Kết quả hoạt động kinh doanh của VATM giai đoạn 2010 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 70 - 74)

TT Nội dung Đơn vị tính Giai đoạn 05 năm sau khi chuyển đổi

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 1.858.948 1.913.736 2.258.201 2.722.789 3.211.945 3.307.755 2 Nộp phí điều hành bay Triệu đồng 927.792 895.577 1.116.863 1.411.977 1.524.648 1.657..931 3 Tổng chi phí Triệu đồng 706.732 795.813 843.750 1.016.363 1.227.453 1.240.984 4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 224.424 222.346 297.588 294.449 488.844 491.840 5 Sản lượng chuyến Lần 315.323 322.241 359.136 420.646 501.981 601.897

Nguồn: Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp

- Tuy VATM do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thuộc diện cổ phần hóa nhưng trong thời gian tới theo nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng thành viên, TCT dự kiến sẽ liên kết đầu tư góp vốn thành lập công ty liên kết để khai thác một số dự án kinh doanh khác ngoài lĩnh vực điều hành bay, đồng thời tiếp tục triển khai kế hoạch đổi mới, sắp xếp DN, cổ phần hóa Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay và Trung tâm Dịch vụ thương mại Quản lý bay khi đủ điều kiện cho việc chuyển đổi sắp xếp các DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Mô hình mới sẽ góp phần tạo đà cho VATM thực hiện được các mục tiêu

phát triển đã đề ra, đồng thời đưa thương hiệu VATM sánh vai cùng các quốc gia có nền không vận tiên tiến hiện đại trên thế giới.

4.1.4.2. Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc

- Về vốn, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc thì không được giao vốn, không được huy động vốn;

- Về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty hạch toán phụ thuộc chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế, chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty;

- Về hạch toán kinh tế, công ty hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty, báo cáo tài chính hàng năm được hợp nhất với báo cáo tài chính tổng công ty;

- Về mặt tài chính, theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của tổng công ty; - Về tổ chức và nhân sự, theo sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty; - Về mặt pháp lý, do HĐTV của tổng công ty quyết định thành lập, có con dấu và có tài khoản tại ngân hàng;

- Công ty hạch toán phụ thuộc không có quyền thành lập các đơn vị thành viên; - Về nguyên tắc tổng công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty thành viên.

4.1.4.3. Đối với các đơn vị cổ phần hóa

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ thương mại quản lý bay là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chưa có quy chế tài chính, chưa được giao quyền sử dụng đất hoặc thuê đất, trình độ chuyên môn, kỹ năng của lực lượng lao động vẫn ở mức hạn chế. Vì vậy doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí vì vậy chưa thực hiện được cổ phần hóa.

Bảng 4.3. Doanh thu, chi phí của Trung tâm Dịch vụ thương mại quản lý bay giai đoạn 2011_2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015

1 Doanh thu 4,1 5,1 10,1 15,1 18,3

2 Chi phí 12,3 13,9 14,5 16,8 17,8

4.1.4.4. Đối với các công ty con

- Về vốn, vốn của các công ty là một phần vốn của tổng công ty; công ty được tổng công ty giao vốn và có thể điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên; việc sử dụng vốn phải tuân thủ những qui chế, qui định về phân cấp quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty;

- Về mặt hạch toán, công ty là một đơn vị hạch toán tài chính, kinh tế độc lập, báo cáo tài chính sẽ được hợp nhất với tổng công ty vào cuối niên độ;

- Về mặt pháp lý, công ty do Bộ Giao thông vận tải ký quyết định thành lập, là một pháp nhân độc lập, đăng ký hoạt động theo luật;

- Về quyền tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh, như tổ chức bộ máy, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, giá cả; về đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị; về lao động... phải phù hợp với sự phân cấp và ủy quyền của tổng công ty;

- Về mặt tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm ban lãnh đạo sẽ do HĐTV tổng công ty quyết định;

- Công ty hoạt động, quản lý theo điều lệ riêng do HĐTV tổng công ty phê chuẩn;

- Công ty có thể thành lập và quyết định bộ máy của các đơn vị trực thuộc; - Về nguyên tắc tổng công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty thành viên.

