Xác định cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 65 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Xác định cơ chế quản lý

4.1. Thực trạng mô hình quản lý công ty mẹ-công ty con trong VATM

4.1.3.Xác định cơ chế quản lý

Theo Đề án chuyển đổi Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, ngày 25/6/2010, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số 1754/QĐ-BGTVT chuyển đổi Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam sang hình thức công ty mẹ - công ty con và đổi tên thành VATM (VATM), hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Đây là một sự chuyển biến mạnh mẽ từ mô hình hoạt động công ích sang mô hình doanh nghiệp, góp phần tạo đà cho đơn vị vươn lên thành một TCT mạnh, tính hội nhập quốc tế cao, cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo tiêu chuẩn quốc tế cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế.

Trải qua 2 lần chuyển đổi, từ một doanh nghiệp thuần túy chỉ hoạt động cung cấp các dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng không dân dụng không vì mục tiêu lợi nhuận sang mô hình Tổng công ty nhà nước tiếp đó sang mô hình Công ty mẹ - công ty con với tính tự chủ cao hơn, tập trung mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay đồng thời tận dụng các thế mạnh của Tổng công ty để tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngoài công ích, làm cơ sở để xây dựng và phát triển Tổng công ty theo hướng kinh doanh đa ngành nghề. Đến nay, Tổng công ty đã từng bước ổn định, tiến hành kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, duy trì tình hình tài chính ổn định, đảm bảo kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, cơ chế quản lý, mô hình tổ chức của Tổng công ty còn tồn tại nhiều bất cập , do đó kết quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa bắt kịp xu hướng phát triển, cụ thể:

+ Nhiệm vụ của HĐTV và ban điều hành chưa có sự tách biệt rõ ràng. Ban điều hành, đứng đầu là TGĐ chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động đảm bảo thực hiện các chiến lược đã đề ra. Tuy nhiên, về quyền quyết định các dự án đầu tư, hiện nay TGĐ chỉ được quyết định các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 20 tỷ đồng, còn từ 20 tỷ đồng đến dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của TCT do Hội đồng thành viên quyết định. Như vậy, HĐTV vừa là cơ quan hoạch định chiến lược, vừa là cơ quan thực hiện các chiến lược đó;

+ Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty chưa được Chủ sở hữu phê duyệt, do đó Tổng công ty thực hiện công tác quản lý tài chính theo Nghị định

25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về “Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu” và Thông tư 117/2007/TT-BTC ngày 9/10/2007 của Bộ tài chính về việc “Hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”.

+ Chưa có Quy trình chung thực hiện nhiệm vụ trong toàn TCT;

+ Mô hình tổ chức của TCT chưa có cơ quan chuyên trách về quản trị rủi ro, quản trị quan hệ khách hàng mà chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc các phòng chức năng của công ty mẹ VATM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 65 - 66)