Đánh gİá hİệu quả sử dụng đất nông nghİệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 66)

4.5.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện qua một số năm

Ngành sản xuất nông nghiệp trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, vụ hè thu gặp nắng hạn, vụ mùa gặp bão, lũ lớn làm ngập úng và hư hỏng diện tích lúa, màu của huyện. Tuy nhiên, với sự cố gắng của toàn huyện, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện cũng đạt được những kết quả khá cao. Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, mô hình, phương pháp sản xuất mới đã được áp dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Cùng với cây trồng chính là lúa nước thì trên địa bàn huyện cũng có một số mô hình cây trồng cho giá trị kinh tế cao như cây ngô, cây khoai tây, cây khoai lang, cây lạc, cây rau đậu các loại.

Chăn nuôi phát triển với tổng đàn trâu bò đạt 5.197 con, đàn lợn là 135.736 con, đàn gia cầm cũng tăng đáng kể so với năm trước. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng, nhất là dịch tai xanh ở lợn, lở mồm

Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp của huyện qua một số năm

TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Lúa đông xuân

Diện tích Ha 11.210 11.191 11.172

Năng suất Tạ/ha 70,24 70,27 71,15

Sản lượng Tấn 78.739 78.639 79.488

2 Lúa hè thu

Diện tích Ha 11.296 11.270 11.215

Năng suất Tạ/ha 63,02 61,25 59,38

Sản lượng Tấn 71.187 69.029 66.595

3 Cây ngô

Diện tích Ha 303 290 262

Năng suất Tạ/ha 46,5 47,8 47,61

Sản lượng Tấn 1.409 1.386 1.247

4 Cây khoai lang

Diện tích Ha 368 327 268

Năng suất Tạ/ha 115 128 135,24

Sản lượng Tấn 4.232 4.186 3.624

5 Cây khoai tây

Diện tích Ha 379 350 394

Năng suất Tạ/ha 174,49 180 185,56

Sản lượng Tấn 6.613 6.300 7.311

6 Cây lạc

Diện tích Ha 238 213 195

Năng suất Tạ/ha 24,5 27,7 29,74

Sản lượng Tấn 583,1 590,01 579,93

7 Cây đậu tương

Diện tích Ha 434 1.320 984 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất Tạ/ha 23 14 19,4

Sản lượng Tấn 998 1.848 1.909

8 Dưa các loại

Diện tích Ha 120 140 159

Năng suất Tạ/ha 250,22 285 279,85

Sản lượng Tấn 3.002 3.990 4.450

10 Tổng đàn trâu Con 1.201 990 920

11 Tổng đàn bò Con 4.325 4.225 4.277

12 Tổng đàn lợn Con 130.759 128.156 135.736

Nguồn: Báo cáo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Kiến Xương (2015)

4.5.2. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất chính của huyện

Huyện Kiến Xương có hệ thống cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau. Vì vậy, để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, trên cơ sở phân vùng kinh tế chung của huyện, căn cứ vào tiềm năng đất đai, lao động, kinh tế, tập quán canh tác của từng vùng, từng xã, đất nông nghiệp có thể chia thành 2 tiểu vùng chính. Nét đặc thù, lợi thế, tập quán canh tác từng vùng tạo nên sự khác nhau về phát triển nông nghiệp.

Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của huyện 1. LUT chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa

2. LUT lúa – màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 4. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai lang 5. Lúa xuân – Dưa chuột – Bí xanh 6. Khoai lang – Lúa mùa – Khoai tây 7. Lạc xuân - Lúa mùa – Cà chua 8. Ngô xuân - Lúa mùa - Cải bắp 9. Lạc xuân – Lúa mùa - Ngô đông 10. Lạc xuân – Lúa mùa - Khoai tây

3. LUT rau màu

11. Khoai tây - Su hào - Cải bắp 12. Đỗ ăn quả - Dưa chuột - Cà chua 13. Dưa chuột - Cà chua – Su hào 14. Lạc xuân – Su hào – Cà chua 15. Cải bắp - Cà chua - Dưa chuột 16. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 17. Bí xanh – Đỗ ăn quả- Cà chua 18. Bí xanh – Dưa chuột - Cà chua 19. Cải bắp - Đỗ ăn quả - Su hào 20. Bí xanh - Đỗ ăn quả - Dưa chuột 21. Cải bắp - Cải ăn lá – Hành 22. Hành – Cải ăn lá – Su hào

