Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 48 - 50)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu

Thực trạng môi trường, sinh thái:Là huyện có các khu vực trung tâm kinh tế - xã hội đang được hình thành và phát triển, nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ở Kiến Xương nhìn chung chưa thật sự nghiêm trọng.

- Môi trường không khí: Hàm lượng các chỉ tiêu SO2, CO, NO2 đang nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5937/2005. Hàm lượng bụi lơ lửng có giá trị tương đối cao, vị trí quan trắc tại các nút giao thông đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03 - 1,13 lần. Độ ồn chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,01 - 1,12 lần.

- Môi trường nước: Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt hiện đang khá tốt, hầu hết các thông số phân tích có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với giá trị giới hạn cột B1 theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008 - Cột B1. Tuy nhiên tại vị trí các sông, hồ có nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất kinh doanh có dấu hiệu ô nhiễm. Hàm lượng các chỉ tiêu pH, DO, SS, Amoni, Đồng, Chì, Kẽm, Cadimi, Crôm, đang nằm trong giới hạn cho phép, đặc biệt trong số các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu SS và các ion kim loại có hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn.

Chất lượng nước ngầm từ kết quả phân tích 18 chỉ tiêu hóa học cho thấy còn khá tốt, chỉ có một số mẫu bị nhiễm Mangan, Amoni và Đồng; tuy nhiên giá trị vượt ngưỡng không lớn.

- Môi trường đất: Vấn đề suy thoái môi trường đất hiện tại chủ yếu do suy thoái độ phì nhiêu và phương thức sử dụng, khô hạn vào mùa khô, vấn đề ngập úng.

- Chất thải rắn: Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Kiến Xương đã có nhiều cố gắng nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo mỹ quan; tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại như lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được còn ít, chất thải rắn công nghiệp thu gom 70 - 80%; rác thải, làng nghề chưa được thu gom, xử lý triệt để; Tại một số khu dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ dịch vụ, trung tâm y tế... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Ngoài ra tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá nhiều các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp

4.1.3.1. Biến đổi khí hậu

Tác động của con người đối với thiên nhiên gây ra những áp lực đối với vấn đề môi trường. Biến đổi khí hậu điển hình là hiện tượng bão, lũ lụt, nắng nóng... Hiện tượng rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, các hiện tượng dị thường của khí hậu đã gây ra sự cạn kiệt nước của các dòng sông vào mùa khô và mực nước ngầm giảm dần. Nông nghiệp của huyện Kiến Xương chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Mùa mưa, lũ lụt gây thiệt hại lớn cho hoa màu, cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, quá trình biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến nền nông nghiệp của huyện.

4.1.3.2. Các giải pháp cơ bản khắc phục ô nhiễm môi trường

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát ô nhiễm môi trường, kiên quyết đình chỉ và yêu cầu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.

Triển khai các dự án xử lý nước thải, rác thải y tế, đô thị. Tiến hành hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp nguy hại, lắp đặt và sử dụng thiết bị chống ô nhiễm môi trường. Triển khai các dự án quy hoạch, xử lý rác thải, nước thải tại các khu vực đô thị và nông thôn.

Đầu tư các trang thiết bị hiện đại trong việc xử lý rác thải nước thải, tuyên truyền nâng cao trình độ hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường tới từng người dân nhằm cũng cố tình trạng ô nhiễm môi trường. Cần xử lý nghiêm những cá nhân tập thể vi phạm, có các văn bản pháp luật nghiêm ngặt cùng với chế tài đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 48 - 50)