánh giá tính hiệu quả của các kiểu sử dụng đất

Hiệu quả Chỉ tiêu Phân cấp Điểm

Kinh tế Giá trị sản xuất

Rất cao 4 Cao 3 Trung bình 2 Thấp 1 Kinh tế Thu nhập hỗn hợp Rất cao 4 Cao 3 Trung bình 2 Thấp 1

Kinh tế Hiệu quả đồng vốn

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Xã hội Công lao động

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Xã hội Giá trị ngày công

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Môi trường

Mức độ duy trì, cải thiện độ phì và môi trường của đất

Rất cao 4

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Sau khi cho điểm cả 6 chỉ tiêu sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các kiểu sử dụng đất theo thang điểm tổng như sau:

- Mức hiệu quả rất cao: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 85-100% tổng điểm tối đa tức là từ 20,4 đến 24 điểm;

- Mức hiệu quả cao: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 70 - <85% tổng điểm tối đa tức là từ 18 đến <20,4 điểm;

- Mức hiệu quả trung bình: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt 55 - <70% tổng điểm tối đa tức là từ 13,2 đến <18 điểm;

- Mức hiệu quả thấp: khi số điểm của kiểu sử dụng đất đạt < 13,2 điểm.

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, sử lý số liệu

- Từ các tài liệu, số liệu thu thập được ta tiến hành thống kê lại các số liệu sau đó ta tiến hành xử lý, phân tích số liệu bằng các phần mềm (word, excel...);

- Xác định những tiêu chí của địa phương, đánh giá và đưa ra các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng;

- Đưa ra kết quả so sánh giữa các tiểu vùng và toàn huyện.

3.4.5. Minh họa bằng biểu đồ

Phương pháp biểu đồ có tác dụng minh họa các kết quả đã được tính toán bằng biểu đồ giúp đánh giá được trực quan hơn, thể hiện rõ ràng và mạch lạc diễn biến của các kết quả qua từng thời kỳ..

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Kiến Xương là huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng, nằm về phía đông Nam của tỉnh Thái Bình, có diện tích tự nhiên 20.200,03ha chiếm 13.02% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình. Là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 3 trong tỉnh.

Có vị trí địa lý từ: 20o16’00’’ - 20o30’00’’ Vĩ độ Bắc 106o21’00’’ - 106o29’00’’ Kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy; - Phía Đông giáp huyện Tiền Hải;

- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 35)