4. Cây ăn quả

23. Nhãn 24. Vải 25. Táo

5. Nuôi trồng thủy sản 26.Cá

Nguồn: Thực hiện điều tra

4.5.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.4.3.1. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Với mỗi loại cây trồng khác nhau thì có giá trị sản xuất khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau, vì thế hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Qua số liệu thống kê, các số liệu phỏng vấn nông hộ, tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính và hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất

chính của huyện thông qua các chỉ tiêu kinh tế: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp…

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính vùng nghiên cứu

* Tiểu vùng 1: Đây là vùng đất phù sa được bồi hàng năm, màu mỡ, Khu vực ngoài đê là các bãi bồi có địa hình lượn sóng, hàng năm ngập nước vào mùa mưa lũ. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày như lạc, đậu tương, ngô, các loại rau màu và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy… Tuy nhiên về mùa mưa lũ thường hay bị ngập nước, nên việc lựa chọn cây trồng, mùa vụ phải thích ứng với điều kiện này.

Với nguồn nước dồi dào từ sông Hồng và sông Trà Lý hiện tại vùng này đã được đầu tư công trình tưới như một số giếng khoan mới được xây dựng nên khả năng tưới chủ động cao. Về tiêu, vẫn còn hạn chế ở các vùng trũng.

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của tiểu vùng 1 được thể hiện trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính tiểu vùng 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây trồng Năng suất GTSX CPTG TNHH Công lao động

Triệu đồng/ha Công

1 Lúa xuân 70,63 45,91 22,19 23,72 217,24 2 Lúa mùa 58,69 38,15 21,87 16,28 238,89 3 Ngô 47,22 30,69 13,36 17,33 246,03 4 Đậu tương 20,14 24,16 7,86 16,30 190,97 5 Lạc 28,22 50,80 15,62 35,18 239,32 6 Khoai lang 130,55 97,91 19,22 78,69 277,77 7 Khoai tây 184,25 165,83 36,98 128,85 285,71 8 Su hào 326,38 163,19 29,45 133,74 302,08 9 Cải bắp 337,03 168,52 29,09 139,43 312,00 10 Bí xanh 339,18 169,59 36,45 133,14 332,08 11 Cà chua 253,29 177,30 25,50 151,80 361,17 12 Đỗ ăn quả 198,26 138,78 35,44 103,35 319,44 13 Dưa chuột 288,08 172,85 32,15 140,70 314,84 14 Hành 178,47 178,47 35,60 142,87 337,97 15 Rau cải 207,64 62,29 10,87 51,42 314,81 16 Nhãn 198,14 297,21 66,51 230,70 564,00 17 Vải 217,59 282,87 59,16 223,71 504,00 18 Táo 339,81 271,85 37,89 233,96 527,70 19 Cá 245,13 539,29 162,40 376,89 702,22

Nhìn vào bảng 4.6 ta có thể thấy: Cây hoa màu có TNHH cao nhất tiểu vùng như hành 142,87, dưa chuột 140,77 triệu đồng/ha, cà chua 151,80 triệu đồng/ha, cây ăn quả mang lại TNHH nhãn 230,70 triệu/ha/năm, vải 223,71 triệu đồng/ha/năm, táo 233,96 triệu đồng/ha. Nuôi cá mang lại lợi ích cao cho người dân với TNHH 376,89 triệu đồng/ha/năm.

* Tiểu vùng 2: Đại diện cho vùng giữa huyện, là vùng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 – 2 m, là dẻo đất cao có thành phần cơ giới nhẹ (Bình Nguyên, Thanh Tân, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, thị trấn Thanh Nê, An Bồi, Quang Trung), có địa hình bằng phẳng, xen kẽ là gò nhỏ, ao, hồ, đầm. Là vùng có điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng lúa, rau màu và nuôi trồng thủy sản... Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính của tiểu vùng 2 được thể hiện trong Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính tiểu vùng 2

