Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 47 - 53)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM)

Theo Quyết định 1754/QĐ-BGTVT ngày 25/06/2010, cơ cấu tổ chức quản lý của VATM gồm Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên. Cơ cấu tổ chức của VATM tại thời điểm thành lập gồm:

- Các phòng, ban tham mưu giúp việc; - Công ty Quản lý bay miền Bắc; - Công ty Quản lý bay miền Trung; - Công ty Quản lý bay miền Nam; - Trung tâm Hiệp đồng điều hành bay; - Trung tâm Thông báo tin tức hàng không; - Trung tâm Dịch vụ thương mại Quản lý bay.

Các công ty con gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VATM nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật quản lý bay.

- Đơn vị thực hiện cổ phần hóa, VATM nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Trung tâm Dịch vụ thương mại Quản lý bay.

H ìn h 3 .1 . S ơ đ ồ tổ c h ứ c củ a tổ n g cô n g ty q uả n lý b ay V iệ t N am t ại t h ờ i đ iể m t hà n h lậ p 6 /2 01 0

Quyền và trách nhiệm của các đơn vị được quy định cụ thể như sau: * Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc ( 3 Công ty và 03 Trung tâm) - Quyền của Công ty/Trung tâm.

+ Sử dụng vốn, tài sản, đất đai, tài nghuyên và các nguồn lực khác của Tổng công ty giao để thực hiện các dịch vụ công ích, thực hiện quyền và lợi ích, hợp pháp từ vốn và tài sản được giao

+ Tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu phân cấp của Tổng công ty bảo đảm hoạt động có hiệu quả

+ Quản lý, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với lao động theo phân cấp của Tổng công ty

+ Quyết định phương án thuê, cho thuê tài sản; mua, bán, thuê và cho thuê các thiết bị, vật tư chuyên dụng khác phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Tổng Công ty.

+ Quan hệ với các cơ quan Nhà nước ở địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Tổng Công ty.

+ Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

+ Từ chối việc thanh tra, kiểm tra không theo đúng quy định của Tổng Công ty và pháp luật Nhà nước.

+ Được kinh doanh các lĩnh vực khác do Tổng Công ty giao theo qui định của Tổng Công ty và pháp luật Nhà nước .

+ Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng được thực hiện theo quy định của Tổng Công ty.

- Trách nhiệm của Công ty/Trung tâm.

+ Nhận, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng Công ty giao.

+ Đăng ký hoạt động chi nhánh và tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do Trung tâm cung cấp.

+ Thực hiện và phối hợp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Tổng Công ty giao theo kế hoạch.

+ Chủ động đề xuất đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm và Tổng Công ty.

+ Đảm bảo quyền tham gia quản lý đơn vị và lợi ích của Người lao động theo quy định của pháp luật, quy định của Tổng Công ty và Điều lệ này.

+ Tuân thủ các quy định của Nhà nước về an ninh, quốc phòng, văn hoá, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

+ Thực hiện công tác kế hoạch, tài chính, kế toán, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và các công tác khác theo quy định của Tổng Công ty.

+ Chịu sự giám sát, kiểm tra của Tổng Công ty; chấp hành các quyết định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Tham gia, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Đối với đơn vị hạch toán độc lập (Công ty TNHH kỹ thuật Quản lý bay) - Quyền của Công ty.

+ Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc của Công ty;

+ Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ xung Điều lệ;

+ Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh tăng vốn điều lệ của Công ty trong quá trình hoạt động;

+ Quyết định cơ cấu, tổ chức quản lý Công ty; Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Công ty, Giám đốc công ty, Kiểm soát viên và trả lương cho chức danh Kiểm soát viên;

+ Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm;

+ Quyết định các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư bằng hoặc lớn hơn 30 tỷ đồng;

+ Phê duyệt chủ trương vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của Công ty theo quy định của pháp luật; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của Công ty;

+ Phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;

+ Phê duyệt Đề án thành lập công ty con do Công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ và phê duyệt chủ trương góp vốn của công ty vào doanh nghiệp khác;

+ Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của Công ty;

+ Quyết định các phương án nhượng bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp, thanh lý tài sản cố định có giá trị còn lại lớn hơn hoặc bằng 30 tỷ đồng, trừ những tài sản phục vụ nhiệm vụ công ích và các tài sản khác theo quy định của Chính phủ; + Phê duyệt các phương án cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản trực tiếp phục vụ nhiệm vụ công ích;

+ Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Công ty sau khi Công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

+ Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của Công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh của Công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty.

+ Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. + Kiểm soát viên:

a) Kiểm soát viên do Hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để giúp Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, việc quản lý điều hành công việc kinh doanh tại Công ty của Chủ tịch Công ty và Giám đốc Công ty.

b) Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên và mối quan hệ của Kiểm soát viên với cá nhân, tổ chức có liên quan của Công ty thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

- Trách nhiệm của Công ty

+ Đầu tư đủ vốn điều lệ của Công ty.

+ Tuân thủ điều lệ Công ty: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Công ty có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ Công ty và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.

+ Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác:

a) Chủ sở hữu Công ty có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty. Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty phải quản lý và điều hành công ty phải bảo đảm khả năng thanh khoản các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu Công ty và tài sản của Công ty;

b) Chủ sở hữu công ty phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. Trường hợp phát hiện Công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, chủ sở hữu Công ty yêu cầu và chỉ đạo Công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;

c) Khi Công ty lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữ Công ty chỉ đạo Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định cảu pháp luậy về phá sản.

+ Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán và hợp đồng vay, cho vay:

a) Tổ chức cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm cảu chủ sở hữu Công ty có nghĩ vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình;

b) Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật

+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Công ty có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của Công ty, bảo đảm để Chủ tịch Công ty, Giám đốc chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 47 - 53)