Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 53 - 58)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

4.2.3.1. Hệ thống giao thông

Được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh đầu tư cho huyện bằng nhiều nguồn vốn cùng với sự nỗ lực đóng góp công sức của nhân dân cơ sở hạ tầng của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt.

+ Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông của huyện bao gồm đường Tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã và giao thông nông thôn. Một số tuyến giao thông đường bộ chính của huyện:

- Tỉnh lộ 39B (458) chạy qua địa bàn của huyện dài 14 km, qua địa bàn Vũ Ninh, Vũ Quý, Quang Bình, Hòa Bình, Bình Thanh... Thị trấn Thanh Nê, An Bồi.

- Tỉnh lộ 222 (457) chạy qua địa bàn của huyện dài 27,95 km, qua địa bàn Hồng Tiến, Bình Thanh... Trà Giang.

- Đường xã và giao thông nông thôn: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông nối các xã với nhau và giao thông nông thôn trong các xã thực hiện được không nhiều.

+ Giao thông đường thủy: Huyện Kiến Xương có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy với hệ thống sông ngòi bao quanh và xuyên tâm. Tuy nhiên so với 2 huyện láng giềng là Tiền Hải và Thái Thụy, Kiến Xương chưa có điều kiện phát triển vận tải đường thủy. Đường thủy qua ba sông: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang với tổng chiều dài qua huyện khoảng 50 km.

Huyện có 12 bến đò - thuyền chở khách trong đó có 80% trang bị thuyền máy mini.

Để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới Kiến Xương cần tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương đầu tư phát triển, hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện.

Ngoài việc chú trọng nâng cấp, sửa chữa và mở rộng các tuyến đường hiện có, cần phải dành ra một quỹ đất để xây dựng thêm một số tuyến đường mới đáp ứng cho sự phát triển đô thị. Đồng thời cũng phải dành ra một diện tích nhất định để phát triển hệ thống giao thông tĩnh như bến xe, bãi đỗ xe... Đây cũng sẽ là một áp lực đối với việc sử dụng đất của huyện trong tương lai.

4.2.3.2. Hệ thống thuỷ lợi

- Hệ thống tưới: Có 26 tuyến sông trục chính do nhà nước quản lý với chiều dài 115 km; 157 tuyến sông trục do địa phương quản lý dài 206,6 km; 112 sông dẫn nước vào trạm bơm điện.

- Hệ thống tiêu: Chủ yếu là các sông trục chính như sông Kiến Giang, sông Cù Là...; có 25 cống dưới đê, 40 cống đập chính nội đồng, 6 trạm bơm tiêu qua đê với công suất 90.500 m3/h; nhà nước quản lý 117,8 km kênh tưới cấp I và 278 km kênh tưới cấp II; địa phương quản lý 116,3 km kênh cấp I và 206,7 km kênh cấp II. Các trạm bơm tiêu lớn như Lịch Bài, An Quốc, Thượng Hòa...

- Hệ thống trạm bơm: Toàn huyện có 162 trạm bơm điện, trong đó có 49 trạm bơm do nhà nước quản lý, 113 trạm bơm do địa phương quản lý.

- Hệ thống đê, kè: phía Bắc có 17 km sông Trà Lý, 7 km đê biển; phía Nam có 15 km đê sông Hồng. Toàn huyện có 11 kè chính: Phía Bắc 9 kè, phía Nam 2 kè.

Bên cạnh đó, hàng năm huyện còn chủ động kiểm tra, phát hiện và kịp thời thực hiện công tác tu bổ đê điều cũng như xây dựng kế hoạch đắp đê cho từng năm, góp phần tích cực trong công tác phòng chống lụt bão ổn định cho sản xuất.

Nhìn chung, do hạn chế về vốn, công tác thủy lợi của huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp cũng như bảo vệ đời sống nhân dân. Hiện tượng hạn úng vẫn còn xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân chính của việc chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như năng suất cây trồng (kể cả lúa và hoa màu) không cao.

Hệ thống đê, kè cống cũng chưa đảm bảo yêu cầu chống lũ. Vì vậy, để ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở khai thác tiềm năng đất đai, lao động và thế mạnh về vị trí địa lý của huyện, để cải tạo và bảo vệ môi trường thiên nhiên, công tác thủy lợi đòi hỏi cần có sự đầu tư lớn trên nhiều lĩnh vực (đầu mối, nội đồng, đê, kè, cống ....) cũng như sự quan

tâm thích đáng đến công tác quản lý và khai thác. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong tương lai.

4.2.3.3. Năng lượng

Toàn huyện có 3 trạm biến áp trung gian cấp điện áp 35/10KV là trạm Vũ Quý 2 máy, trạm Bình Nguyên 2 máy và trạm Quang Trung 2 máy. Công suất Pmax của 3 trạm trung gian này là 10.450 KW. Toàn huyện có 187 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 26.500 KV. Tổng chiều dài đường dây trung áp là 89,5 km, tổng chiều dài đường dây hạ thế cả đường trục nhành là 666 km.

