Hiện trạng nhóm đất nông nghiệp năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 62 - 68)

STT LOẠI ĐẤT hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 14.032,94 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.738,35 90,77

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.875,49 84,63

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11.481,32 81,82

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 11.481,14 81,82

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 0,18 0,00

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 394,17 2,81

1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 394,17 2,81

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 862,85 6,15

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.220,22 8,70 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 74,37 0,53

Đối với nhóm đất nông nghiệp thì 3 mục đích sử dụng chính trên địa bàn là: Đất sản xuất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản và Đất nông nghiệp khác. Được thể hiện ở biểu đồ dưới:

Hình 4.2. Cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2015 huyện Kiến Xương

- Huyện Kiến Xương là huyện có lợi thế về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, bên cạnh đó có hệ thống tưới tiêu đảm bảo cho việc phát triển sản xuất

Đất sản xuất nông nghiệp 90,77% Đất nuôi trồng thủy sản 8,70% Đất nông nghiệp khác 0,53%

lớn diện tích nhóm đất nông nghiệp, với diện tích là 12.738,35 ha, chiếm 90,77%.

Chiếm đa số diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là loại đất trồng cây hàng năm với cây trồng chủ lực là cây lúa với diện tích đất trồng lúa là 11.481,14 ha chiểm tỷ lệ 81,82% nhóm đất nông nghiệp.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khác trên địa bàn là 394,17 ha chiểm tỷ lệ 2,81% tổng diện tích nhóm đất.

Đất trồng cây lâu năm 862,85 ha chiếm 6,15% tổng diện tích nhóm đất - Đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn có diện tích là 1.225,22 ha, chiếm 8,70% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các xứ đồng trũng do người dân chuyển đổi từ đất lúa, đất bằng chưa sử dụng và phần diện tích được chuyển đổi từ ao hồ, mặt nước tự nhiên trên địa bàn.

- Đất nông nghiệp khác trên địa bàn là 74,37 ha, chiếm 0,53 % tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

4.4.1.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp

Bảng 4.3. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Kiến Xương (2013 – 2015)

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích năm 2015

So với năm 2014 So với năm 2013

Diện tích Tăng (+) giảm (-) Diện tích Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 20.200,15 20.200,03 0,12 20.010,47 189,68 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 14.032,94 14.046,16 -13,22 13.299,37 733,57

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.738,35 12.750,60 -12,25 12.101,12 637,23

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.875,49 11.886,77 -11,28 11.509,34 366,15 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11.481,32 11.491,34 -10,02 11.275,21 206,11 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 394,17 395,42 -1,25 234,13 160,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 862,85 863,84 -0,99 591,78 271,07

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.220,22 1.225,29 -5,07 1.174,25 45,97 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 74,37 70,27 4,10 24,00 50,37

Giai đoạn 2014 – 2015: Diện tích nhóm đất nông nghiệp giảm 13,22 ha:

a/ Đất trồng lúa: Trong kỳ đất trồng lúa giảm 10,02 ha, trong đó : - Chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác: 0,09 ha;

- Chuyển sang đất nông nghiệp khác: 2,5 ha; - Chuyển sang đất ở: 3,06 ha;

- Chuyển sang đất quốc phòng: 1,93 ha; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuyển sang đất công trình sự nghiệp: 0,36 ha;

- Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1,21 ha; - Chuyển sang đất có mục đích công cộng: 0,59 ha;

- Chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,06 ha; - Biến động tăng khác: 0,02 ha;

- Biến động giảm khác: 0,21 ha.

b/ Đất trồng cây hàng năm khác: Trong kỳ đất trồng cây hàng năm khác giảm 1,25 ha, do:

- Chuyển sang đất ở: 0,96 ha;

- Chuyển sang đất quốc phòng: 0,02 ha;

- Chuyển sang đất công trình sự nghiệp: 0,2 ha; - Chuyển sang đất công cộng: 0,07 ha;

- Chuyển từ đất lúa: 0,09 ha; - Biến động tăng khác: 0,01 ha; - Biến động giảm khác: 0,10 ha.

c/ Đất trồng cây lâu năm: Trong kỳ đất trồng cây lâu năm giảm 0,99 ha, trong đó:

- Chuyển sang đất nông nghiệp khác: 0,02 ha; - Chuyển sang đất ở: 0,99 ha;

- Chuyển sang đất công cộng: 0,06 ha; - Biến động giảm khác: 0,05 ha; - Biến động tăng khác: 0,14 ha.

d/ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,57 ha, trong đó:

- Chuyển sang đất nông nghiệp khác: 1,74 ha; - Chuyển sang đất ở: 1,17 ha;

- Chuyển sang đất quốc phòng: 0,11 ha;

- Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 0,93 ha; - Chuyển sang đất công cộng: 0,98 ha;

- Biến động giảm khác: 0,15ha.

đ/ Đất nông nghiệp khác: tăng 4,10 ha, do: - Chuyển sang đất trồng cây lâu năm: 0,34 ha;

- Chuyển sang đất sử dụng vào mục đích công cộng: 0,02 ha; - Chuyển từ đất lúa: 2,5 ha;

- Chuyển từ đất trồng cây lâu năm: 0,02 ha; - Chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản: 1,74 ha;

- Chuyển từ đất sử dụng vào mục đích công cộng: 0,18 ha; - Biến động tăng khác: 0,02 ha;

- Biến động giảm khác: 0,01 ha.

