Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số cây trồng ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 82 - 111)

Cây trồng Tên thuốc Đơn vị Liều lượng Liều lượng Đánh giá sử dụng cho phép

Lúa

Rambo 800WG Kg/ha 0,02 0,02 Đúng

Trebon 10EC Lít/ha 0,7 0,7 Đúng

Sofit 300EC Lít/ha 1,6 1,5-1.65 Đúng

Regent 800WG kg/ha 0,02 0,02 Đúng

Ngô

Regent Lít/ha 1 1-1,5 Đúng

Actara 25WG Kg/ha 1 0,08 Nhiều hơn

Vitako 40WG Kg/ha 0,5 0,4-0,8 Đúng

Angun 5WDG Kg/ha 0,5 0,5 Đúng

Lạc Quilux 25 EC Lít/ha 1,4 1,35 Nhiều hơn

Bí Xanh, dưa chuột

Rhidomil 0,1 - 0,2% Lít /ha 1 1 Đúng

Bayleston 0,1% Lít/ha 1,5 1,5 Đúng

Rau các loại Delfin WG Kg/ha 1,5 1,5-2 Đúng

Oncol 20 EC Lít/ha 0,5 0,5 Đúng Khoai tây Khoai lang Zinep80WPRidomil Gold 68 WP Kg/ha Lít/ha 0,8 0,4 0,8 0,4 Đúng Đúng

Su hào, cải bắp Bassa 50EC Kg/ha 0,5 0,5 Đúng

Neretox 95WP Lít/ha 0,3 0,3 Đúng

(Nguồn: Thực hiện điều tra) *Liều lượng cho phép: là quy định sử dụng thuốc BVTV do nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.

Nhìn chung, đa số người dân đã nhận thức được những tác hại của thuốc BVTV có thể gây ra, hầu hết người dân tuân thủ tốt các chỉ tiêu về liều lượng sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV theo thói quen xấu, dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn như làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong đất, tăng nguy cơ ngộ độc và ô nhiễm môi trường. Tuy rằng những nguy cơ chưa đến mức nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và con người, nhưng trong thời gian tới, cần tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân để sử dụng thuốc BVTV một cách an toàn và hiệu quả.

Với thói quen sử dụng thuốc BVTV như hiện nay thì những LUT nào yêu cầu nhiều loại thuốc hơn, số lần phun nhiều hơn sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường nhiều hơn. Ví dụ như LUT chuyên rau, màu.

Dưới sức ép của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá thì nhiệm vụ sử dụng đất nông nghiệp bền vững và hiệu quả trở nên vấn đề được quan tâm hàng đầu không phải chỉ vì bản thân của nền nông nghiệp mà còn là vì sự ổn định và bền vững của sự phát triển đồng bộ về kinh tế - xã hội

Để lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp ở các tiểu vùng cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: tốt về môi trường sinh thái, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội và truyền thống văn hoá; cho phép áp dụng công nghệ thích hợp; đem lại lợi ích và sự phát triển chung cho toàn huyện, trước mắt và lâu dài.

Về mức độ thích hợp của các cây trồng hiện tại qua điều tra phần lớn các hộ nông dân đều cho rằng canh tác cây lương thực, cây họ đậu cho năng suất ổn định, dễ làm, dễ chấp nhận.

Các loại rau màu như cà chua, dưa chuột, đậu đỗ các loại, bí xanh, rau xanh…là những cây trồng có giá trị hàng hóa cao nhưng do lượng phân bón dùng nhiều và chưa cân đối nên cần được hướng dẫn của khuyến nông. Khi luân canh với cây lúa, cây họ đậu sẽ làm giảm sự suy thoái đất vì trong đất lúa có nguồn nước là lớp đệm bảo vệ kết cấu đất, một số vùng đất thấp được dẫn nước từ phù sa về tạo thành keo cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Khi trồng lúa thì có lượng nước nhất định nên các chất hóa học sẽ bị pha loãng, mầm bệnh được tiêu diệt không ảnh hưởng đến môi trường, mùa vụ sau. Đối với cây họ đậu thì có tác dụng nâng cao độ phì của đất do cố định Nitơ, nên giảm được việc sử dụng đạm lân vô cơ.