Cây trồng Năng suất

GTSX CPTG TNHH Công lao động

Triệu đồng/ha Công/ha

1 Lúa xuân 71,89 46,73 22,40 24,33 219,29 2 Lúa mùa 59,55 38,71 21,99 16,72 222,22 3 Ngô 47,92 31,15 11,98 19,17 203,70 4 Đậu tương 19,02 22,82 7,91 14,91 145,80 5 Lạc 30,55 54,99 16,89 38,10 249,44 6 Khoai lang 134,03 100,52 15,12 85,40 277,78 7 Khoai tây 188,88 169,99 33,49 136,50 290,20 8 Su hào 315,10 157,55 30,31 127,24 303,92 9 Cải bắp 338,67 169,34 29,04 140,30 310,18 10 Cà chua 254,25 177,98 27,26 150,72 367,59 11 Đỗ ăn quả 197,22 138,05 35,96 102,09 309,02 12 Dưa chuột 291,89 175,13 34,61 140,52 338,88 13 Hành 176,39 176,39 35,06 141,33 342,58

14 Rau cải ăn lá 206,25 61,87 12,07 49,80 314,81

15 Nhãn 214,81 322,22 63,18 259,04 493,59

16 Vải 221,29 287,68 62,88 224,80 492,31

17 Cá 246,10 541,42 159,80 381,62 709,46

Nguồn: Thực hiện điều tra Với tiểu vùng 2 các cây mang lại TNHH cao nhất của tiểu vùng là nhãn

259,04 triệu đồng/ha/năm, vải 224,80 triệu đồng/ha/năm, nuôi trồng cá mang lại TNHH cao nhất với 381,62 triệu đồng/ha, các cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày có TNHH cao trên tiểu vùng là cây cà chua 150,72 triệu đồng/ha, cây khoai tây 136,50 triệu/ha, cây dưa chuột 140,58 triệu/ha, cây hành 141,33 triệu đồng/ha.

Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính của các tiểu vùng

* Tiểu vùng 1

Trên cơ sở số liệu thống kê, điều tra nông hộ, tiểu vùng 1 có 5 LUT với 18 kiểu sử dụng đất với hệ thống cây trồng đa dạng phong phú.

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại Tiểu vùng 1 Loại hình sử

dụng đất Kiểu sử dụng đất

GTSX CPTG TNHH HQĐV

(Triệu đồng/ha) (Lần)

1. LUT

chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa 84,06 44,06 40,00 0,91

2. LUT lúa màu

2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô đông 114,75 57,42 57,33 1,00 3. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai lang 181,97 63,28 118,69 1,88 4. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai tây 249,89 81,04 168,85 2,08 5. Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 114,27 51,92 62,35 1,20 6. Lúa xuân – Dưa chuột – Bí Xanh 390,46 90,79 299,67 3,30 7. Lạc xuân – Lúa mùa - Ngô đông 119,70 50,85 68,85 1,35 8. Lạc xuân – Lúa mùa - Khoai tây 247,32 74,47 172,85 2,32

3. LUT rau màu

9. Bí xanh - Đỗ ăn quả - Cà chua 485,67 97,39 388,28 3,99 10. Bí xanh - Dưa chuột - Cà chua 521,85 94,10 427,75 4,55 11. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 479,27 90,39 388,88 4,30 12. Bí xanh - Đỗ ăn quả - Dưa chuột 483,33 104,04 379,29 3,65 13. Cải bắp - Cải ăn lá – Hành 409,28 75,56 333,72 4,42 14. Hành – Cải ăn lá – Su hào 520,13 75,92 444,21 5,85 15. Su hào - Cải bắp - Hành lá 510,18 94,14 416,04 4,42

4. Cây ăn quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nhãn 297,21 66,51 230,70 3,47

16. Vải 282,87 59,16 223,71 3,78

17. Táo 271,85 37,89 233,96 6,17

5. Nuôi trồng

thủy sản 18.Cá 539,29 162,40 376,89 2,32

Các nhóm hiệu quả trên một số loại đất được xác định ở bảng 4.7 cho thấy hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất cao như:

- LUT chuyên lúa là lúa xuân-lúa mùa cho hiệu quả kinh tế thấp GTSX 84,06 triệu đồng/ha, TNHH 40,00 triệu đồng/ha và HQĐV chỉ đạt 0,91 lần.

- LUT lúa màu có 7 kiểu sử dụng đất đạt mức thu nhập và giá trị sản xuất đạt mức trung bình và cao, cao nhất là kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Dưa chuột - Bí xanh đạt GTSX 390,46 triệu đồng/ha, TNHH đạt 299,67 triệu đồng/ha.