4.4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất và khí hậu. Ngoài ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hoá nông sản và nguyên liệu chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

- Đất trồng lúa: diện tích 11.850,79 ha; bằng 59,07% diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bổ trên nhóm đất đất phù sa của sông Hồng và sông Trà Lý bao gồm: đất phù sa được bồi hàng năm (ngoài đê) và đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (trong đê).

- Đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày: loại đất này thường được bồi hàng năm, thành phần cơ giới nhẹ, cát pha tầng đất dầy và phân

lớp. Đất ít chua hoặc trung tính, dinh dưỡng của đất ở mức khá và giàu. Sự phân bố của loại đất này thường ở các vùng bãi ngoài đê rất thích hợp với việc trồng cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích để mở rộng cho loại đất này không còn, hướng chính chủ yếu là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tiềm năng sản xuất nông nghiệp còn lớn nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại có hiệu quả kinh tế thấp… để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt với việc phát triển một số vùng sản xuất lúa màu hàng hóa đã có như Nếp đặc sản ở Vũ Tây, nếp cái hoa vàng ở Nam Bình, Khoai tây chất lượng ở Vũ Lễ, Bình Nguyên, Vũ An, Vũ Ninh, An Bồi, Quang Trung.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Hiện trạng có 1.142,83 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, từng bước chuyển sang nuôi theo hình thức công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện nuôi xen ghép, nuôi quảng canh cải tiến có hiệu quả. Tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, đồng thời sử dụng một phần diện tích trồng lúa vùng trũng sang kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Khả năng phát triển mở rộng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu tại các xã Hồng Tiến, Bình Định, Bình Thanh…

4.5. ĐÁNH GİÁ HİỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHİỆP 4.5.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện qua một số năm 4.5.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện qua một số năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành sản xuất nông nghiệp trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, vụ hè thu gặp nắng hạn, vụ mùa gặp bão, lũ lớn làm ngập úng và hư hỏng diện tích lúa, màu của huyện. Tuy nhiên, với sự cố gắng của toàn huyện, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện cũng đạt được những kết quả khá cao. Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, mô hình, phương pháp sản xuất mới đã được áp dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Cùng với cây trồng chính là lúa nước thì trên địa bàn huyện cũng có một số mô hình cây trồng cho giá trị kinh tế cao như cây ngô, cây khoai tây, cây khoai lang, cây lạc, cây rau đậu các loại.

Chăn nuôi phát triển với tổng đàn trâu bò đạt 5.197 con, đàn lợn là 135.736 con, đàn gia cầm cũng tăng đáng kể so với năm trước. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng, nhất là dịch tai xanh ở lợn, lở mồm

Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp của huyện qua một số năm

TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Lúa đông xuân

Diện tích Ha 11.210 11.191 11.172

Năng suất Tạ/ha 70,24 70,27 71,15

Sản lượng Tấn 78.739 78.639 79.488

2 Lúa hè thu

Diện tích Ha 11.296 11.270 11.215

Năng suất Tạ/ha 63,02 61,25 59,38

Sản lượng Tấn 71.187 69.029 66.595

3 Cây ngô

Diện tích Ha 303 290 262

Năng suất Tạ/ha 46,5 47,8 47,61

Sản lượng Tấn 1.409 1.386 1.247

4 Cây khoai lang

Diện tích Ha 368 327 268

Năng suất Tạ/ha 115 128 135,24

Sản lượng Tấn 4.232 4.186 3.624

5 Cây khoai tây

Diện tích Ha 379 350 394

Năng suất Tạ/ha 174,49 180 185,56

Sản lượng Tấn 6.613 6.300 7.311

6 Cây lạc

Diện tích Ha 238 213 195

Năng suất Tạ/ha 24,5 27,7 29,74

Sản lượng Tấn 583,1 590,01 579,93

7 Cây đậu tương

Diện tích Ha 434 1.320 984 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất Tạ/ha 23 14 19,4

Sản lượng Tấn 998 1.848 1.909

8 Dưa các loại

Diện tích Ha 120 140 159

Năng suất Tạ/ha 250,22 285 279,85

Sản lượng Tấn 3.002 3.990 4.450

10 Tổng đàn trâu Con 1.201 990 920

11 Tổng đàn bò Con 4.325 4.225 4.277

12 Tổng đàn lợn Con 130.759 128.156 135.736

Nguồn: Báo cáo phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Kiến Xương (2015)

4.5.2. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất chính của huyện

Huyện Kiến Xương có hệ thống cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau. Vì vậy, để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, trên cơ sở phân vùng kinh tế chung của huyện, căn cứ vào tiềm năng đất đai, lao động, kinh tế, tập quán canh tác của từng vùng, từng xã, đất nông nghiệp có thể chia thành 2 tiểu vùng chính. Nét đặc thù, lợi thế, tập quán canh tác từng vùng tạo nên sự khác nhau về phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 62 - 68)