Tuy nhiên, nếu sản xuất hàng hóa thì không tránh khỏi việc sử dụng thuốc BVTV, các loại phân bón hóa học, vì thế bón phân khoa học là bảo tồn chất dinh dưỡng và độ phì của đất, đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa một cách bền vững.

Vì vậy, sử dụng phân bón cân đối và đầy đủ, hướng tới sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường trong điều kiện hiện nay là cần thiết.

4.5.3.4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

a) Đối với vùng 1

Bảng 4.16. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất của tiểu vùng 1 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung HQKT HQXH HQMT HQSDĐ

Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá

1. LUT chuyên

lúa

1. Lúa xuân – Lúa mùa 6 T 4 TB 2 TB 12 T

2. LUT lúa màu

2. Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô đông 7 TB 5 TB 2 TB 14 TB

3. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai lang 11 RC 7 RC 2 TB 20 C

4. Lúa xuân – Lúa mùa - Khoai tây 12 RC 7 RC 1 TB 21 C

5. Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 7 TB 5 TB 3 C 15 TB

6. Lúa xuân – Dưa chuột – Bí Xanh 12 RC 7 RC 1 T 20 C

7. Lạc xuân – Lúa mùa - Ngô đông 8 TB 5 TB 2 TB 15 TB

8. Lạc xuân – Lúa mùa - Khoai tây 12 RC 7 RC 1 T 21 C

3. LUT rau màu

9. Bí xanh - Đỗ ăn quả - Cà chua 12 RC 8 RC 1 T 21 RC

10. Bí xanh - Dưa chuột - Cà chua 12 RC 8 RC 1 T 21 RC

11. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 12 RC 7 RC 1 T 20 C

12. Bí xanh - Đỗ ăn quả - Dưa chuột 12 RC 7 RC 1 T 20 C

13. Cải bắp - Cải ăn lá – Hành 12 RC 7 RC 1 T 20 C

14. Hành – Cải ăn lá – Su hào 12 RC 7 RC 1 T 20 C

15. Su hào - Cải bắp - Hành lá 12 RC 7 RC 1 T 20 C 4. Cây ăn quả 15. Nhãn 12 RC 6 C 2 TB 20 C 16. Vải 12 RC 6 C 2 TB 20 C 17. Táo 12 RC 6 C 2 TB 20 C 5. Nuôi trồng thủy sản 18.Cá 12 RC 7 RC 3 C 22 RC

b) Đối với vùng 2

Bảng 4.17. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất của tiểu vùng 2 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung HQKT HQXH HQMT HQSDĐ Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá Điểm Đánh giá 1. LUT

chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 5 T 4 TB 2 TB 11 T

2. LUT lúa màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 7 TB 4 TB 2 TB 13 T 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương 7 TB 4 TB 2 TB 13 T 4. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 12 RC 7 RC 2 TB 21 RC 5. Ngô xuân - Lúa mùa - Đậu tương 6 TB 4 TB 3 C 13 T 6. Khoai lang - Lúa mùa - Khoai

tây 12 RC 7 RC 2 TB 21 RC

7. Ngô xuân - Lúa mùa - Cải bắp 12 RC 7 RC 1 T 20 C 8. Lạc xuân - Lúa mùa - Cà chua 12 RC 7 RC 1 T 20 C

3. LUT rau màu

9. Khoai tây - Su hào - Cải bắp 12 RC 7 RC 1 T 20 C 10. Đỗ ăn quả - Dưa chuột - Cà

chua 12 RC 8 RC 1 T 21 RC

11. Dưa chuột - Cà chua - Su hào 12 RC 8 RC 1 T 21 RC 12. Su hào - Đỗ ăn quả - Cà chua 12 RC 7 RC 1 T 20 C 13. Lạc xuân - Su hào - Cà chua 12 RC 7 RC 1 T 21 RC 14. Cải bắp - Cà chua - Dưa chuột 12 RC 8 RC 1 T 20 C 15. Đỗ tương - Su hào - Cà chua 12 RC 7 RC 1 T 20 C 16. Cải bắp - Cải ăn lá - Hành 12 RC 7 RC 1 T 20 C

