Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 58 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

VÀ MÔI TRƯỜNG

4.3.1. Thuận lợi

Kiến Xương có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

Nền kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá.

Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế khá, nguồn lao động dồi dào thì đây sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

Công tác văn hoá, y tế, giáo dục... dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và sự phát triển của huyện.

Các chương trình xoá đói, giảm nghèo được triển khai tốt và mang lại hiệu quả cao do huyện được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh, cùng sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong huyện.

4.3.2. Khó khăn, hạn chế

Mật độ dân cư cao, đất chật người đông so với toàn quốc và trong tỉnh, trong khi dân số ngày càng tăng lên là hách thức đối với phát triển kinh tế xã hội, sức ép lên quỹ đất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải phóng mặt bằng để nhanh chóng xây dựng phát triến các khu, cụn công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và tư tưởng trông chờ trong nhân dân vẫn còn; huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân cho đầu tư phát triển sản xuất còn rất hạn chế và hết sức khó khăn, trình độ nhận thức dân trí còn chưa cao là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của huyện so với các vùng, các khu vực khác trong tỉnh.

Trong phát triển nông, ngư nghiệp tiềm năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp có hạn, đất canh tác bình quân đầu người thấp. Chuyển đổi mùa vụ, cơ

triển thủy sản chưa xứng với tiềm năng. Ngành chăn nuôi chưa có bước đi lâu dài và vững chắc. Khâu bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được tháo gỡ.

Huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế cho việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết theo chiều hướng khắc nghiệt, hạn hán tăng lên, mùa đông mưa ít lưu lượng nước các sông giảm xuống gây tác động môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của một bộ phận dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 58 - 59)