- LUT rau màu có 7 kiểu sử dụng đất trong đó Hành – Cải ăn lá – Su hào 444,21 triệu đồng/ha, Su hào - Cải bắp - Hành lá 416,04 triệu đồng/ha, Bí xanh - Dưa chuột - Cà chua 427,75 triệu đồng/ha, Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 388,88 triệu đồng/ha, Bí xanh – Đỗ ăn quả - Dưa chuột : 379,29 triệu đồng/ha là các kiểu sử dụng đất cao hơn các kiểu sử dụng đất còn lại. Nhưng nhìn chung các kiểu sử dụng đất của LUT ra màu của tiểu vùng 1 đều mang lại hiệu quả kinh rất cao với GTSX từ 409,28 triệu đồng /ha đến 520 triệu đồng/ha, TNHH đạt từ 333,12 triệu đồng/ha đến 444,21 triều đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là từ 3,99 lần đến 5,83 lần, với loại hình sử dụng đất này sẽ đảm bảo về mức thu nhập cho nông dân.

Với loại hình sử dụng đất cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản đều đạt mức rất cao, nhãn, vải táo đều cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm, kiểu sử dụng đất nuôi cá là 377,43triệu đồng/ha/năm.

Trong các kiểu sử dụng đất trên thì sản phẩm nông nghiệp chủ lực là: lúa, dưa chuột, cà chua, khoai tây, bí xanh, các loại ra hành ... Đây là những loại cây trồng có nhiều thế mạnh trong vùng, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, mang lại lợi nhuận kinh tế cho người nông dân.

* Tiểu vùng 2: Trên cơ sở số liệu thống kê, điều tra nông hộ tiểu vùng 2 có 5 loại hình sử dụng đất với 19 kiểu sử dụng đất chính.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại Tiểu vùng 2

LUT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV

(Triệu đồng/ha) (Lần)

1. LUT

chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 85,44 44,39 41,05 0,92

2. LUT lúa màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 116,59 56,37 60,22 1,07 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 108,26 52,3 55,96 1,07 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 255,43 77,88 177,55 2,28 5. Ngô xuân - Lúa mùa - Đậu tương 92,68 41,88 50,8 1,21 6. Khoai lang - Lúa mùa - Khoai tây 309,22 70,6 238,62 3,38 7. Ngô xuân - Lúa mùa - Cải bắp 239,20 63,01 176,19 2,80 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 271,68 66,14 205,54 3,11

3. LUT rau màu

9. Khoai tây - Su hào - Cải bắp 496,88 92,84 404,04 4,35 10. Đỗ ăn quả - Dưa chuột - Cà chua 491,16 97,83 393,33 4,02 11. Dưa chuột - Cà chua - Su hào 510,66 92,18 418,48 4,54 12. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 473,58 93,53 380,05 4,06 13. Lạc xuân - Su hào - Cà chua 390,52 74,46 316,06 4,24 14. Cải bắp - Cà chua - Dưa chuột 523,05 90,91 432,14 4,75 15. Đỗ tương - Su hào - Cà chua 358,35 65,48 292,87 4,47 16. Cải bắp - Cải ăn lá - Hành 407,60 76,17 331,43 4,35

4. Cây ăn quả 17. Nhãn 322,22 63,18 259,04 4,10

18.Vải 287,68 62,88 224,8 3,58

5. Nuôi trồng

thủy sản 19. Cá 541,42 159,8 381,62 2,39

Nguồn: thực hiện điều tra Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy LUT có TNHH thấp nhất là chuyên lúa với kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa, LUT lúa màu với 3 kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô, lúa xuân – lúa mùa – đậu tương, ngô xuân - lúa xuân – đậu tương có hiệu quả chỉ đạt ở mức trung bình.

LUT rau màu là loại hình sử dụng đất có sự luân canh rất cao giữa cây, mang lại hiệu quả cao. Kiểu sử dụng đất mang lại TNHH cao nhất là: Cải bắp – Cà chua – Dưa chuột: 432,14 triệu đồng/ha, các kiểu sử dụng đất như Dưa chuột - Cà chua – Su hào 418,48 triệu đồng/ha, Đỗ ăn quả– Dưa chuột - Cà chua

393,33 triệu đồng/ha, Khoai tây – su hào – cải bắp 404,04 triệu đông/ha, Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 380,05 triệu đồng/ha.

Nuôi trồng thủy sản có kiểu sử dụng đất nuôi cá mang lại TNHH là 381,62

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 66)