4. Cây ăn quả 17. Nhãn 12 RC 6 C 2 TB 20 C

18.Vải 12 RC 6 C 2 TB 20 C

5. Nuôi trồng

thủy sản 19. Cá 12 RC 7 RC 3 C 22 RC

Nhận xét: Nhìn vào bảng 4.16 và bảng 4.17 ta có thể thấy

Đối với tiểu vùng 1: với 18 kiểu sử dụng đất của 5 loại hình sử dụng đất trong đó có 1 kiểu sử dụng đất của LUT chuyên lúa được đánh giá ở mức thấp và 3 kiểu sử dụng đất của LUT Lúa – mùa được đánh giá ở mức trung bình là Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông, Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương, Lạc xuân – Lúa

mùa – Đậu tương, các kiểu sử dụng đất còn lại của LUT Lúa – màu được đánh giá ở mức cao và rất cao, với LUT rau mùa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản có 3 kiểu sử dụng đất được đánh giá ở mức rất cao là Bí xanh – Đỗ ăn quả - Cà chua, Bí xanh – Dưa chuột – Cà chua, Cá. các kiểu sử dụng đất còn lại đều được đánh giá ở mức cao. Hầu hết các kiểu sử dụng đất đều được đánh giá hiều quả môi trường ở mức trung bình và thấp do bón phân không cân đối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp nhưng do mang lại hiệu quả kinh tế rấ cao, thu hút lao động lớn, nên mang lại hiệu quả sử dụng đất ở mức cao.

Đối với tiểu vùng 2 có 5 loại hình sử dụng đất, 19 kiểu sử dụng đất chính theo đánh giá chung có thể thấy LUT chuyên lúa có kiểu sử đụng đất Lúa xuân – Lúa mùa được đánh giá ở mức thấp, LUT lúa màu có kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông, Lúa xuân – Lúa mùa – Đậ tương, Ngô xuân – Lúa mùa – Đậu tương cũng được đánh giá ở mức thấp, các kiểu sử dụng đất còn lại của LUT Lúa – màu, LUT rau màu, LUT cây ăn quả, Nuôi trồng thủy sản được đánh giá ở mức cao và rất cao do mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho người dân, thu hút lao động.

4.6. ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.6.1. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu

4.6.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Trong giai đoạn tới, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc sử dụng tài nguyên đất trong thời gian tới cần phải xác định rõ các quan điểm phát triển như sau:

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai ... Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.

- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích,

lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành, từng địa phương.

- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, bảo vệ, cải tạo đất.

- Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.

- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.

4.6.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng là quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc Khai thác và sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác sử dụng đất cần phát huy tối đa điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, lao động kỹ thuật, thị trường của từng vùng để phát triển cây trồng có số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

Đảm bảo an toàn lương thực là quốc sách của mọi quốc gia, nhất là các nước có số dân sống bằng nghề nông nghiệp đông như nước ta.

Khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực địa phương.

Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là chủ chương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất xã hội,tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ.

Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo quy hoạch đã được phê duyệt; đẩy mạnh phát triển cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn; đẩy mạnh thâm canh cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất.

Dự kiến bố trí vùng sản xuất tập trung: Gắn với xây dựng nông thôn mới, quy hoạch các vùng sản xuất chất lượng cao, vùng trồng cây rau màu và vùng sản xuất tập trung như sau:

- Khu vực đất cao như Bình Nguyên, Thanh Tân, Thanh Nê, Lê Lợi, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Vũ Quý, Vũ An, An Bồi... phát trển trồng màu và cây công nghiệp.

Khu vực còn lại phát triển vùng thâm canh sản xuất lúa chất lượng cao kết hợp với phát triển cây vụ đông, cây công nghiệp. Theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mỗi xã quy hoạch một số vùng sản xuất tập trung, huyện phấn đấu sẽ tăng diện tích lúa chất lượng cao lên trên 50% diện tích đất canh tác vào năm 2020.

- Những vùng đất trũng, vùng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển đổi thành các vùng nuôi trồng thủy sản, các khu chăn nuôi tập trung hoặc kinh doanh tổng hợp tùy theo điều kiện sản xuất thích hợp nhất, hiệu quả của từng vùng.

Trên địa bàn huyện Kiến Xương, những vùng có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản theo mô hình tập trung quy mô lớn như An Bình, Bình Thanh, Hồng Tiến, Minh Tân, Trà Giang, Vũ Hòa...Phấn đấu đến 2020, diện tích nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 82 - 111)