Căn cứ khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 76 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuyển đổi mô hình quản lý công ty

4.3.1. Căn cứ khoa học

4.3.1.1. Xu thế về mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con trong tương lai.

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn như các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia. Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ. Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ còn có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá (price transferring), nhất là trong những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài. Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông... bằng cách cùng nhau đầu tư lập các công ty con. Thứ tư, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn

trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con. Cuối cùng, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ.

Chính vì những ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công ty mẹ – công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn.

4.3.1.2. Định hướng phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và ngành Quản lý bay

* Chiến lược phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam

Với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây (trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bình quân 4,1%/năm), nền kinh tế thế giới đã tác động và tạo nên nhu cầu rất lớn đối với sự phát triển của hoạt động HKDD, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi có các nền kinh tế lớn, phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới. Nếu không tính năm 2001 - năm mà hoạt động HK thế giới bị giảm sút nghiêm trọng do sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ và năm 2003 do dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) thì tốc độ tăng trưởng HKDD (tính theo hành khách luân chuyển) trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng GDP trên thế giới từ 1,5 tới 1,8 lần. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc độ bình quân trên 3,5%, đây là tiền đề rất quan trọng để HKDD thế giới và khu vực có điều kiện tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, HKDD thế giới trong những thập kỷ qua có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và công nghệ HK. Trong nhiều thập kỷ tới, HKVN sẽ tiếp tục phát triển theo các xu thế chung và phải vượt qua nhiều thách thức mà HKDD thế giới đã, đang và sẽ phải đối mặt. Việc nhận biết các xu thế là hết sức cần thiết đối với HKDD Việt Nam để có những chính sách, sách lược, giải pháp và lộ trình thích hợp nhằm đảm bảo sự

phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Các xu thế chủ yếu hiện nay bao gồm:

- Xu thế toàn cầu hoá các hoạt động HKDD đã hình thành và tiến triển mạnh mẽ. Xu thế này chịu sự chi phối của xu thế liên kết kinh tế - chính trị theo khu vực và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Hiện nay xu thế này đang diễn ra mạnh mẽ nhất giữa các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU) và khu vực Bắc Mỹ.

- Tự do hoá và thương mại hoá các hoạt động HKDD là xu thế chủ yếu, cơ bản, xuyên suốt và không thể tránh khỏi của HKDD thế giới. Xu thế này ảnh hưởng không những trên bình diện tổng thể mà còn tác động mạnh mẽ từ chính sách vĩ mô đến chiến lược, sách lược phát triển trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực cụ thể.

- Xu thế giảm thiểu sự bảo hộ, kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ HK thông qua việc tư nhân hoá, cổ phần hoá các hãng HK, các CHK và thậm chí là toàn bộ một lĩnh vực (chẳng hạn một số nước đã thực hiện cổ phần hoá lĩnh vực quản lý, điều hành bay như: Canada, Newzealand, Thái Lan...).

- Xu thế liên kết, liên minh giữa các hãng HK lớn với mục đích tận dụng các lợi thế của nhau về thị trường, mạng dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Bên cạnh đó, việc thành lập mới các hãng HK nhỏ, chi phí thấp cũng đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều quốc gia.

- Xu thế tạo lập và cạnh tranh giữa các CHK trung chuyển lớn diễn ra ở tất cả các khu vực: châu Âu (Paris, London, Amstecdam, Frankfurk); Bắc Á (Tokyo, Osaka, Seun, Đài Loan, Hồng Kông); Đông Nam Á (Bangkok, Singaporre, Kulalumper)...

* Chiến lược phát triển ngành Quản lý bay

Tiếp tục phát triển cung ứng dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay theo hướng hiện đại, thống nhất, đồng bộ, ổn định, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và an toàn mọi hoạt động bay trong vùng trời lãnh thổ và vùng trách nhiệm của Việt Nam, đáp ứng sự phát triển của giao thông hàng không trong nước và quốc tế. Đồng thời góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quốc vùng trời quốc gia.

Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình Bảo đảm hoạt động bay và các công trình hàng không dân dụng khác. Sản xuất các linh kiện, phụ tùng, vật tư và các trong thiết bị kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay và các trong thiết bị, linh kiện khác. Tham gia có hiệu quả vào sự phát triển công nghiệp Hàng không Việt Nam.

Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phát huy vai trò của một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cung ứng dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay an toàn, điều hòa, hiệu quả đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tạo nền tảng tiến tới cơ bản thực hiện tự động hóa vào năm 2020.

Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, nâng cao tầm phủ của các trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát trong toàn bộ vùng thông báo bay của Việt Nam với độ chính xác, tin cậy cao.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển tiếp và sử dụng các hệ thống CNS/ATM mới, phù hợp với kế hoạch toàn cầu và kế hoạch Châu Á - Thái Bình Dương của ICAO.

Nâng cao chất lượng dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường hàng không nhằm cung ứng dịch vụ cho các tổ chức trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ: thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại Quản lý bay; Góp vốn thành lập các công ty cổ phần khai thác các dự án gồm dự án tổ hợp dịch vụ, kỹ thuật, văn phòng và thương mại 58 Trường Sơn, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; dự án Trung tâm dịch vụ thương mại tại 22 Trần Quốc Hoàn, Thành phố Hồ Chí Minh; dự án Trung tâm dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê tại khu vực phường Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, dự báo và quy hoạch các hạng mục liên quan đến ngành quản lý bay như sau:

Hình 4.4. Dự báo sản lượng điều hành bay giai đoạn 2015_2030

Nguồn: Quy hoạch ngành hàng không (2015-2030) * Đến năm 2020:

- Lĩnh vực không lưu:

+ Tổ chức hoạch định vùng trời cho môi trường CNS/ATM mới. Xây dựng hệ thống đường HK hiện đại, phù hợp với Quy hoạch mạng CHK, sân bay và công tác quản lý không lưu mới (ATM) bao gồm nhiều loại đường HK.

+ Đầu tư mới 02 dự án ACC Hà Nội và Hồ Chí Minh và các cơ sở quản lý không lưu ứng dụng công nghệ CNS/ATM theo lộ trình kế hoạch không vận khu vực của ICAO.

+ Triển khai đầu tư, tổ chức quản lý luồng không lưu. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các đường bay quốc tế, nội địa trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Thực hiện giảm phân cách cao (RVSM) theo lộ trình của ICAO.

+ Triển khai thực hiện chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay song song với việc thực hiện quá trình chuyển đổi sang hệ thống CNS/ATM mới phù hợp với tiến trình chung của khu vực và thế giới.

- Lĩnh vực thông tin, dẫn đường, giám sát:

phương tiện VHF, đảm bảo dự phòng về trạm trong các phân khu. Áp dụng công nghệ thông tin dữ liệu và nối mạng thông tin viễn thông HK (ATN) không địa trong hai vùng thông báo bay. Mở rộng và tăng cường năng lực của mạng thông tin vệ tinh điểm đối điểm trên tuyến trục (Bắc – Trung – Nam) và đi/đến các trạm thông tin, các CHK nội địa. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ mạng ATN mặt đất trên phạm vi toàn quốc.

+ Dẫn đường: Thay thế phương thức dẫn đường bằng NDB sang phương thức dẫn đường bằng DVOR/DME. Nghiên cứu, áp dụng từng bước công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh trong tổng thể chương trình CNS/ATM mới.

+ Giám sát: Duy trì và tăng cường năng lực hệ thống giám sát hàng không theo công nghệ truyền thống (Ra đa). Triển khai từng bước công nghệ giám sát phụ thuộc tự động (ADS-B) trong cả hai vùng thông báo bay.

- Lĩnh vực khí tượng:

+ Hoàn thành việc đầu tư các trạm quan trắc thời tiết tự động tại các CHK nội địa; mạng ra đa khí tượng đặc biệt tại các CHK quốc tế.

+ Lập mạng cơ sở dữ liệu khí tượng (kết nối, trao đổi, lưu trữ số liệu và các dữ liệu khí tượng khác) kết hợp với việc xây dựng mô hình dự báo khí tượng hàng không theo phương pháp số trị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng. Hoàn thành chương trình triển khai mạng D-ATIS tại tất cả các CHK quốc tế theo tiêu chuẩn ICAO.

- Lĩnh vực thông báo tin tức hàng không:

+ Triển khai dự án tự động hóa thông báo tin tức hàng không (AIS): Hệ thống tự động xử lý, in ấn bản đồ HK, bao gồm cả bản đồ số.

