So sánh mô hình công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam và các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 38 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. So sánh mô hình công ty mẹ-công ty con ở Việt Nam và các nước

thế giới

2.2.3.1. Điểm chung

- Công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có vốn và tài sản riêng, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.

- Mối quan hệ giữa công ty mẹ-công ty con là mối quan hệ về sở hữu vốn với doanh nghiệp có vốn đầu tư của mình và được xác định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Ngoài mối quan hệ về sở hữu thì các mối quan hệ khác về kinh tế như mua bán, thuê-cho thuê đều là mối quan hệ giữa hai pháp nhân kinh tế.

- Công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát, chi phối công ty con tương ứng với tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần đầu tư ở công ty con và bằng các hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, Ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.

- Vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, nghĩa là công ty con này hôm nay là công ty con của công ty mẹ song ngày mai có thể chỉ là công ty liên kết hoặc hoàn toàn độc lập với công ty mẹ, hay công ty con này có thể là công ty mẹ của công ty con khác.

- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của công ty mẹ ở công ty con.

- Cấu trúc trong mô hình quan hệ này thường có nhiều cấp: công ty mẹ, công ty con, công ty cháu...Ở mỗi cấp đều có các hạch toán độc lập và phụ thuộc.

2.2.3.2. Điểm khác biệt

Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Thí dụ, Luật công ty của Cộng hoà Liên bang Nga qui định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới.

Ngoài ra, theo luật pháp của nhiều nước và theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ phải có trách nhiệm trình báo cáo tài chính tập trung hay hợp nhất (Consolidated financial statement) tại đại hội cổ đông của công ty mẹ, trừ trường hợp công ty mẹ là công ty con của một công ty khác hoặc hoạt động của công ty con quá khác biệt với công ty mẹ; bởi lẽ, dù là hai thực thể pháp lý độc lập nhưng trên thực tế chúng là những công ty liên kết (affiliated), một thực thể kinh tế hợp nhất.

Kết luận:

- Công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có vốn và tài sản riêng, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.

- Mối quan hệ giữa công ty mẹ-công ty con là mối quan hệ về sở hữu vốn với doanh nghiệp có vốn đầu tư của mình và được xác định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Ngoài mối quan hệ về sở hữu thì các mối quan hệ khác về kinh tế như mua bán, thuê-cho thuê đều là mối quan hệ giữa hai pháp nhân kinh tế.

- Công ty mẹ thực hiện quyền kiểm soát, chi phối công ty con bằng các hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, Ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.

- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của công ty mẹ ở công ty con.

- Cấu trúc trong mô hình quan hệ này thường có nhiều cấp: công ty mẹ, công ty con, công ty cháu...Ở mỗi cấp đều có các đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc.

- Công ty mẹ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với phần vốn góp hay cổ phần của mình tại công ty con.

- Các công ty con phải lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh về công ty mẹ. Điều này để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mẹ đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các công ty con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)