Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 68 - 69)

1. LUT chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa

2. LUT lúa – màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 4. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai lang 5. Lúa xuân – Dưa chuột – Bí xanh 6. Khoai lang – Lúa mùa – Khoai tây 7. Lạc xuân - Lúa mùa – Cà chua 8. Ngô xuân - Lúa mùa - Cải bắp 9. Lạc xuân – Lúa mùa - Ngô đông 10. Lạc xuân – Lúa mùa - Khoai tây

3. LUT rau màu

11. Khoai tây - Su hào - Cải bắp 12. Đỗ ăn quả - Dưa chuột - Cà chua 13. Dưa chuột - Cà chua – Su hào 14. Lạc xuân – Su hào – Cà chua 15. Cải bắp - Cà chua - Dưa chuột 16. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 17. Bí xanh – Đỗ ăn quả- Cà chua 18. Bí xanh – Dưa chuột - Cà chua 19. Cải bắp - Đỗ ăn quả - Su hào 20. Bí xanh - Đỗ ăn quả - Dưa chuột 21. Cải bắp - Cải ăn lá – Hành 22. Hành – Cải ăn lá – Su hào

4. Cây ăn quả

23. Nhãn 24. Vải 25. Táo

5. Nuôi trồng thủy sản 26.Cá

Nguồn: Thực hiện điều tra

4.5.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.4.3.1. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Với mỗi loại cây trồng khác nhau thì có giá trị sản xuất khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau, vì thế hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Qua số liệu thống kê, các số liệu phỏng vấn nông hộ, tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính và hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất

chính của huyện thông qua các chỉ tiêu kinh tế: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp…

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính vùng nghiên cứu

* Tiểu vùng 1: Đây là vùng đất phù sa được bồi hàng năm, màu mỡ, Khu vực ngoài đê là các bãi bồi có địa hình lượn sóng, hàng năm ngập nước vào mùa mưa lũ. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày như lạc, đậu tương, ngô, các loại rau màu và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy… Tuy nhiên về mùa mưa lũ thường hay bị ngập nước, nên việc lựa chọn cây trồng, mùa vụ phải thích ứng với điều kiện này.

Với nguồn nước dồi dào từ sông Hồng và sông Trà Lý hiện tại vùng này đã được đầu tư công trình tưới như một số giếng khoan mới được xây dựng nên khả năng tưới chủ động cao. Về tiêu, vẫn còn hạn chế ở các vùng trũng.

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của tiểu vùng 1 được thể hiện trong Bảng 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 68 - 69)