+ Xây dựng hệ thống quản lý tự động chướng ngại vật hàng không và triển khai Chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000) các dịch vụ thông báo tin tức hàng không. Thực hiện kết nối hệ thống thông báo tin tức hàng không tự động toàn cầu từ năm 2016.

- Lĩnh vực tìm kiếm – cứu nạn:

+ Tập trung đầu tư lực lượng tìm kiếm – cứu nạn tại VATM, các CHK cả về trang thiết bị, con người đi đôi với việc hoàn thiện tổ chức hoạt động.

+ Đầu tư Chương trình trợ giúp tìm kiếm máy bay bị nạn bằng máy tính bao gồm cả cơ sở dữ liệu tìm kiếm – cứu nạn (kết nối, trao đổi, lưu trữ số liệu tìm

kiếm – cứu nạn, số liệu từ các trạm vệ tinh/LUT giúp định vị máy bay bị nạn). + Đầu tư 04 máy bay chuyên dụng tìm kiếm – cứu nạn HK, nâng tổng số lên 06 chiếc vào năm 2020 (Bộ Quốc phòng đầu tư).

- Trang bị các trang thiết bị trên tàu bay:

+ Trang bị các hệ thống trang thiết bị trên tàu bay để đáp ứng các yêu cầu về dẫn đường khu vực RNAV/RNP, giảm tiêu chuẩn phân cách cao (RVSM), hệ thống FANS 1/A (Hệ thống dẫn đường tương lai).

+ Triển khai mạng quản lý khai thác bay (AOC) và mạng liên lạc công cộng của hành khách (PPC) phù hợp với cấu hình mạng viễn thông ATN toàn Ngành HKDD (trong đó ưu tiên triển khai ngay mạng dữ liệu ACARS).

- Công tác bay hiệu chuẩn:

+ Hoàn thành việc đầu tư thiết bị, con người và quy trình khai thác để Ngành HKDD có thể tự đảm nhiệm việc triển khai công tác bay hiệu chuẩn cho toàn bộ trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo đảm hoạt động bay theo các quy định của ICAO.

+ Tiếp tục hoàn thiện cả về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, con người phục vụ công tác bay hiệu chuẩn. Từ năm 2016 nghiên cứu đầu tư đội máy bay phục vụ công tác bay hiệu chuẩn thiết bị cho toàn Ngành cũng như có thể tham gia các hợp đồng bay hiệu chuẩn cho các quốc gia khác.

* Đến năm 2030: - Lĩnh vực không lưu:

+ Hoàn thành chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay + Hoàn thành thực hiện quá trình chuyển đổi công tác quản lý không lưu theo chương trình CNS/ATM mới phù hợp với tiến trình chung của khu vực và thế giới.

+ Hoàn thành chương trình đầu tư quản lý luồng không lưu.

- Lĩnh vực thông tin, dẫn đường, giám sát: Hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát sang hệ thống CNS/ATM mới.

- Lĩnh vực khí tượng:

+ Hoàn thành việc kết nối hệ thống thông tin khí tượng hàng không toàn cầu.

+ Hoàn thành việc xây dựng mô hình dự báo khí tượng hàng không cho từng CHK, sân bay theo phương pháp số trị.

- Lĩnh vực thông báo tin tức hàng không: Tiếp tục tăng cường kết nối hệ thống không báo tự động toàn cầu.

- Lĩnh vực tìm kiếm – cứu nạn: Tiếp tục đầu tư các tàu bay, hệ thống trang thiết bị chuyên dụng tìm kiếm – cứu nạn HK.

- Công tác bay hiệu chuẩn: Tiếp tục hoàn thiện cả về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, con người phục vụ công tác kiểm tra, bay hiệu chuẩn trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay.

* Kế hoạch áp dụng mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con

Để thực hiện quy hoạch phát triển ngành hàng không, ngành quản lý bay cũng phải được thay đổi mô hình tổ chức cho phù hợp. Xu về mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con trong tương lai:

- Chuyển Trung tâm Thông báo tin tức hàng không từ đơn vị thành viên của VATM thành Công ty TNHH một thành viên, do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trung tâm sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không - một trong năm dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ công ty con tại tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)