4.1.4.5. Các hạn chế và nguyên nhân

VATM được chuyển đổi hoạt động theo theo mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con theo mệnh lệnh hành chính hơn là do nhu cầu phát triển của Tổng công ty, vì vậy khi thực hiện quản lý theo mô hình này còn một số tồn tại như sau:

- Về thực hiện chiến lược của VATM:

+ Chiến lược của VATM là đẩy mạnh dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình Bảo đảm hoạt động bay và các công trình hàng không dân dụng khác. Sản xuất các linh kiện, phụ tùng, vật tư và các trong thiết bị kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay và các trong thiết bị, linh kiện khác. Tham gia có hiệu quả vào sự phát triển công nghiệp Hàng không Việt Nam. Trong đó lấy Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay làm đơn vị trung tâm để thực hiện chiến lược này. Để thực hiện được các nhiệm vụ này, công ty phải thực hiện liên doanh, liên kết với các cơ sở kỹ thuật trong và ngoài nước thực hiện sửa chữa lớn và chế tạo các phương tiện thiết bị sử dụng trong Ngành HK.

Như vậy, phải thực hiện cổ phần hóa công ty để hoạt động chủ động và có hiệu quả trong liên doanh, liên kết với các cơ sở kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa được cổ phần hóa mà mới chỉ chuyển thành công ty TNHH MTV do VATM làm chủ sở hữu.

+ Các ngành nghề kinh doanh chưa được đa dạng hóa do nguồn lực về tài chính và con người còn hạn chế.

- Về quản lý tài chính: Hiện nay, quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty chưa được Chủ sở hữu phê duyệt, do đó Tổng công ty thực hiện công tác quản lý tài chính theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về “Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu” và Thông tư 117/2007/TT-BTC ngày 9/10/2007 của Bộ tài chính về việc “Hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”.

- Về cơ chế quản lý của VATM:

+ Nhiệm vụ của HĐTV và ban điều hành chưa có sự tách biệt rõ ràng. Ban điều hành, đứng đầu là TGĐ chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động đảm bảo thực hiện các chiến lược đã đề ra. Tuy nhiên, về quyền quyết định các dự án đầu tư, hiện nay TGĐ chỉ được quyết định các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 20 tỷ đồng, còn từ 20 tỷ đồng đến dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của TCT do Hội đồng thành viên quyết định. Như vậy, HĐTV vừa là cơ quan hoạch định chiến lược, vừa là cơ quan thực hiện các chiến lược đó.

+ Chưa có quy trình chung thực hiện nhiệm vụ trong toàn TCT mà mới chỉ có các quy trình riêng cho các công việc cụ thể như quy trình mua sắm vật tư, quy trình huấn luyện đào tạo,..

+ Mô hình tổ chức của TCT chưa có cơ quan chuyên trách về quản trị rủi ro, quản trị quan hệ khách hàng mà chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc các phòng chức năng của công ty mẹ VATM.

- Về mối liên kết trong nội bộ TCT: Hiện nay, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thực hiện cung cấp các thiết bị chuyên ngành quản lý bay cho các đơn vị trong và ngoài ngành Quản lý bay. Tuy nhiên, các dự án đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ công tác của các đơn vị thành viên của VATM lại chưa ưu tiên cho Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay cung cấp mà vẫn mua của các đối tác khác ngoài ngành Quản lý bay.

- Về cách hạch toán và báo cáo tài chính: Hiện nay, các DNTV của VATM vẫn thực hiện báo cáo thu chi tài chính về công ty mẹ VATM để tổng hợp chung nên chưa thể hiện rõ về tài sản, các khoản nợ và kết quả hoạt động của TCT và các DNTV.

- VATM vẫn chưa giao quyền sử dụng đất cho Trung tâm Dịch vụ thương mại Quản lý bay và lực lượng lao động của Trung tâm hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông để phục vụ hội nghị, hoạt động văn hóa thể thao. Vì vậy, Trung tâm chưa đủ khả năng đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh và đưa hoạt động dịch vụ thương mại đi vào chiều sâu.

- Thương hiệu của VATM chưa được quan tâm quảng bá cho nên công chúng ít người biết đến mà hầu hết họ đều nghĩ Quản lý bay là một bộ phận của Vietnam Airlines mà không biết rằng VATM là một trong 3 bộ phận quan trọng của giao thông hàng không, đó là các cảng hàng không - đội tàu bay - dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

4.2. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY VÀ CÁN BỘ VIÊN CHỨC VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

4.2.1. Đánh giá của các công ty con

Theo kết quả khảo sát, lấy ý kiến. Đa số các công ty đánh giá quá trình chuyển đổi với lộ trình phù hợp, mục tiêu chuyển đổi rõ ràng; mô hình mới đã tăng tính chủ động, tăng hiệu quả cho các công ty. Trong quá trình chuyển đổi Tổng công ty đã rất tạo điều kiện, công tác chuyển đổi là thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 70 - 74)