Tuy nhiên, một số khu vực chất lượng điện chưa đảm bảo nên trong giai đoạn tới cần đầu tư nâng cấp, kéo đường điện mới, đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân.

4.2.3.4. Bưu chính viễn thông

- Bưu chính của huyện những năm gần đây đã đạt tốc độ phát triển cao cả về hạ tầng cơ sở lẫn doanh thu dịch vụ, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, góp phần hữu hiệu trong công cuộc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu giao lưu, trao đổi thông tin của nhân dân. Đến nay, 37 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điểm bưu điện văn hoá.

- Viễn thông: Có 05 doanh nghiệp trên địa bàn lấy viễn thông đã phủ sóng điện tử và hệ thống cáp quang đến 237 thôn. Hạ tầng và dịch vụ tốt đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân.

- Truyền thanh, truyền hình, chuyên mục truyền thanh sáng có 29/37 đài phát sóng tần số (đài không dây), 08 đài hữu truyền (có dây) hệ thống tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, tiếng nói của Đảng, của nhân dân được duy trì thường xuyên.

Trong giai đoạn tới, cần đầu tư hơn để hoàn thiện hệ thống viễn thông của huyện, đảm bảo thông tin liên lạc nhanh và thông suốt, phục vụ tốt hơn cho hoạt động của toàn huyện.

4.2.3.5. Giáo dục và đào tạo

- Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện Kiến Xương trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay đã hoàn thành công tác xoá mù chữ, là một trong những huyện của tỉnh Thái Bình sớm được công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học và đạt phổ cập giáo

dục trung học cơ sở. Chất lượng đào tạo cơ bản được giữ vững và nâng cao, số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày một tăng.

Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có 156 đơn vị trường học gồm: 38 trường mầm non, 37 trường tiểu học, 37 trường THCS, 1 trung tâm GDTX, 37 trung tâm học tập cộng đồng, 4 trường trung học phổ thông, trường THPT dân lập Hồng Đức, 01 trường trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ. Với quan điểm “giáo dục là quốc sách, hàng đầu”, những năm qua, huyện đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện chưa cao, chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự nghiệp giáo dục phải luôn được ưu tiên đầu tư và quan tâm hàng đầu. Trong giai đoạn 5, 10 năm tiếp theo, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy và học được huyện đặc biệt quan tâm, cơ sở trường lớp được xây dựng mới và mở rộng nhiều, đặc biệt là hệ thống trường mầm non. Quan tâm đến sự nghiệp giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của huyện.

4.2.3.6. Y tế

Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện hiệu quả.

Sự nghiệp y tế của huyện những năm gần đây chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năng lực của ngành luôn được tăng cường cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại Kiến Xương có 1 bệnh viện đa khoa huyện (vị trí tạithị trấn Thanh Nê), và 37 trạm y tế của 37 xã, thị trấn.

Thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các vụ vi phạm quyền trẻ em được giải quyết tích cực, 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin.

Công tác phòng chống dịch bệnh: Tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế mục tiêu Quốc gia. Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người. Đến nay trên địa bàn huyện chưa phát hiện có dịch. Duy trì thực hiện công tác truyền thông gắn với dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Tổ chức thực hiện chiến dịch chăm sóc sức khoẻ

sinh sản ở các xã, thị trấn; mở các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số.

Huyện cần triển khai tốt và đẩy mạnh chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình và bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Tổ chức chiến dịch thực hiện dịch vụ sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. UBND huyện cùng phòng y tế phối hợp đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ của các y bác sỹ để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện.

4.2.3.7. Văn hoá - thể thao

Hoạt động văn hoá, nghệ thuật thông tin cổ động của huyện trong những năm qua phát triển sâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm, chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, góp phần thực hiện tốt đường lối của Đảng về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Phong trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hóa và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân tích cực tham gia và đồng tình ủng hộ. Các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật diễn ra rất đa dạng, phong phú thu hút được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức tuyên truyền cổ động bán sách, nhiệm vụ chính trị, thường xuyên tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, của địa phương phục vụ đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của huyện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được duy trì hoạt động tích cực, nhân dân đồng tình hưởng ứng, số thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa tăng dần...

Công tác phát thanh, truyền hình cũng được quan tâm cả về nội dung, chất lượng lẫn thời lượng. Các bản tin đã phản ánh kịp thời các hoạt động của địa phương, tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phổ biến, hướng dẫn nhân dân về công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, cổ vũ nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

- Phong trào thể dục - thể thao của huyện được phát triển sâu rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú với các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật, đua thuyền...Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã được coi trọng; phong trào thể dục - thể thao trong các lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, thanh niên, học sinh cũng như trong gia đình thu hút nhiều người tham gia. Bên cạnh đó cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục, thể thao đang từng bước được nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 53 - 58)